Số liệu sơ cấp khảo sát các trang trại huyện Lệ Thủy năm 2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế trang trại ở huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 72 - 80)

Phần I : ĐẶT VẤN ĐỀ

Phần II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI Ở HUYỆN LỆ THỦY

2.2.4. Số liệu sơ cấp khảo sát các trang trại huyện Lệ Thủy năm 2017

2.2.4.1. Thự c trạ ng về liên kế t sả n xuấ t

Kinh tế trang trại là mơ hình kinh tế sản xuất hàng hóa trong nơng nghiệp. Việc liên kết trong sản xuất đóng vai trị rất quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển ổn định của trang trại. Thực trạng liên kết trong sản xuất của trang trại Lệ Thuỷ được thể hiện qua số liệu bảng 2.19.

Qua tổng hợp kết quả điều tra của 131 trang trại trên địa bàn năm 2017 cho thấy, nhìn chung các trang trại trên địa bàn huyện chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất với tiêu thụ. Việc liên kết góp vốn đầu tư giữa các trang trại, cũng như các thành viên trong trang trại chỉ có 1,53% số trang trại có thực hiện; cung ứng sản phẩm dịch vụ đầu vào cho sản xuất có 3,05% trang trại liên kết với doanh nghiệp ngồi nhà nước, có 3,05% trang trại liên kết với các cá nhân; hình thức liên kết tiêu thụ sản phẩm với tố chức khác của nhà nước chỉ có 0,76%, tố chức khác ngồi nhà nước chỉ có 0,76%, với cá nhân 7,63% trang trại thực hiện.

Bảng 2.19: Thực trạng liên kết trong sản xuất của các trang trại theo đối tượng

Đơn vị tính: %

Hình thức liên kết

Đối tượng liên kết Doanh nghiệp Tổ chức khác Cá nhân Nhà nước Ngồi nhà nước Có vốn đầu tư nước ngồi Nhà nước Ngồi nhà nước

1. Góp vốn đầu tư sản xuất - - - - - 1,53 2. Cung ứng sản phẩm dịch vụ đầu

vào cho sản xuất - 3,05 - - - 3,05 3. Tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra - - - 0,76 0,76 7,63

4. Hình thức khác - - - - - -

(Nguồn: Tính tốn từkết quảđiều tra của tác giả năm 2017)

Việc liên kết sản xuất của các trang trại trên địa bàn huyện trong thời gian qua chưa phát triển. Vấn đề liên kết sản xuất kinh doanh giữa các trang trại với nhau, giữa trang trại với các doanh nghiệp chế biến, nông lâm trường, với các hợp tác xã nông nghiệp chưa được các chủ trang trại quan tâm đúng mức. Vì thế các trang trại gặp khó khăn trong việc mở rộng quy mơ sản xuất, cũng như giải quyết các yếu tố đầu vào, đầu ra của trang trại còn nhiều bất cập, gây nhiều thiệt hại cho các chủ trang trại. Đây là vấn đề đã tồn tại trong thời gian dài nhưng chưa có hướng giải quyết triệt để. Tình trạng sản phẩm nơng sản hàng hóa do các trang trại sản xuất ra khơng tiêu thụ được hoặc phải bán với giá thấp hơn rất nhiều so với giá thị trường ở những địa bàn thuận lợi, trong khi giá các yếu tố đầu vào phải mua với giá cao đang nổi lên là một trong những vấn đề bức xúc mà các chủ trang trại đang phải chấp nhận, chưa có giải pháp khắc phục. Vì vậy, các chủ trang trại cần khắc phục trong thời gian tới để nâng cao hiệu quả hoạt động của các trang trại và góp phần vào việc đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại trong tương lai.

2.2.4.2. Thị trư ờ ng tiêu thụ sả n phẩ m

trang trại lâm nghiệp chủ yếu trồng gổ keo, tràm; trang trại thủy sản nuôi tôm trên cát, nuôi cá nước ngọt; trang trại tổng hợp bao gồm ni trâu, bị, lợn, gà, vịt, trồng cây cao su, cây lúa, cây hồ tiêu.

Đặc trưng cơ bản của trang trại là sản xuất hàng hố nơng sản với quy mơ lớn, vì vậy sản xuất trang trại cần gắn chặt với thị trường, đáp ứng yêu cầu và thoả mãn nhu cầu của thị trường. Thị trường ảnh hưởng trực tiếp đến phương hướng, quy mô và cơ cấu sản phẩm của hoạt động sản xuất kinh doanh trang trại, trong đó thị trường đầu ra đóng vai trị hết sức quan trọng. Mặt khác, sản phẩm của trang trại là hàng tươi sống nên thị trường đầu ra đảm bảo ổn định là sự tiên quyết cho sự phát triển bền vững của trang trại. Sản lượng hàng hóa tiêu thụ của trang trại phụ thuộc vào đối tượng tiêu thụ và vùng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Bảng 2.20: Cơ cấu tiêu thụ sản phẩm hàng hoá chủ yếu của trang trại theo đối tượng

Đơn vị tính: %

Sản phẩm Tổng số

Đối tượng tiêu thụ sản phẩm

Doanh nghiệp Các tổ chức khác Nhà nước Ngồi nhà nước Có vốn đầu tư NN Tư thương, lái bn Cá nhân tiêu dùng Lúa 100 - - - 95,45 4,55 Trâu, bị 100 - - - 100 - Lợn 100 - - - 94,35 5,65 Gà 100 - - - 91,81 8,19 Cá 100 - - - 97,29 2,71 Tôm 100 - 6,55 - 88,57 4,88 Mũ Cao su 100 54,48 - - 45,52 - Hồ tiêu 100 - - - 97,55 2,45 Gổ rừng trồng 100 - - - 100 -

(Nguồn: Tính tốn từkết quảđiều tra của tác giả năm 2017)

Qua số liệu bảng 2.20 chúng ta thấy, phần lớn khối lượng sản phẩm hàng hóa của các trang trại được tiêu thụ qua tư thương và lái bn khơng có hợp đồng tiêu thụ sản phẩm nên sự biến động của giá cả ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tiêu thụ

sản phẩm của trang trại, dễ xảy ra tình trạng các trang trại bị tư thương liên kết với nhau ép giá. Chỉ sản phẩm mũ cao su là có 54,48% bán cho doanh nghiệp Nhà nước (Cơng ty TNHH một thành viên Lệ Ninh). Chính do vậy, thị trường tiêu thụ sản phẩm của các trang trại trên địa bàn huyện Lệ Thuỷ còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất ổn định và rủi ro cho các trang trại.

Cũng từ số liệu điều tra năm 2017 tổng hợp được qua bảng 2.21 cho thấy, cơ cấu vùng thị trường tiêu thụ một số sản phẩm chính của trang trại năm như sau: Lúa chủ yếu tiêu thụ ngoài tỉnh, chiếm 41,47%; trâu, bị chủ yếu tiêu thụ ngồi xã, trong huyện, chiếm 77,75%; lợn tiêu thụ ngoài tỉnh chiếm 52,17%; gà tiêu thụ ngoài tỉnh chiếm 46,57%; cá tiêu thụ chủ yếu ngồi xã, trong huyện 50,83%; tơm chủ yếu tiêu thụ ngoài tỉnh, chiếm 61,83%; mũ cao su chủ yếu tiêu thụ ngoài xã, trong huyện 75,47%; hồ tiêu tiêu thụ ngoài tỉnh 50,54%; gổ rừng trồng chủ yếu tiêu thụ ngoài xã, trong huyện 48,55%.

Bảng 2.21: Cơ cấu thị trường tiêu thụ sản phẩm chính của trang trại

Đơn vị tính: % Sản phẩm Tổngsố Trong đó Trong xã Ngồi xã, trong huyện Ngồi huyện, trong tỉnh Ngồi tỉnh Lúa 100 10,54 22,57 25,42 41,47 Trâu, bò 100 3,52 77,75 6,56 12,17 Lợn 100 3,43 18,56 25,74 52,27 Gà 100 5,85 20,74 26,84 46,57 Cá 100 4,25 50,83 38,56 6,36 Tôm 100 0,15 12,46 25,56 61,83 Mũ Cao su 100 - 75,47 15,54 8,99 Hồ tiêu 100 0,45 16,45 32,56 50,54 Gổ rừng trồng 100 - 48,55 32,64 18,81

(Nguồn: Tính tốn từkết quảđiều tra của tác giả năm 2017)

Như vậy, phần lớn sản phẩm của trang trại sản xuất ra chủ yếu tiêu thụ ngoài tỉnh, ngoại trừ các sản phẩm tại địa bàn huyện có các nhà máy cơng nghiệp chế biến

nghiệp chế biến tại địa bàn huyện là vấn đề quan tâm hàng đầu để góp phần phát triển kinh tế trang trại.

2.2.4.3. Quy trình sả n xuấ t sả n phẩ m

Chất lượng các sản phẩm của các trang trại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: chất lượng giống, thức ăn, chất lượng đất, nước, quy trình kỹ thuật chăm sóc, quy trình kỹ thuật sản xuất,.... Sản xuất của các trang trại trên địa bàn huyện trong những năm gần đây đã đưa vào áp dụng nhiều giống cây trồng vật nuôi mới, kỹ thuật công nghệ sản xuất cũng được cải tiến dần, sản xuất với quy mô ngày càng lớn hơn, nhưng chất lượng các sản phẩm chưa được cơ quan có thẩm quyền nào chứng nhận về chất lượng, các quy trình sản xuất mới theo hướng an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm chưa được nhiều chủ trang trại biết đến và áp dụng.

Bảng 2.22: Hiểu biết của chủ trang trại về các quy trình sản xuất an tồn

Đơn vị tính: %

Quy trình sản xuất Đã nghe nói Chưa nghe nói Có áp dụng

- VietGap 32,14 69,64 -

- IPM 94,64 5,36 7,14

- Chăn ni an tồn sinh học 23,21 76,79 - - Nuôi trồng thủy sản sạch 12,50 87,50 - - Nông nghiệp hữu cơ 37,50 44,64 -

(Nguồn: Tính tốn từ kết quả điều tra của tác giả năm 2017)

Qua số liệu tổng hợp từ bảng 2.22, cho thấy các chủ trang trại đa phần chưa nghe nói về các quy trình sản xuất mới đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm như VietGap, Nông nghiệp hữu cơ, tỷ lệ các chủ trang trại đã nghe nói về các quy trình này là rất thấp, dưới 40%. Ngoại trừ IPM là đại đa số các chủ trang trại đã nghe nói đến và đã được tập huấn về việc áp dụng IPM vào trong sản xuất, khoảng 95% các chủ trang trại đều biết về IPM, nhưng chỉ có khoảng 7% các trang trại áp dụng quy trình sản xuất IPM vào trong sản xuất của trang trại mình. Các quy trình sản xuất khác thì chưa có một trang trại nào áp dụng vào trong sản xuất. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng an toàn vệ sinh thực phẩm của các trang trại và ảnh hưởng đến

giá bán, hiệu quả sản xuất và làm giảm chất lượng sản phẩm của các trang trại ở Lệ Thuỷ, ảnh hưởng đến khả năng phát triển của các trang trại.

2.2.4.4. Thự c trạ ng về các chính sách hỗ trợ củ a nhà nư ớ c đố i vớ i kinh tế trang trạ i huyệ n Lệ Thuỷ

Các chính sách hổ trợ của nhà nước có vai trị rất quan trọng tạo tiền đề, làm “bà đở” để các loại hình kinh tế trang trại hình thành và phát triển bền vững. Trong những năm qua nhằm khuyến khích phát triển kinh tế trang trại ở nước ta nói chung và tỉnh Quảng Bình nói riêng đã ban hành nhiều chính sách hổ trợ như: Các chính sách về đất đai; chính sách về tín dụng, đầu tư; chính sách về khoa học cơng nghệ phục vụ cho nơng nghiệp; chính sách về tiêu thụ sản phẩm,.. Tuy nhiên, các chính sách này vẫn chưa thật sự đạt hiệu quả như mong đợi, các trang trại của huyện còn chưa tiếp cận và được hổ trợ một cách tích cực, làm điểm tựa cho trang trại phát triển.

Bảng 2.23: Thực trạng hổ trợ của nhà nước đối với các trang trại

Đơn vị tính: %

Tổng số

Chia theo loại hình trang trại TT Chăn nuôi TT Lâm nghiệp TT Thủy sản TT Tổng hợp 1. Tiền mặt 4,58 2,29 - - 2,29 2. Vốn vay 29,77 19,08 1,53 - 9,16

2.1.Lăi suất ưu đãi 3,05 0,76 0,76 - 1,53

2.2.Thời hạn từ 5 năm trở lên 0,76 0,76 - - - 3. Chính sách về đất đai 14,50 6,11 0,76 0,76 6,87 3.1.Giao đất không thu tiền 2,29 1,53 - - 0,76 3.2.Cho thuê đất với thời gian trên 50

năm 12,21 4,58 0,76 0,76 6,11

4. Đào tạo, tập huấn 12,98 11,45 - - 1,53 5. Tiêu thụ sản phẩm 2,29 - 1,53 - 0,76 6. Xúc tiến thương mại - - - - -

Kết quả khảo sát các trang trại năm 2017 được thể hiện số liệu ở bảng 2.23. Trong 131 trang trại phỏng vấn có 4,58% số trang trại được hổ trợ tiền mặt và chỉ có trang trại chăn ni và tổng hợp được hổ trợ; có 29,77% số trang trại được vay vốn, chủ yếu là trang trại chăn ni và tổng hợp; trong đó vay vốn ưu đãi chỉ có 3,05% trang trại; có 14,5% trang trại được hổ trợ về đất đai, trong đó cho thuê đất trên 50 năm có 12,21% trang trại; có 12,98% trang trại được đào tạo, tập huấn và chỉ có trang trại chăn ni và tổng hợp được hổ trợ; có 2,29 % trang trại được hổ trợ tiêu thụ sản phẩm; có 4,58% trang trại được hổ trợ hình thức khác như chống dịch bệnh, tư vấn giống cây con,…

Như vậy, có thể thấy rằng sự hổ trợ của nhà nước cho kinh tế trang trại huyện Lệ Thuỷ còn rất nhỏ bé so với sự mong đợi của nó. Các chính sách, Nghị quyết, Thơng tư của nhà nước cịn chậm triển khai đến tận trang trại, cũng như còn nhiều nguyên nhân vướng mắc trong quá trình thực hiện, song chủ yếu là do các chính sách còn chung chung, chưa sâu sát điều kiện cụ thể của từng vùng, từng địa phương.

2.2.4.5. Mộ t số khó khăn ả nh hư ở ng đế n sả n xuấ t các trang trạ i

Qua phỏng vấn các trang trại Lệ Thủy, từ số liệu tổng hợp được ở bảng 2.24 cho thấy các trang trại cịn gặp nhiều khó khăn làm ảnh hưởng đến tình hình sản xuất: Có 30,53% trang trại thiếu đất sản xuất; phần lớn thiếu vốn sản xuất có 74,05% trang trại; thiếu giống có 44,27% trang trại; thiếu lao động có 11,45% trang trại; thiếu kiến thức khoa học kỷ thuật có 47,33% trang trại; thiếu thơng tin thị trường có 78,63% trang trại; thiếu dịch vụ hổ trợ sản xuất có 74,81% trang trại; khó tiêu thụ sản phẩm có 60,31% trang trại; khó khăn điện, đường giao thơng có 16,03% trang trại.

Bảng 2.24: Một số khó khăn ảnh hưởng đến sản xuất các trang trại

Đơn vị tính: %

Tổng số

Chia theo loại hình trang trại TT Chăn nuôi TT Lâm nghiệp TT Thủy sản TT Tổng hợp 1. Thiếu đất 30,53 21,37 0,76 0,76 7,63 2. Thiếu vốn 74,05 44,27 5,34 0,76 23,66 3. Thiếu giống 44,27 22,14 3,82 - 18,32 4. Thiếu lao động 11,45 1,53 - - 9,92 5. Thiếu kiến thức khoa học kỷ thuật 47,33 30,53 2,29 0,76 13,74 6. Thiếu thông tin thị trường 78,63 44,27 3,05 1,53 29,77 7. Thiếu dịch vụ hỗ trợ sản xuất 74,81 45,04 4,58 0,76 24,43

8. Khó tiêu thụ sản phẩm 60,31 34,35 2,29 0,76 22,90 9. Khó khăn điện, đường giao thơng 16,03 6,87 1,53 0,76 6,87

(Nguồn: Tính tốn từkết quảđiều tra của tác giả năm 2017)

2.2.4.6. Mộ t số nguyệ n vọ ng trợ giúp củ a các trang trạ i vớ i các chính sách củ a nhà nư ớ c

Sản xuất kinh tế trang trại mang lại những hiệu quả mà khơng thể chối cãi nhưng đang gặp nhiều khó khăn, thách thức rất lớn. Tổng hợp kết quả phỏng vấn 131 trang trại có nguyện vọng đề nghị nhà nước, chính quyền các cấp hổ trợ: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có 35,88%; cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại có 25,95%; hổ trợ tiêu thụ sản phẩm có 87,79%; hổ trợ cho vay vốn ưu đãi để sản xuất có 62,60%; hổ trợ giống, cây con có 27,48%; hổ trợ đào tạo kiến thức quản lý có 49,62%; hổ trợ khoa học kỷ thuật có 57,25%; hổ trợ xúc tiến thương mại có 46,56%; hổ trợ khác có 34,35%.

Bảng 2.25: Nguyện vọng trợ giúp của các trang trại với các chính sách của nhà nước

Đơn vị tính: %

Tổng số

Chia theo loại hình trang trại TT Chăn nuôi TT Lâm nghiệp TT Thủy sản TT Tổng hợp 1.Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 35,88 27,48 2,29 - 6,11 2.Cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại 25,95 19,08 1,53 - 5,34 3. Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm 87,79 51,91 2,29 2,29 31,30 4. Hỗ trợ vay vốn với lãi suất ưu đãi 62,60 38,93 5,34 - 18,32 5. Hỗ trợ giống cây con 27,48 9,16 3,82 - 14,50 6.Đào tạo kiến thức quản lý 49,62 30,53 3,05 - 16,03 7. Hỗ trợ khoa học, kỹ thuật 57,25 29,77 4,58 0,76 22,14 8. Hỗ trợ xúc tiến thương mại 46,56 32,82 1,53 0,76 11,45

9. Khác 34,35 23,66 - - 10,69

(Nguồn: Tính tốn từkết quảđiều tra của tác giả năm 2017)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế trang trại ở huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 72 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)