Thực trạng hổ trợ của nhà nước đối với các trang trại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế trang trại ở huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 77 - 79)

Đơn vị tính: %

Tổng số

Chia theo loại hình trang trại TT Chăn ni TT Lâm nghiệp TT Thủy sản TT Tổng hợp 1. Tiền mặt 4,58 2,29 - - 2,29 2. Vốn vay 29,77 19,08 1,53 - 9,16

2.1.Lăi suất ưu đãi 3,05 0,76 0,76 - 1,53

2.2.Thời hạn từ 5 năm trở lên 0,76 0,76 - - - 3. Chính sách về đất đai 14,50 6,11 0,76 0,76 6,87 3.1.Giao đất không thu tiền 2,29 1,53 - - 0,76 3.2.Cho thuê đất với thời gian trên 50

năm 12,21 4,58 0,76 0,76 6,11

4. Đào tạo, tập huấn 12,98 11,45 - - 1,53 5. Tiêu thụ sản phẩm 2,29 - 1,53 - 0,76 6. Xúc tiến thương mại - - - - -

Kết quả khảo sát các trang trại năm 2017 được thể hiện số liệu ở bảng 2.23. Trong 131 trang trại phỏng vấn có 4,58% số trang trại được hổ trợ tiền mặt và chỉ có trang trại chăn ni và tổng hợp được hổ trợ; có 29,77% số trang trại được vay vốn, chủ yếu là trang trại chăn ni và tổng hợp; trong đó vay vốn ưu đãi chỉ có 3,05% trang trại; có 14,5% trang trại được hổ trợ về đất đai, trong đó cho thuê đất trên 50 năm có 12,21% trang trại; có 12,98% trang trại được đào tạo, tập huấn và chỉ có trang trại chăn ni và tổng hợp được hổ trợ; có 2,29 % trang trại được hổ trợ tiêu thụ sản phẩm; có 4,58% trang trại được hổ trợ hình thức khác như chống dịch bệnh, tư vấn giống cây con,…

Như vậy, có thể thấy rằng sự hổ trợ của nhà nước cho kinh tế trang trại huyện Lệ Thuỷ còn rất nhỏ bé so với sự mong đợi của nó. Các chính sách, Nghị quyết, Thơng tư của nhà nước cịn chậm triển khai đến tận trang trại, cũng như còn nhiều nguyên nhân vướng mắc trong quá trình thực hiện, song chủ yếu là do các chính sách cịn chung chung, chưa sâu sát điều kiện cụ thể của từng vùng, từng địa phương.

2.2.4.5. Mộ t số khó khăn ả nh hư ở ng đế n sả n xuấ t các trang trạ i

Qua phỏng vấn các trang trại Lệ Thủy, từ số liệu tổng hợp được ở bảng 2.24 cho thấy các trang trại cịn gặp nhiều khó khăn làm ảnh hưởng đến tình hình sản xuất: Có 30,53% trang trại thiếu đất sản xuất; phần lớn thiếu vốn sản xuất có 74,05% trang trại; thiếu giống có 44,27% trang trại; thiếu lao động có 11,45% trang trại; thiếu kiến thức khoa học kỷ thuật có 47,33% trang trại; thiếu thơng tin thị trường có 78,63% trang trại; thiếu dịch vụ hổ trợ sản xuất có 74,81% trang trại; khó tiêu thụ sản phẩm có 60,31% trang trại; khó khăn điện, đường giao thơng có 16,03% trang trại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế trang trại ở huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 77 - 79)