Giải pháp về nâng cao hiệu quả sản xuất của trang trại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế trang trại ở huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 90)

Phần I : ĐẶT VẤN ĐỀ

Phần II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI Ở HUYỆN LỆ

3.2.3. Giải pháp về nâng cao hiệu quả sản xuất của trang trại

- Áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ sản xuất hiện đại vào sản xuất trang trại nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo các tiêu chuẩn nông nghiệp sạch, VietGap, xem đây là yếu tố then chốt để thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại, tập trung vào các lĩnh vực quan trọng như:

+ Đẩy mạnh ứng dụng các giống cây trồng, vật ni có năng suất cao, chất lượng tốt. Áp dụng quy trình thâm canh cây trồng, chăm sóc vật ni tiên tiến, nơng nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ như: tưới tiết kiệm nước, trồng cây trong nhà kính, nhà lưới, chăn ni sinh học … hướng tới hình thành và phát triển các trang trại sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ mơi trường sinh thái và thích ứng với biến đổi khí hậu.

+ Chuyển giao ứng dụng các quy trình cơng nghệ để sơ chế và bảo quản tốt các nông sản, giảm thiểu thất thu sau thu hoạch, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Hổ trợ các trang trại đăng ký nhãn hiệu, nhằm xây dựng thương hiệu cho các nơng sản hàng hố của trang trại.

+ Khuyến khích các hình thức liên kết và hợp tác trong nghiên cứu và ứng dụng khoa học - cơng nghệ nơng nghiệp, trong đó coi trọng sự liên kết giữa các trung tâm, viện nghiên cứu ở trong và ngoài huyện với các trang trại hạt nhân trên từng vùng để nghiên cứu tạo ra những giống vật nuôi cây trồng phù hợp với điều kiện đất đai thổ nhưỡng và chịu được điều kiện khí hậu ở địa phương cũng như chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ cho các trang trại.

- Tổ chức tập huấn cho các chủ trang trại về lập phương án sản xuất kinh doanh. Thực hiện mở sổ sách theo dõi hạch tốn cụ thể các chi phí và thu nhập để tính hiệu quả kinh tế, rút kinh nghiệm và ngày càng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và các nguồn lực của trang trại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế trang trại ở huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 90)