CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN DU LỊCH LÀNG NGHỀ
3.1 Giới thiệu chung về tỉnh Bến Tre
Bến Tre là một trong 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích tự nhiên là 2.315 km2, được hình thành bởi cù lao An Hố, cù lao Bảo, cù lao Minh, và do phù sa của 4 nhánh sông Cửu Long bồi tụ mà thành (gồm sông Tiền dài 83 km, sông Ba Lai 59 km, sông Hàm Luông 71 km, sông Cổ Chiên 82 km). Trong lịch sử hình thành và phát triển, Bến Tre đã tạo dựng nên nhiều làng nghề, trong đó có những làng nghề tiểu thủ công nghiệp, làng nghề cây giống hoa kiểng, nghề đan đát, nghề sản xuất bánh tráng, bánh phồng....mỗi làng nghề có những nét độc đáo riêng.
Hình 3.1 Bản đồ hành chính tỉnh Bến Tre
Nguồn: http://www.bentre.gov.vn/
Là tỉnh chiếm ¼ diện tích dừa cả nước với khoảng 53.000 ha, gần 30 loại dừa khác nhau hàng năm cho sản lượng gần 500 triệu trái, cung cấp cho thị trường trong và ngồi nước. Vì vậy, Bến Tre cũng có rất nhiều làng nghề liên quan đến dừa như: đan giỏ cọng dừa Hưng Phong, nghề sản xuất kẹo dừa, thủ công mỹ nghệ dừa…..đây cũng là đặc điểm độc đáo của làng nghề Bến Tre trong vùng Tây Nam Bộ.
Địa hình của Bến Tre bằng phẳng, rải rác những giồng cát xen kẽ với ruộng, vườn, khơng có rừng cây lớn, chỉ có một số rừng chồi và những dải rừng ngập mặn ở ven biển và các cửa sơng.
Nhìn từ trên cao xuống, Bến Tre có hình giẻ quạt, đầu nhọn nằm ở thượng nguồn, các nhánh sông lớn như hình nan quạt x rộng về phía đơng. Phía bắc giáp tỉnh Tiền Giang, có ranh giới chung là sơng Tiền, phía nam giáp tỉnh Trà Vinh, phía tây giáp tỉnh Vĩnh Long, có ranh giới chung là sơng Cổ Chiên, phía đơng giáp biển Đơng, với chiều dài bờ biển là 65 km.
Những con sông lớn nối từ biển Đơng qua các cửa sơng chính (cửa Đại, cửa Ba Lai, cửa Hàm Luông, cửa Cổ Chiên), ngược về phía thượng nguồn đến tận Campuchia. Từ Bến Tre, tàu bè có thể đến thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Tây. Ngược lại, tàu bè từ thành phố Hồ Chí Minh về các tỉnh miền Tây đều phải qua Bến Tre.
Bến Tre có hệ thống kênh rạch chằng chịt khoảng 6.000 km đan vào nhau chở nặng phù sa chảy khắp ba dải cù lao, tạo thành một lợi thế trong phát triển giao thông thuỷ, hệ thống thuỷ lợi, phát triển kinh tế biển, kinh tế vườn, trao đổi hàng hoá với các tỉnh lân cận.
Dân số trung bình năm 2015 của tỉnh Bến Tre là khoảng 1.350.400 người, mật độ trung bình là 537 người/km2, trong đó dân sống ở thành thị là 123.120 người, cịn lại ở nơng thơn.
Song song với giao thông thuỷ, ở Bến Tre, hệ thống giao thông đường bộ cũng có một vị trí rất đặc biệt. Thành phố Bến Tre nối liền với thành phố Hồ Chí Minh (cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương qua các tỉnh Tiền Giang, Long An) dài 86 km. chỉ mất hơn 1 giờ đi xe là đến. Quốc lộ 60 từ cầu Rạch Miễu đi qua thành phố Bến Tre, qua cầu Hàm Luông, thị trấn Mỏ Cày Nam, đến phà Cổ Chiên, sang tỉnh Trà Vinh. Quốc lộ 57 từ thị trấn Mỏ Cày Nam, qua thị trấn Chợ Lách đến phà Đình Khao sang tỉnh Vĩnh Long. Tỉnh lộ 888 nối thị trấn Mỏ Cày với thị trấn Thạnh Phú. Tỉnh lộ 885 nối thành phố Bến Tre với thị trấn Ba Tri, qua thị trấn Giồng Trôm. Tỉnh lộ 884 từ ngã tư Tân Thành đến bến phà Tân Phú. Tỉnh lộ 882 nối Quốc lộ 60 với Quốc lộ 57. Tỉnh lộ 883 nối Quốc lộ 60 đi qua thị trấn Bình Đại đến xã biển Thới Thuận. Tỉnh lộ 887 từ cầu An Hoá – thành phố Bến Tre xuống ngã ba Sơn Đốc, huyện Giồng Trôm.
Cầu Rạch Miễu - cơng trình thế kỷ, là niềm mong ước của bao thế hệ người dân trong tỉnh - gối đầu lên hai bờ sông Tiền; cầu Hàm Luông nối liền cù lao Bảo, cù lao
Minh. Từ đây, cùng với hệ thống cầu đường nội tỉnh, ba dải cù lao An Hố - Bảo - Minh thơng thương là điều kiện giúp cho những tiềm năng kinh tế - văn hoá - xã hội của Bến Tre được khơi dậy và phát triển mạnh mẽ.