ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế trang trại ở huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 84 - 86)

Phần I : ĐẶT VẤN ĐỀ

Phần II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI

3.1.1. Những căn cứ đề xuất giải pháp

- Căn cứ Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 của Chính phủ về chủ trương phát triển kinh tế trang trại;

- Căn cứ Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hổ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản;

- Căn cứ Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/06/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nôn nghiệp, nôn thôn;

- Căn cứ Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày 21/02/2017 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 01/11/2016 của Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mơ hình tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế;

- Căn cứ Chỉ thị số 36/CT-TU ngày 30/6/2000 của Thường vụ Tỉnh uỷ Quảng Bình về việc tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại;

- Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIII, Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Lệ Thuỷ đến năm 2020, dự báo đến năm 2030.

- Nghị quyết số 03-NQ/HU ngày 09/7/2016 của Ban chấp hành Đảng bộ huyện về phát triển kinh tế trang trại và vùng gò đồi giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030.

- Căn cứ Đề án phát triển kinh tế trang trại tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2017- 2022, Ban hành theo Quyết định số 3119/QĐ-UBND, ngày 05/9/2017.

3.1.2. Định hướng phát triển kinh tế trang trại đến năm 2022

- Phát triển kinh tế trang trại phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xây dựng nông thôn mới và các loại quy hoạch khác, đảm bảo an ninh quốc phòng và bảo vệ mơi trường sinh

thái. Đẩy mạnh chuyển dịch, tích tụ ruộng đất hình thành các trang trại quy mơ lớn nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế của từng vùng sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Thúc đẩy trang trại chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ và các quy trình sản xuất tiên tiến vào sản xuất, hướng tới nền nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, công nghệ cao, thân thiện với môi trường. Chuyển mạnh từ sản xuất số lượng sang sản xuất chất lượng, hiệu quả, có giá trị gia tăng cao.

- Phát triển kinh tế trang trại gắn với phát triển công nghiệp chế biến, dịch vụ du lịch sinh thái. Chuyển mạnh từ sản xuất trang trại riêng lẻ sang mơ hình sản xuất hợp tác, liên doanh, liên kết, tập trung, quy mô lớn gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm theo chuổi giá trị. Từng bước xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu và tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng và hàng hóa. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng, kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước, đồng thời có các chính sách đủ mạnh về phát triển kinh tế trang trại để các trạng trại mạnh dạn đầu tư phát triển đúng hướng, hiệu quả, đảm bảo an ninh quốc phịng và bảo vệ mơi trường sinh thái.[16]

3.1.3. Mục tiêu

3.1.3.1. Mụ c tiêu tổ ng quát

Mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng, giá trị sản xuất của các trang trại. Tập trung phát triển trang trại vùng gò đồi, vùng cát ven biển. Đa dạng các loại hình sản xuất, kinh doanh trang trại nhằm nâng cao thu nhập cho người lao động, góp phần ổn định và phát triển kinh tế - xã hội.

Ứng dụng khoa học, công nghệ để phát triển sản xuất, kinh doanh theo chuổi giá trị, gắn kết sản xuất với tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo hiệu quả, bền vững. Phát triển mạnh trang trại nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao. [16]

3.1.3.2. Mụ c tiêu cụ thể

- Giá trị sản lượng hàng hoá, dịch vụ của trang trại đạt trên 350 tỷ đồng, chiếm trên 8% giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản.

- Trên 70% trang trại tham gia hình thức liên kết sản xuất, đăng ký nhãn hiệu, 10% trang trại xây dựng thương hiệu hàng hoá.

- Có 60% trang trại sản xuất theo hướng nơng nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ gắn với tiêu thụ sản phẩm theo chuổi giá trị; trong đó, có 10% trang trại ứng dụng nông nghiệp cơng nghệ cao.

- Có 80% chủ trang trại được đào tạo, tập huấn bồi dưỡng kiến thức chuyên ngành và quản lý trang trại. [16]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế trang trại ở huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 84 - 86)