CHƯƠNG 4 .KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.5. Đánh giá những đóng góp và hạn chế của luận văn:
4.5.1. Những đóng góp của luận văn cho sự phát triển du lịch Bến Tre:
- Tác giả đã khảo sát và tìm ra những nguyên nhân chưa đáp ứng và làm hài lòng nhu cầu du lịch của du khách như: tình hình giao thơng, an ninh trật tự, các địa
điểm vui chơi giái trí, các hình thức hỗ trợ du khách, ... Từ đó có những giải pháp nhằm thúc đẩy du lịch làng nghề tại địa phương.
- Vấn đề về phát triển kinh tế, đầu tư cơ sở hạ tầng, sự liên kết và phát triển của các thành phần kinh tế đã được tiếp tục nghiên cứu sâu hơn, cũng như vai trị của chính quyền địa phương trong sự phát triển chung của nền kinh tế địa phương.
- Đề tài cũng đã chứng minh tác động của ngành du lịch nói chung và du lịch làng nghề nói riêng đối với việc phát triển kinh tế của Bến Tre là rất quan trọng.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo cho các ban ngành – đoàn thể thấy được những phản ứng đáp lại của khách du lịch đối với cách quảng bá hình ảnh các điểm tham quan ở Bến Tre đến với mọi người; đối với các hoạt động trong và xung quanh như anh ninh trật tự, …Từ đó, sẽ có những điều chỉnh tình hình hoạt động sao cho phù hợp với thị hiếu của khách nhằm thu hút ngày càng đông khách du lịch hơn.
4.5.2 Những đóng góp của luận văn cho phát triển du lịch làng nghề
- Kết quả nghiên cứu cũng là những thơng tin về mức độ hài lịng của khách du lịch khi đến du lịch làng nghề tại Bến Tre. Đây cũng là cơ sở giúp cho chính quyền địa phương có những chính sách, chiến lược phù hợp cho tất cả hoạt động nhằm thu hút khách du lịch.
- Từ đó, tận dụng các thế mạnh ở các điểm tham quan để có thể đáp ứng tối đa nhu cầu của khách du lịch nhằm giữ chân khách ở lại các điểm tham quan lâu hơn cũng như thu hút thêm nhiều khách hơn nữa, tăng doanh thu từ du lịch cho tỉnh Bến Tre.
- Qua khảo sát tác giả ẩm thực trong làng nghề được khách du lịch rất quan tâm, cần đầu tư sáng tạo hơn cho văn hóa ẩm thực miệt vườn thêm đặc sắc và hấp dẫn.
4.5.3 Những hạn chế của luận văn:
Theo tác giả có hai hạn chế sau:
Thứ nhất, về phía đáp viên đa số là người sống ở vùng đồng bằng sơng Cửu Long nên vẫn cịn rụt rè, e ngại khi được phỏng vấn. Ngoài ra, thời gian khách du lịch tham quan ở các địa điểm du lịch làng nghề rất nhanh nên khi được phỏng vấn thì họ cũng muốn trả lời qua loa cho xong. Từ đó làm cho mẫu thu thập cịn nhiều hạn chế về thông tin, nhất là những thơng tin có liên quan đến chất lượng dịch vụ hay bản thân khách du lịch.
Thứ hai, về phía tác giả cịn nhiều hạn chế về thời gian và kinh phí nên khơng thể phỏng vấn vào nhiều thời gian và khơng gian khác nhau. Từ đó làm cho mẫu thu thập mang tính khái quát chưa cao. Do phỏng vấn viên cũng chính là tác giả nên trong lúc thiết kế bảng câu hỏi cũng như phỏng vấn chính thức cịn mang tính chủ quan.
Kết luận chương 4
Chương này, tác giả đã nói về quan điểm, định hướng mục tiêu phát triển chung của du lịch làng nghề tỉnh Bến Tre. Trình bày các kết quả có được từ việc xử lý và phân tích số liệu thu thập được.
Dựa trên bảng câu hỏi khảo sát thực tế ở địa phương, tác giả trình bày thực trạng loại hình du lịch làng nghề Bến Tre từ đó định hướng, đưa ra những giải pháp phát triển du lịch làng nghề của tỉnh Bến Tre.