Giải pháp phát triển số lượng trang trại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế trang trại ở huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 86 - 87)

Phần I : ĐẶT VẤN ĐỀ

Phần II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI Ở HUYỆN LỆ

3.2.1. Giải pháp phát triển số lượng trang trại

Trên cơ sở Đề án phát triển kinh tế trang trại của tỉnh giai đoạn 2017-2020, huyện Lệ Thủy cần khẩn trương xây dựng quy hoạch trang trại, quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng, kế hoạch phát triển các cụm trang trại, phù hợp cho từng loại cây, con, các vùng nguyên liệu tập trung gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm, gắn với quy hoạch tổng thể của địa phương.

Quy hoạch phát triển các cụm trang trại tạo ra các vùng sản xuất hàng hóa tập trung; ưu tiên đầu tư giống, công nghệ, khoa học, kỹ thuật và cơ sở hạ tầng; thuận lợi cho bao tiêu sản phẩm và xây dựng các nhà máy chế biến, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của vùng.

Việc quy hoạch phân vùng phát triển kinh tế trang trại nhằm tạo điều kiện cho tất cả các vùng trên địa bàn huyện phát triển đồng đều trên cơ sở hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý và liên kết giữa các vùng, tạo nên sự phát triển kinh tế mạnh mẽ trên địa bàn. Cụ thể:

- Đối với vùng núi: Mơ hình trang trại ở vùng này là trang trại lâm nghiệp, trồng rừng kinh tế, cây bản địa lấy gỗ có giá trị kinh tế cao, mơ hình trang trại nơng-lâm kết hợp, bảo vệ nguồn gen thực vật quý hiếm theo các dự án; phát triển trang trại chăn nuôi đại gia súc. Cụ thể: vùng Kim Thủy, Ngân Thủy, Lâm Thuỷ.

- Đối với vùng gị đồi: Phát triển các loại hình trang trại trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp (trồng rừng kinh tế), tổng hợp (chăn ni bị, lợn, gà, vịt, cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, cây dược liệu, kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản)

và phát triển du lịch sinh thái những trang trại có điều kiện, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế. Cụ thể: vùng Trường Thủy, Mai Thủy, Phú Thủy, Thái Thủy, Văn Thuỷ, Dương Thuỷ, Tân Thuỷ, Mỹ Thủy.

- Đối với vùng đồng bằng: Với nhiệm vụ chiến lược là vùng kinh tế trọng điểm, đảm bảo vững chắc an tồn lương thực cho cả huyện, tạo sản phẩm hàng hố đạt chất lượng cao cho thị trường. Vì vậy, phát triển mơ hình trang trại nơng nghiệp tồn diện như: trang trại trồng trọt (thâm canh cây lúa chất lượng cao, cây thực phẩm, trang trại lúa-cá), chăn nuôi (lợn, gia cầm), nuôi trồng thuỷ sản, dịch vụ hoặc kết hợp các mơ hình trên. Phát triển theo hướng bền vững, đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng, bảo vệ môi trường, sinh thái. Cụ thể: vùng Liên Thủy, Lộc Thủy, Xuân Thủy, Phong Thủy, An Thuỷ, Sơn Thuỷ, Hoa Thuỷ.

- Đối với vùng biển, ven biển: Phát triển trang trại chăn nuôi, thuỷ sản, tổng hợp như: nuôi tôm công nghiệp theo hướng bền vững, tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng từ ao nuôi đến chế biến; chăn nuôi gia súc, gia cầm (nuôi lợn cơng nghiệp hướng nạc, gà Tam Hồng, gà siêu trứng Ai Cập, ngan, vịt) kết hợp nuôi cá, rau màu, trồng rừng (keo lai) chắn gió, chắn cát bay và sự xâm lấn của cát..., góp phần phịng chống thiên tai, bảo vệ mơi trường. Cụ thể gồm các xã: Ngư Thuỷ Bắc, Ngư Thuỷ Trung, Ngư Thuỷ Nam, Hồng Thủy, Thanh Thủy, Cam Thủy, Hưng Thuỷ, Sen Thuỷ.

- Quy hoạch phát triển các trang trại chăn nuôi phải cách xa khu vực dân cư tập trung, có biện pháp xử lý tránh ơ nhiễm mơi trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế trang trại ở huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)