Hệ thống chỉ tiêu đánh giá sự phát triển kinh tế trang trại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế trang trại ở huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 32 - 34)

Phần I : ĐẶT VẤN ĐỀ

Phần II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI

1.1.7. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá sự phát triển kinh tế trang trại

1.1.7.1. Chỉ tiêu đánh giá sự chuyể n dị ch về cơ cấ u

Cơ cấu trang trại thể hiện mối quan hệ giữa số lượng trang trại của từng loại hình so với tổng thể. Trong nghiên cứu, người ta thường quan tâm đến cơ cấu theo loại hình quy mơ (diện tích, lao động, vốn đầu tư) và cơ cấu theo loại hình kinh doanh (trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, lâm nghiệp và SXKD tổng hợp).

Cơng thức tính: TT L tj J  x 100 Trong đó:

tj: Tỷ lệ trang trại loại (j) trong tổng số trang trại. Lj: Số trang trại loại (j).

TT: Tổng số trang trại trong kỳ.

Trình độ phát triển kinh tế trang trại của một địa phương còn được thể hiện qua cơ cấu trang trại có chuyển dịch theo hướng tích cực hay khơng. Cụ thể, kinh tế trang trại của một địa phương được gọi là phát triển khi nó thể hiện được tỷ lệ trang trại có quy mơ vốn, lao động ngày càng tăng lên. Đặc biệt, trình độ phát triển thể hiện rõ nhất khi cơ cấu trang trại thay đổi theo hướng tăng tỷ lệ các trang trại chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, SXKD tổng hợp ngày càng tăng, tỷ lệ các trang trại trồng trọt, trang trại lâm nghiệp ngày càng giảm xuống.

1.1.7.2. Chỉ tiêu đánh giá quy mô sử dụ ng các nguồ n lự c sả n xuấ t

Chỉ tiêu này cho thấy bình quân mỗi trang trại sử dụng bao nhiêu đất đai, lao động, tiền vốn vào sản xuất, kinh doanh. Vì trang trại lấy sản xuất hàng hố quy mơ lớn làm mục đích kinh doanh, do đó quy mơ sử dụng các nguồn lực của trang trại là tiêu chí quan trọng để đánh giá trình độ phát triển của kinh tế trang trại.

Cơng thức tính:

TT N njj

Trong đó:

nj: Mức độ sử dụng nguồn lực (j) trong trang trại. Nj: Tổng nguồn lực (j) sử dụng của các trang trại. TT: Tổng số trang trại trong kỳ.

Việc so sánh các chỉ tiêu này qua các năm sẽ cung cấp thông tin cho phép đánh giá trình độ phát triển của kinh tế trang trại theo thời gian. Tuy nhiên, nếu so sánh thì chỉ tiêu này giữa các địa phương khác nhau trong cùng thời kỳ cũng sẽ cung cấp thơng tin về trình độ phát triển kinh tế trang trại giữa các địa phương với nhau.

1.1.7.3. Chỉ tiêu đánh giá kế t quả và hiệ u quả sả n xuấ t củ a trang trạ i

a) Giá trị sản lượng hàng hoá, dịch vụ (G)

Tiêu chí phản ánh giá trị sản lượng hàng hóa, dịch vụ do các trang trại tạo ra trong năm. Tiêu chí này cung cấp thơng tin về tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ (theo giá thực tế hoặc giá cố định) do các trang trại trên một địa phương, vùng, hoặc cả nước sản xuất ra trong một năm. Quy mơ này càng lớn, càng thể hiện trình độ phát triển kinh tế trang trại của một địa phương, khu vực hoặc quốc gia.

Cơng thức tính: G = ∑∑Qij x Pi Trong đó:

G: Giá trị sản lượng hàng hoá, dịch vụ.

Qij: sản lượng sản phẩm (i) của trang trại (j) trong một năm.

Pi: Đơn giá của một đơn vị sản phẩm (i) trong năm hiện tại (thực tế) hoặc tại một năm được chọn làm gốc (cố định).

b) Thu nhập của trang trại (MI) : Là thu nhập còn lại sau khi lấy giá trị sản lượng hàng hoá, dịch vụ (G) trừ đi chi phí sản xuất (IC) trong kỳ .

Trong thu nhập hổn hợp bao gồm tiền công lao động của chủ trang trại và các thành viên gia đình và lãi của trang trại.

MI = G - IC

c) Hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại

Chỉ tiêu này cho thấy mỗi đơn vị nguồn lực sử dụng cho trang trại (đất đai, lao động, tiền vốn vào sản xuất, kinh doanh) thì tạo ra bao nhiêu giá trị sản lượng

hàng hố và thu nhập. Do đó hiệu quả sử dụng các nguồn lực của trang trại là tiêu chí quan trọng để đánh giá trình độ phát triển của kinh tế trang trại.

Cơng thức tính:

Nj G mj

Trong đó:

mj: Hiệu quả sử dụng nguồn lực (j) trong các trang trại. G: Kết quả sản xuất trong kỳ của các trang trại.

Nj: Tổng nguồn lực (j) sử dụng của các trang trại.

Việc so sánh các chỉ tiêu này qua các năm sẽ cung cấp thông tin cho phép đánh giá trình độ phát triển của kinh tế trang trại theo thời gian.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế trang trại ở huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)