Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trang trại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế trang trại ở huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 27 - 32)

Phần I : ĐẶT VẤN ĐỀ

Phần II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI

1.1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trang trại

Sự phát triển của kinh tể trang trại phụ thuộc vào nhiều nhân tố, có thể chia thành 2 nhóm: Nhóm các nhân tố nội tại của trang trại (nhóm nhân tố bên trong trang trại hay còn gọi là các nhân tố chủ quan); nhóm các nhân tố bên ngồi tác động đến trang trại (nhóm nhân tố khách quan).

1.1.6.1. Nhóm các nhân tố bên trong củ a kinh tế trang trạ i

Các nhân tố bên trong của kinh tế trang trại như hình thức sở hữu, quy mơ, tổ chức quản lý, phương thức kinh doanh, trình độ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ của chủ trang trại và người lao động, trình độ cơng nghệ áp dụng vào sản xuất của trang trại là các yếu tố cấu thành trang trại và là những tiêu chí để phân loại trang trại thành các mơ hình khác nhau. Xét trên khía cạnh phát triển, đây cũng là những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của kinh tế trang trại.

a) Về hình thức sở hữu của các trang trại

Trang trại với các hình thức sở hữu khác nhau sẽ có phương thức tổ chức, quản lý và hiệu quả sản xuất kinh doanh khác nhau.

Xem xét các loại hình trang trại theo hình thức sở hữu cho thấy, trang trại gia đình là loại hình có tính phổ biến nhất. Đồng thời, trong loại hình trang trại gia đình

chứa đựng nhiều yếu tố tạo nên sự bền vững trong q trình phát triển, vì nó đáp ứng tốt các yêu cầu đặc thù của sản xuất nông nghiệp.

Trong ngắn hạn, các trang trại gia đình quy mơ nhỏ có thể khơng đạt hiệu quả cao trong việc sử dụng các nguồn tài nguyên. Tuy nhiên, trong dài hạn, trang trại gia đình lại đạt được sự ổn định cao hơn và hiệu suất sản xuất lớn hơn trên cùng một đơn vị ruộng đất canh tác so với các trang trại quy mô lớn hoạt động trong điều kiện tương tự. Nhiều nghiên cứu còn chỉ ra rằng, trang trại gia đình quy mơ nhỏ góp phần tích cực hơn trong việc bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên và phát triển tính đa dạng của nơng nghiệp, nơng thơn.

Đối với các trang trại liên doanh, tính tất yếu của sự lựa chọn mơ hình là tập trung các trang trại quy mô nhỏ thành các trang trại quy mô lớn hơn để tập trung nguồn lực nhằm sử dụng hiệu quả hơn, tăng năng lực cạnh tranh của trang trại trước sức ép của nền kinh tế thị trường. Trang trại hợp doanh theo cổ phần cũng bộc lộ những ưu việt nhất định trong khai thác tính liên kết theo ngành hàng nơng sản.

b) Về quy mô của các trang trại

Quy mô của các trang trại phản ánh độ lớn của trang trại, thông qua các chỉ tiêu về số lượng lao động, quy mô vốn đầu tư, giá trị tổng sản lượng và chỉ tiêu về diện tích, đầu gia súc .v.v.

Các trang trại có quy mơ lớn thường có ưu điểm về khả năng áp dụng các thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất, tính chun mơn hóa trong kinh doanh và khả năng cạnh tranh của trang trại. Tuy nhiên, các ưu việt của trang trại chỉ phát huy trong điều kiện trình độ của chủ trang trại ở mức độ thích ứng, các hoạt động quản trị kinh doanh được triển khai bài bản. Các trang trại có quy mơ nhỏ thường có ưu việt trong sự thích ứng của nền kinh tế thị trường và phù hợp với trình độ phát triển của các trang trại ở mức độ thấp, trong giai đoạn đầu phát triển. Tuy nhiên, sức cạnh tranh của các trang trại quy mô nhỏ ở mức độ thấp; khả năng áp dụng các thành tựu của khoa học và công nghệ hạn chế.

c) Về tổ chức kinh doanh

Có hai mơ hình chính: trang trại chun mơn hóa và trang trại tổng hợp. Về tổ chức kinh doanh mỗi mơ hình trang trại có những ưu điểm và những hạn chế nhất định.

- Mơ hình trang trại tổng hợp có ưu điểm là khai thác tổng hợp các nguồn lực của trang trại, hạn chế được rủi ro trong kinh doanh do tác động của các yếu tố tự nhiên và kinh tế thị trường. Tuy nhiên, mơ hình trang trại tổng hợp có nhược điểm là phân tán trong sản xuất, hạn chế ứng dụng khoa học và cơng nghệ vào sản xuất. Mơ hình trang trại tổng hợp phù hợp với những trang trại có nguồn lực đa dạng và quy mơ lớn.

- Mơ hình trang trại chun mơn hóa có ưu điểm là tạo điều kiện chuyên mơn hóa lao động, áp dụng các thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất, tạo ra vùng sản xuất hàng hóa tập trung với tỷ suất hàng hóa cao. Tuy nhiên, trang trại chun mơn hóa có nhược điểm là khơng khai thác được các nguồn lực đa dạng của trang trại; rủi ro do tác động của tự nhiên và của thị trường cao; nguy cơ ô nhiễm và bệnh dịch lớn.

d) Nhân tố về trình độ quản lý, chun mơn nghiệp vụ của chủ trang trại

Chủ trang trại là người nắm quyền sở hữu hoặc sử dụng các yếu tố điều kiện sản xuất của trang trại; là người quyết định mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại từ lựa chọn phương án tổ chức sản xuất kinh doanh đến tổ chức tiêu thụ nơng sản hàng hố. Vì thế chủ trang trại phải là người có trình độ chun mơn, tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, trình độ quản lý, hiểu biết và có kiến thức, kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh tế nơng nghiệp. Hơn thế nữa do các tính chất đặc thù của nông nghiệp cho nên hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại có thể gặp phải nhiều sự rủi ro, khó khăn, vì vậy chủ trang trại phải là người có ý chí làm giàu, ý chí quyết tâm vượt qua trước những khó khăn thách thức.

e) Về trình độ cơng nghệ sản xuất

Việc ứng dụng cơng nghệ có tác động trực tiếp đến sự phát triển bền vững các trang trại.

- Trang trại dựa vào truyền thống có ưu điểm là khai thác nguồn lực ở mức độ hạn chế, phù hợp với trạng trại ít vốn, quy mơ nhỏ, nhưng nhìn chung năng suất lao động và hiệu quả kinh tế, nhất là hiệu quả tài chính khơng cao.

- Trang trại ứng dụng cơng nghệ cao có ưu điểm về sử dụng cơng nghệ thay thế lao động sống nên năng suất lao động cao hơn, quy trình sản xuất tiên tiến và được áp dụng nghiêm ngặt, phù hợp với trang trại có quy mơ lớn, tính cạnh tranh cao. Việc trang trại ứng dụng cơng nghệ cao thường ít gây hiệu ứng tiêu cực đến môi trường sinh thái và bảo đảm tốt hơn chất lượng sản phẩm.

1.1.6.2. Nhóm các nhân tố bên ngoài tác độ ng đế n kinh tế trang trạ i

Các nhân tố bên ngoài tác động đến sự phát triển của kinh tế trang trại như: điều kiện tự nhiên, điều kiện về hạ tầng kinh tế - xã hội, hệ thống dịch vụ hỗ trợ, các yếu tố chính sách, cơ chế quản lý, luật pháp... Sự tác động của các nhân tố trên đến sự phát triển bền vững của trang trại trên 2 mặt: tích cực và tiêu cực.

a) Điều kiện tự nhiên

Trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất trong nơng, lâm nghiệp, thuỷ sản diễn ra trong một không gian rộng lớn, gắn liền với các quá trình phát sinh phát triển trao đổi chất giữa các cơ thể sống với mơi trường tự nhiên, do đó chịu sự chi phối trực tiếp từ các điều kiện tự nhiên như: vị trí địa lý, đất đai, thời tiết, khí hậu, nguồn nước và các điều kiện tự nhiên khác. Trong đó vị trí địa lý là nhân tố quyết định đến các điều kiện tự nhiên khác, ứng với mỗi vị trí địa lý thì sẽ gắn với những điều kiện tự nhiên nhất định như chất lượng đất đai, khí hậu, nguồn nước và các điều kiện tự nhiên khác những thế mạnh ưu thế đối với những loại cây, con nhất định hình thành nên các vùng chuyên canh khai thác những lợi thế mà thiên nhiên ban tặng. Vì vậy điều kiện tự nhiên là căn cứ trước hết để chủ trang trại xem xét lựa chọn phương hướng sản xuất kinh doanh, lựa chọn chủng loại, xác định cơ cấu của cây trồng vật nuôi hợp lý, phương thức nuôi trồng về phương án tiêu thụ sản phẩm nhằm tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao giá thành hạ, đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng và thu được lợi nhuận cao.

Điều kiện tự nhiên cũng đặt ra cho các nhà hoạch định chính sách phát triển trang trại cần phải có kế hoạch, chính sách cụ thể, phù hợp với điều kiện tự nhiên của mổi vùng, mổi địa phương.

b) Điều kiện về kinh tế-xã hội

Điều kiện kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của kinh tế trang trại được xem xét theo nhiều nhân tố: đất đai, nguồn lao động, sự phát triển của cơ sở hạ tầng, chính sách .v.v.

- Về đất đai, các yếu tố về thổ nhưỡng, địa hình được xem xét dưới góc độ của các yếu tố tự nhiên. Dưới góc độ kinh tế, đất đai được xem xét dưới góc độ về quỹ đất theo số lượng đất đai. Quỹ đất đai của địa phương có tác động đến sự hình thành của các trang trại, đặc biệt là quy mô của các trang trại.

- Về lao động, số lượng và chất lượng lao động đều có tác động đến sự phát triển bền vững của kinh tế trang trại, số lượng nguồn lao động tạo khả năng huy động sức lao động đáp ứng u cầu sản xuất nơng nghiệp nói chung, phát triển bền vững của các trang trại nói riêng. Nguồn lao động dồi dào về số lượng sẽ tác động thuận lợi, ngược lại nguồn lao động thiếu hụt sẽ tác động tiêu cực.

- Về sự phát triển của cơ sở hạ tầng bao gồm hạ tầng kinh tế (giao thông, thủy lọi, điện,...) và hạ tầng xã hội (giáo dục, y tế, văn hóa...). Sự phát triển của các cơ sở hạ tầng có ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng, địa phương và sự phát triển của kinh tế trang trại trong vùng.

-Về chính sách phát triển kinh tế trang trại: Hệ thống chính sách trước hết là các văn bản pháp luật thừa nhận địa vị pháp lý của kinh tế trang trại, tạo điều kiện để trang trại có tư cách pháp nhân, tạo sự bình đẳng trong mơi trường kinh doanh giữa trang trại và các loại hình kinh tế khác, để người có nguồn lực yên tâm phát triển kinh tế trang trại. Các chính sách cịn thể hiện ở sự can thiệp của nhà nước thông qua các công cụ, biện pháp về kinh tế (thuế, lãi suất, giá ..), biện pháp hành chính hay tổ chức đối với kinh tế trang trại. Đây là những biện pháp tác động trực tiếp đến các hoạt động của các trang trại, tạo điều kiện thuận lợi cho các trang trại, hỗ trợ trang trại trong các điều kiện khó khăn.

Các chính sách kinh tế đối với kinh tế trang trại cịn thể hiện ở các chính sách cụ thể như chính sách đất đai; liên kết giữa các khâu sản xuất, tiêu thụ nơng sản; chính sách phát triển công nghiệp chế biến; các chính sách hỗ trợ, phát triển các hiệp hội nghề nghiệp, tổ chức khuyến nông .v.v

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế trang trại ở huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)