Đóng góp của ngành du lịch trong GDP:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch làng nghề tại bến tre (Trang 34 - 35)

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN DU LỊCH LÀNG NGHỀ

2.3.1 Đóng góp của ngành du lịch trong GDP:

Đối với ngành du lịch, chi tiêu của du khách trước hết là tiêu dùng, tiếp đó là chi tiêu của Chính Phủ và doanh nghiệp để xây dựng khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi, nhà máy điện, các cơ sở hạ tầng giao thông-viễn thông, các trang thiết bị... Du khách chi tiêu cho các dịch vụ du lịch ở nước ngoài bao gồm cả chi phí vận chuyển đến địa điểm du lịch được xem là chi phí cho nhập khẩu dịch vụ và ngược lại, những dịch vụ một nước cung cấp cho du khách từ quốc gia khác đến thăm được xem là những dịch vụ xuất khẩu. Từ những khái niệm trên, người ta thống kê và tính tốn được mức đóng góp của ngành du lịch vào GDP của một quốc gia rất to lớn.

Theo WTO, thu nhập du lịch nội địa tại hầu hết các quốc gia công nghiệp phát triển thường thấp hơn du lịch quốc tế, ngược lại tại các quốc gia kém phát triển, thu nhập du lịch quốc tế có xu hướng chiếm tỉ lệ lớn trong tổng sản phẩm quốc nội. Đối với một số nền kinh tế khu vực Caribbean như quần đảo Cayman, Barbados, Curacao, Saint Martin, Bonaire, Aruba, Antigua và các đảo nhỏ vùng Thái Bình Dương ngành du lịch chiếm từ 50-60% GDP. Những quốc gia lớn cho thấy du lịch đã đóng góp phần lớn GDP của các quốc gia này. Tại khu vực Đơng Á-Thái

Bình Dương, thu nhập du lịch của Indonesia và Philipines chiếm 8-10%, của Malaysia chiếm 12%, của Thái Lan chiếm 16% GDP, của Singapore và Hong Kong đều chiếm 20% GDP.

Theo báo cáo của Tổng cục Du lịch, Tổng giá trị đóng góp của ngành Du lịch Việt Nam vào GDP là 246.814 tỷ đồng năm 2011 (chiếm 10% GDP); và tăng 5,3% đạt 259.843 tỷ đồng (chiếm 9,9% GDP) trong năm 2012.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch làng nghề tại bến tre (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)