Doanh thu từ du lịch tỉnh Bến Tre giai đoạn 2011-2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch làng nghề tại bến tre (Trang 53 - 58)

Năm 2011 2012 2013 2014 2015

Doanh thu

(đồng) 296 tỷ 368 tỷ 459 tỷ 560 tỷ 700 tỷ

Nguồn: Báo cáo tổng hợp sở VHTT&DL tỉnh Bến Tre

Biểu đồ 3.2: Biểu đồ thể hiện doanh thu từ du lịch tỉnh Bến Tre

296 368 459 560 700 0 100 200 300 400 500 600 700 800

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Doanh thu từ Du lịch (tỷ đồng) Doanh thu 349000 392500 458600 510300 560000 261000 300500 341800 393700 440000 0 100000 200000 300000 400000 500000 600000

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Nội địa Quốc tế

Doanh thu từ Du lịch của Bến Tre năm 2011 là 296 tỷ đồng đến năm 2015 là 700 tỷ đồng trung bình tăng 20% năm. Cho thấy doanh thu từ du lịch mang lại nguồn thu lớn cho tỉnh Bến Tre.

3.3.3 Mối liên hệ phát triển của du lịch làng nghề với du lịch lịch sử và du lịch sinh thái

Qua hoạt động du lịch làng nghề kết hợp di lịch lịch sử và du lịch sinh thái du khách khơng chỉ có thể nhìn thấy trong thực tế về con người và cảnh quan thiên nhiên, mà còn hiểu được giá trị di sản văn hóa, lịch sử nơi mình đến du lịch. Nhiều giá trị văn hóa, lịch sử chỉ có thể cảm nhận được trong những khung cảnh thực của tự nhiên, của nếp sống truyền thống cộng đồng mà khơng thể có các phương tiện nào có thể truyền tải được. Và chỉ có du lịch mới có thể đem lại cho du khách những trải nghiệm đặc biệt, sống động khi kết hợp được các yếu tố đó.

3.3.4 Đánh giá thực trạng 3.3.4.1. Ưu điểm

- Du lịch làng nghề đã mang lại cho Bến Tre cơ hội to lớn trong quá trình chuyển đổi từ một nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp chuyển sang một nền kinh tế dựa vào dịch vụ.

- Du lịch làng nghề làm tăng nguồn thu ngân sách cho địa phương, tham gia tích cực vào quá trình tạo nên thu nhập quốc dân.

- Du lịch làng nghề phát triển thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển theo. - Đối với nền sản xuất xã hội, du lịch làng nghề mở ra thị trường tiêu thụ hàng hóa, tận dụng và phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật của các ngành kinh tế khác, góp phần giải quyết việc làm cho nhân dân điạ phương.

- Du lịch làng nghề là phương tiện tun truyền quảng cáo có hiệu quả. Khơng chỉ quảng cáo hàng hóa làng nghề ra nước ngồi thơng qua các du khách mà du lịch còn là phương thức hiệu quả nhất, mang hình ảnh đất nước, con người, truyền thống, văn hóa Việt Nam giới thiệu với bạn bè năm châu.

3.3.4.2 Tồn tại

- Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bến Tre, các loại hình vui chơi giải trí để giữ chân du khách chưa đặc sắc và mới mẻ, bên cạnh đó cũng chưa có một khu du lịch nghỉ dưỡng, trung tâm thương mại mua sắm nào xứng tầm nhằm tạo sự hấp dẫn mời gọi du

khách đến tham quan mua sắm và ở lại lâu hơn, tình hình xây dựng các khu du lịch nghỉ dưỡng đang giậm chân tại chỗ.

- Bến Tre có rất nhiều cảnh đẹp, nhưng khi đến đây du khách khơng khỏi có cảm giác nhàm chán, thiếu sự lơi cuốn, có khi là thất vọng. Điển hình như về mặt giao thơng nội vùng còn rất kém, tuyến giao nối liền từ trung tâm thành phố Bến Tre đến phường huyện – nơi tập trung nhiều địa điểm du lịch làng nghề rất hẹp và xấu, phương tiên tham gia giao thông nhiều thường xuyên xảy ra tai nạn.

- Song song đó chất lượng ở các địa điểm du lịch làng nghề chưa được sự đầu tư cần thiết.

- Sản phẩm du lịch nơi đây lại quá nghèo nàn, cũ kỹ khơng có khả năng thu hút, giữ chân du khách ở lại lâu hơn, chưa kết hợp nhiều tour giữa du lịch làng nghề và sinh thái miệt vườn sơng nước. Vì vậy du lịch của tỉnh ngày càng mất đi một nguồn thu lớn.

3.3.4.3 Ngun nhân

- Chưa có một tầm nhìn, khả năng quản lí và sự đầu tư một cách đúng đắn nên tỉnh có rất ít hướng dẫn viên và trình độ hướng dẫn viên trong điều hành tour còn nhiều hạn chế, hoạt động du lịch chưa chuyên nghiệp, thiếu sự phối hợp giữa các tỉnh, các ngành.

-Các sản phẩm du lịch và chất lượng dịch vụ phục vụ du lịch còn yếu, du khách chủ yếu du lịch tự túc, các hoạt động lữ hành để tăng giá trị cho ngành du lịch chưa phát triển.

-Về cơ sở hạ tầng, nhân lực để phát triển bền vững chưa đầu tư đúng mức. - Chưa biết cách phát huy và cũng chưa qui hoạch đúng các khu điểm du lịch làng nghề. Đa phần kinh doanh hộ gia đình, tự phát, nhỏ lẻ. Bên cạnh đó, nhà nước chưa đầu tư cơ sở hạ tầng đủ thuận lợi.

3.4 Phương pháp nghiên cứu:

3.4.1 Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp định tính với các phương pháp cụ thể: phương pháp cụ thể:

3.4.1.1 Phương pháp lịch sử:

- Xác định đề tài nghiên cứu và hình thành chủ đề nghiên cứu, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu.

- Lượng giá tài liệu

- Tổng hợp dữ liệu - Có thể tổng hợp dữ liệu theo thời gian hoặc theo sự kiện - Phân tích và viết báo cáo hoặc trình bày kết quả nghiên cứu

3.4.1.2 Phương pháp nghiên cứu mô tả:

- Phương pháp nghiên cứu tình huống CASE STUDY

Qui trình xây dựng lý thuyết bằng tình huống được bắt đầu cơng việc thu thập dữ liệu (dữ liệu trước, lý thuyết sau). Nhà nghiên cứu, trong quá trình thu thập dữ liệu, liên tục so sánh dữ liệu với lý thuyết. Dữ liệu được thu thập thơng qua một tình huống (một cá nhân, một tổ chức, v.v…) hay nhiều tình huống.

Qui trình xây dựng lý thuyết bằng phương pháp tình huống là một qui trình lũy tiến: phát hiện lý thuyết - chọn tình huống - thu thập dữ liệu (Hình 3.3). Theo qui trình này, nhà nghiên cứu chọn một tình huống để thu thập và phân tích dữ liệu và phát hiện lý thuyết. Nhà nghiên cứu tiếp tục chọn tình huống tiếp theo để thu thập và phân tích dữ liệu để phát triển lý thuyết, v.v… (vd, Perry 1998; Shekedi 2005).

Hình 3.2: Qui trình lũy tiến trong phương pháp tình huống

- Phương pháp điều tra xã hội học:

Phương pháp phân tích các nguồn tài liệu

Là phương pháp nghiên cứu dựa trên các tư liệu, văn bản, sách báo hay cơng trình nghiên cứu có liên quan nhằm mục đích phục vụ cho việc nghiên cứu.

Muốn dùng phương pháp này, trước hết phải dựa vào đề tài, mục tiêu nghiên cứu mà lựa chọn những tài liệu thích hợp.

Phương pháp phỏng vấn PHÁT HIỆN LÝ THUYẾT THU THẬP DỮ LIỆU CHỌN TÌNH HUỐNG

Là phương pháp khá phổ biến trong nghiên cứu xã hội học để thu thập thông tin qua việc hỏi và trả lời các câu hỏi. Đây là một phương pháp quan trọng để thu thập thông tin thực nghiệm, thông qua việc tác động tâm lý - xã hội trực tiếp giữa người hỏi và người trả lời trên cơ sở đề tài và mục tiêu của một cuộc nghiên cứu điều tra xã hội học.

Phương pháp quan sát

Là phương pháp thu thập thông tin thực nghiệm thông qua các tri giác nghe, nhìn để thu nhận thơng tin về các quá trình, các hiện tượng xã hội dựa trên cơ sở đề tài và mục tiêu của một cuộc nghiên cứu.

Nguồn thơng tin quan sát là tồn bộ hành vi của người được nghiên cứu. Điểm mạnh của quan sát là thường đạt được ngay ấn tượng trực tiếp về sự thể hiện hành vi của con người, trên cơ sở đó, điều tra viên tiến hành ghi chép hay hình thành các câu trả lời trong bảng hỏi có trước.

Tuy vậy quan sát cũng có nhược điểm là chỉ có thể sử dụng cho việc nghiên cứu những hiện tượng, sự kiện hiện tại chứ không phải trong quá khứ hoặc tương lai. Hơn nữa sử dụng phương pháp quan sát các sự kiện xảy ra trong thời gian dài thì ấn tượng đã có từ quan sát lần đầu dễ đánh lừa, che lấp những lần quan sát tiếp theo.

Các bước tiến hành điều tra xã hội học:

Mục đích của các cuộc điều tra là nhằm thu thập được những thông tin đáng tin cậy, chuẩn xác để làm cơ sở và chất liệu cho những phân tích lý luận và những ứng dụng thực tiễn trong công tác quản lý. Để đạt được mục đích đó, chúng ta cần phải có một tổng thể các tri thức xã hội học rộng lớn, nhuần nhuyễn và thành thạo về việc sử dụng những phương pháp, thể thức và kỹ thuật điều tra. Ba giai đoạn cơ bản là:

 Giai đoạn chuẩn bị: bao gồm việc xây dựng khung lý thuyết, soạn thảo bằng câu hỏi, chọn phương pháp và mẫu điều tra.

 Giai đoạn thu thập thông tin.

 Giai đoạn xử lý và phân tích thơng tin.

3.4.2 Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch làng nghề tại bến tre (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)