Thực trạng ngành du lịch tại tỉnh Bến Tre

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch làng nghề tại bến tre (Trang 48 - 50)

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN DU LỊCH LÀNG NGHỀ

3.3 Thực trạng ngành du lịch và tác động của ngành du lịch đến nền kinh tế

3.3.1 Thực trạng ngành du lịch tại tỉnh Bến Tre

Trong những năm gần đây, tỉnh Bến Tre xem du lịch là một ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho doanh thu địa phương. Mơ hình du lịch sinh thái kết hợp tham quan làng nghề truyền thống đang phát triển trong suốt quá trình phát triển du lịch tại Bến Tre.

Theo thông tin Sở công thương Bến Tre, tồn tỉnh có khoảng 45 làng nghề, gồm có 27 làng nghề nông nghiệp và 18 làng nghề tiểu thủ cơng nghiệp. trong đó có 19 làng nghề truyền thống, 7 nhóm nghề của 63 ngành nghề nơng thơn với 30.552 cơ sở, tốc độ phát triển từ 6-15% năm. Một số làng nghề có tiềm năng lớn để phát triển du lịch như: làng nghề cây giống - hoa kiểng Cái Mơn (Chợ Lách), làng nghề bánh tráng Mỹ Lồng – bánh phồng Sơn Đốc (Giồng Trôm), làng nghề sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ từ dừa (Châu Thành, Giồng Trôm, Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam, TP Bến Tre), nghề đan giỏ cọng dừa (Giồng Trôm), sản xuất kẹo dừa, nghề sản xuất cá khơ (Bình Đại, Ba Tri)...

Đặc biệt Bến Tre là xứ sở của dừa với diện tích gần 53.000 ha trồng dừa. Bến Tre chiếm diện tích nhiều nhất trong cả nước (khoảng ¼ diện tích cả nước) với rất nhiều loại dừa khác nhau. Bến Tre còn nổi tiếng với đặc sản kẹo dừa, bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc….Vì vậy có thể xác định thực chất du lịch Bến Tre chính là du lịch làng nghề.

Cơ sở hạ tầng cũng được chú trọng: bê tơng hóa các tuyến đường dẫn đến các làng nghề, thu hút đầu tư xây dựng thêm nhiều khách sạn đạt tiêu chuẩn như khách sạn Việt Úc (3 sao), Hàm Luông ( 3 sao), Đồng khởi (2 sao), An Khánh (2 sao),Osis (2 sao), và rất nhiều khách sạn tầm trung mọc lên gần các địa điểm du lịch để phục vụ khách du lịch.

Các di tích văn hóa tỉnh Bến Tre đã được cơng nhận gồm: 34 di tích trong đó có 15 di tích cấp quốc gia. Các khu di tích thường nằm gần các làng nghề nên việc tổ chức cho du khách vừa tham quan di tích, vừa tham quan làng nghề cũng khá thuận lợi.

Bên cạnh đó, Bến Tre cũng đã tổ chức 4 lần thành công Festival Dừa Bến Tre nhằm giúp du khách trong và ngồi nước có cái nhìn tổng qt về văn hóa, ẩm thực, nghề nghiệp của người dân, chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật độc đáo và tỉ mỉ của nghệ nhân xứ dừa. Quảng bá hình ảnh của Bến Tre ra thế giới, thu hút du lịch mang lại lợi ích kinh tế cho tỉnh nhà.

Trong nhiều năm gần đây, mặc dù đã từng bước củng cố hoạt động du lịch, đầu tư cơ sở hạ tầng, nhưng thực tế vẫn chưa cải thiện được những điểm yếu kém. Hiện kinh phí đầu tư cho hoạt động du lịch hàng năm thấp, không đảm bảo cho công tác xúc tiến quảng bá, khai thác tiềm năng, lợi thế có sẵn.

Cịn nhiều bất cập trong công tác quản lý, chất lượng phục vụ và nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu, khả năng cạnh tranh kém, nội dung chương trình du lịch chưa hấp dẫn du khách.

Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến du lịch chưa đánh giá đúng về thực trạng du lịch Bến Tre, đặc biệt chưa định hướng bền vững trong giai đoạn hội nhập kinh tế, cần nhiều đổi mới trong quản lý, đầu tư cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực…

Kinh tế Bến Tre tăng trưởng nhanh và mạnh trong những năm gần đây. Năm 2015, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 7,5%, thu nhập bình quân đầu người trên 33,76 triệu đồng, tổng vốn đầu tư phát triển gần 13.208 tỷ đồng, lĩnh vực thương mại - dịch vụ -

du lịch vẫn phát huy thế mạnh, với mức tăng trưởng đạt 7,61% và chiếm 35,8% tỷ trọng cơ cấu kinh tế địa phương.

Bến Tre được khẳng định có tiềm năng lợi thế về du lịch, tiêu biểu nhất là du lịch làng nghề, nếu biết kết nối với các loại hình du lịch khác thì Bến Tre sẽ trở thành điểm đến lý tưởng trong tương lai kể cả du khách trong và ngoài nước hiện nay.

Bảng 3.1 Thống kê lượng khách du lịch đền Bến Tre năm 2015 Tỉnh Bến Tre Tổng lượt khách 1.000.000 Lưu trú 1.336.240 Khách nước ngoài 440.000 Khách nội địa 560.000 Tỷ lệ khách lưu trú 133%

Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2015 của Sở VHTT&DL

Với 1 triệu khách du lịch, trong đó có 440.000 lượt khách quốc tế tìm đến Bến Tre thì đây là một nguồn thu khơng hề nhỏ. Thế nhưng sản phẩm du lịch chưa phong phú, cơ sở vật chất cũ kỹ khơng có khả năng thu hút khách du lịch ở lại lâu hơn, mất đi một nguồn thu lớn.

Bến Tre là nơi đa dạng về loại hình du lịch, phong phú ngành nghề trong văn hóa đời sống người dân, mang đến nhiều điều mới lạ cho du khách, đến một lần khơng thể tìm hiểu hết được những cái hay, lạ của một vùng quê dân dã mà gần gũi, khiến cho du khách phải tìm cơ hội quay trở lại đề khám phá, đây là thế mạnh cần được nắm giữ và phát huy. Thế nhưng, cơ sở hạ tầng thì cũ kỹ, các dịch vụ vui chơi giải trí vào ban đêm, các trung tâm mua sắm thì q ít khơng giữ chân được du khách lâu mất đi nguồn thu lớn.

Ngoài ra đội ngũ hướng dẫn viên với kỹ năng tour còn hạn chế, hoạt động chưa chuyên nghiệp, thiếu sự phối hợp giữa các ngành chức năng.

Du lịch và dịch vụ luôn là ngành mang lại lợi nhuận hấp dẫn, nhưng phải tìm biện pháp khắc phục nhanh chóng các điểm chưa hợp lý, đầu tư kịp thời nhằm nâng cao hoàn thiện, chuyển sang một tầm vĩ mô mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch làng nghề tại bến tre (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)