Bài học kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại cho huyện Lệ Thuỷ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế trang trại ở huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 44 - 47)

Phần I : ĐẶT VẤN ĐỀ

Phần II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1.2. CƠ SỞ THỰC TIỂN

1.2.3. Bài học kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại cho huyện Lệ Thuỷ

Thứ nhất, để kinh tế trang trại được hình thành và phát triển, trở thành một lực lượng chủ lực trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn, thúc đẩy phát triển kinh tế hàng hóa, nhà nước và chính quyền địa phương đóng vai trị đặc biệt quan trọng.

Trước hết là vấn đề nhận thức về vai trò của kinh tế trang trại, về mặt kinh tế,

trang trại góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các loại cây trồng, vật ni có giá trị hàng hóa cao, khắc phục tình trạng sản xuất phân tán, manh mún, tạo nên những vùng chun mơn hóa, tập trung hóa và thâm canh cao. Thơng qua đó, trang trại góp phần thúc đẩy nhanh cơng nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến và dịch vụ sản xuất ở nông thôn. Về mặt xã hội, trang trại góp phần làm tăng số hộ giàu trong nông thôn, tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn.

Về mặt môi trường, do sản xuất kinh doanh tự chủ và vì lợi ích thiết thực, lâu dài, hầu hết các chủ trang trại có ý thức khai thác hợp lý và quan tâm bảo vệ môi trường, trước hết là trong phạm vi không gian trang trại và lan tỏa ra toàn vùng. Kinh nghiệm ở một số địa phương cho thấy, ở đâu nhận thức đúng vai trị, vị trí của kinh tế trang trại và có biện pháp cụ thể khuyến khích phát triển trang trại thì ở đó, trang trại mới thực sự phát triển bền vững, khắc phục được các yếu tố tự phát.

Thực tế ở nhiều địa phương cho thấy, sự buông lỏng quản lý và thiếu thống nhất của các cấp chính quyền là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm cho trang

trại phát triển theo phong trào, số lượng tăng nhanh, nhưng mang nặng tính tự phát và gây nên tình trạng cạn kiệt nguồn tài ngun ơ nhiễm môi trường.

Thứ hai, hiệu quả sản xuất kinh doanh của các trang trại khơng hồn tồn phụ thuộc vào quy mô đất đai của trang trại mà phụ thuộc nhiều vào chất lượng sản phẩm và trình độ cơng nghệ. Quá trình phát triển kinh tế trang trại ở nhiều địa phương cho thấy hiệu quả và tính bền vững của kinh tế trang trại khơng hồn tồn phụ thuộc vào quy mô trang trại. Các trang trại quy mơ lớn có thể phát huy tính ưu việt của quy mơ, nhưng các trang trại quy mơ nhỏ lại phát huy ưu việt ở tính hỗ trợ trong q trình thực hiện chun mơn hóa kết hợp với phát triển tổng hợp. Có thể nói rằng, tùy thuộc vào điều kiện của từng vùng, cần phải lựa chọn mơ hình phát huy được tính hiệu quả, tính bền vững của trang trại trong điều kiện khách quan của nó.

Thứ ba,bồi dưỡng, đào tạo kiến thức quản lý chủ trang trại là một trong những nhân tố quan trọng nhất đối với sự thành công của kinh tế trang trại. Mục tiêu hoạt động của kinh tế trang trại là sản xuất nơng sản hàng hố. Việc quản lý sản xuất kinh doanh của kinh tế trang trại trên thực tế là quản lý một doanh nghiệp. Vì vậy, chủ trang trại phải có trình độ quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh để bảo đảm cho trang trại hoạt động có hiệu quả.

Thứ tư, sự tồn tại và phát triển của kinh tế trang trại gắn liền với cơng nghiệp hố, với sự phát triển của kinh tế thị trường. Vì vậy, việc nhà nước làm công tác định hướng thị trường, dự báo thị trường, hổ trợ cơng tác xúc tiến thương mại có ý nghĩa cực kỳ quan trọng cho kinh tế trang trại.

Thứ năm, gắn kinh tế trang trại với công nghiệp chế biến và dịch vụ tại nông thơn cũng là bài học kinh nghiệm q báu. Ở nhiều nước, kinh tế trang trại phát triển thường đi liền vói chun mơn hố vào một ít loại cây trồng, vật ni nhất định và hình thành những vùng chun canh tập trung lớn. Cơng nghiệp chế biến và dịch vụ cho kinh tế trang trại là điều kiện hết sức quan trọng để thúc đẩy trang trại phát triển có hiệu quả.

Thứ sáu, phát triển các hình thức kinh tế hợp tác, liên kết trang trại là một yêu cầu tất yếu để hỗ trợ, thúc đẩy kinh tế trang trại phát triển. Ở Thái Lan, Nhật Bản, hợp tác xã được hình thành trên cơ sở hồn tồn tự nguyện, là tổ chức liên thơng, liên kết

Thứ bảy, tăng cường công tác quản lý của nhà nước đối với kinh tế trang trại. Nhà nước có vai trị đặc biệt quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển kinh tế trang trại. Ở nhiều nước, việc phát triển các trang trại cho thấy vai trò của Nhà nước cực kỳ quan trọng, quyết định sự thành bại của kinh tế trang trại. Ở những nơi khơng có sự quan tâm và tác động đúng mức của Nhà nước thì khơng những không ổn định được đời sống và sản xuất của các hộ nông dân, không đem lại hiệu quả kinh tế mong muốn, mà cịn gây ra tình trạng sử dụng khai thác quá mức tài nguyên, phá hoại môi trường sinh thái. Nhìn chung, ở hầu hết các nước, vai trò của Nhà nước đối với kinh tế trang trại được thể hiện trên nhiều lĩnh vực như: đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn; ban hành các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển kinh tế trang trại. Trong giai đoạn đầu của CNH, HĐH nông nghiệp, hệ thống chính sách, pháp luật của nhà nước có tính quyết định đến sự phát triển bền vững kinh tế trang trại.

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI Ở HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH THỜI KỲ 2015-2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế trang trại ở huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)