Tiềm năng của du lịch tỉnh Bến Tre

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch làng nghề tại bến tre (Trang 47 - 48)

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN DU LỊCH LÀNG NGHỀ

3.2 Tiềm năng của du lịch tỉnh Bến Tre

- Về tự nhiên

Bến Tre là vùng đất trù phú được bồi tụ bởi 4 con sông lớn là sông Tiền, Ba Lai, Cổ Chiên. Tiềm năng tự nhiên mang đậm tính văn hóa miền tây nam bộ với rừng dừa (43 nghìn ha) bao phủ và những làng nghề truyền thống phong phú đậm nét văn hóa Bến Tre, tạo các dịch vụ tham quan du lịch lò kẹo dừa, cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ từ nguyên liệu cây dừa với nhiều sản phẩm độc đáo được khách ưa chuộng.

Đến với Bến Tre khách du lịch có thể tìm hiểu rất nhiều làng nghề truyền thống mà người dân nơi đây vô cùng thân thiện và hiếu khách.

Ngồi ra, khí hậu ơn hịa quanh năm, kết hợp cảnh quan thiên nhiên đẹp đã tạo cho Bến Tre ưu thế cảnh quan vượt trội so với một số địa phương khác của vùng đồng bằng sông Cửu Long về việc phát triển loại hình tham quan làng nghề, homestay chất lượng cao, có sức thu hút du khách.

- Về tài nguyên nhân văn

Bến Tre sở hữu một hệ thống các giá trị văn hóa lịch sử, truyền thống và các hoạt động vui chơi giải trí gắn liền với phong tục tập quán của cư dân. Tuy còn hạn chế về số lượng nhưng cũng có đủ các loại hình nhân văn như: làng nghề truyền thống, di tích lịch sử văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, lễ hội mang màu sắc khác so với các tỉnh ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long trong việc thu hút khách du lịch.

Các sản phẩm du lịch làng nghề truyền thống mang đặc trưng văn hóa của cư dân “Xứ Dừa”, đó là các sản phẩm chính từ dừa: thủ cơng mĩ nghệ, ẩm thực, văn hóa nơng nghiệp. Sản phẩm từ dừa gồm có: kẹo dừa, rượu dừa, các mặt hàng thủ cơng mĩ nghệ, q lưu niệm,…góp phần đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách trong du lịch mua sắm, mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho kinh tế địa phương cũng như tạo nên dấu ấn đậm nét văn hóa Bến Tre gắn với hình ảnh “Xứ Dừa”.

Làng nghề truyền thống của Bến Tre có khoảng 20 làng nghề sản xuất cây giống, hoa kiểng (thuộc huyện Mỏ Cày Bắc và huyện Chợ Lách); khoảng 31 làng nghề tiểu thủ công nghiệp với những làng nghề đặc trưng như: chế biến sản phẩm từ dừa, làm bánh tráng bánh phồng từ dừa…. hầu hết các làng nghề đều có những sản phẩm để

phục vụ du khách. Tuy nhiên do tính chất đặc thù nên còn một số làng nghề vẫn chưa đưa được sản phẩm phục vụ du lịch.

Ẩm thực miệt vườn mang sắc thái chung với lối ăn dân dã của cư dân miền tây Nam Bộ là nhiều tôm cá và các thủy hải sản tự nhiên kết hợp với nhiều loại rau thiên nhiên. Các món ăn có nguyên liệu từ cây dừa còn được coi là “đặc sản” dùng để chiêu đãi bạn bè, người thân hay thực khách bốn phương và được sử dụng trong những ngày giỗ, lễ, Tết….

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch làng nghề tại bến tre (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)