Giải pháp về phát triển thị trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế trang trại ở huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 91 - 93)

Phần I : ĐẶT VẤN ĐỀ

Phần II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI Ở HUYỆN LỆ

3.2.5. Giải pháp về phát triển thị trường

- Chính quyền địa phương tổ chức thực hiện tốt công tác thông tin thị trường, xúc tiến thương mại, dự báo thị trường, nhu cầu sản phẩm trong ngồi nước, mở rộng hình thức thơng tin kinh tế; làm cầu nối tổ chức liên kết giữa các trang trại với nhau, giữa trang trại với doanh nghiệp và nhà khoa học.

- Mở rộng và phát triển hệ thống tiêu thụ sản phẩm, trong đó chú trọng khâu bảo quản nhằm hạn chế tổn thất sau thu hoạch. Có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thu hút các tổ chức, cá nhân trong và ngoài huyện đầu tư để phát triển dịch vụ đầu vào, đầu ra cho nơng sản. Hình thành và phát triển các trung tâm giao dịch, kết nối trao đổi, mua bán sản phẩm, vật tư nông nghiệp; hổ trợ quảng bá sản phẩm qua các bản tin chuyên ngành, trang website địa phương, đơn vị liên quan và hổ trợ các trang trại xây dựng website để quảng bá sản phẩm.

- Ưu tiên các chủ trang trại tham gia các hội thảo về thương mại, dự báo thị trường, dịch vụ khoa học kỷ thuật tiên tiến trong sản xuất; ưu tiên hổ trợ đăng ký nhãn hiệu, xây dựng thương hiệu sản phẩm hàng hố.

- Hổ trợ các trang trại về chi phí thương thảo, ký kết hợp đồng, kiểm tra, phân tích chất lượng sản phẩm, sản xuất theo quy trình đối với các chủ trang trại có hợp đồng sản xuất tiêu thụ sản phẩm theo chuổi với doanh nghiệp.

3.2.6. Tăng cường vai trò quản lý nhà nước đối với kinh tế trang trại

- Thành lập Ban chỉ đạo phát triển kinh tế trang trại; tăng cường quản lý, chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn, đảm bảo cho các trang trại được hưởng đầy đủ các chính sách và thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước. Rà soát, xây dựng và ban hành các văn bản chính sách về phát triển kinh tế trang trại. Thành lập HTX trang trại, hội nghề nghiệp trang trại nhằm liên kết và hổ trợ, giúp đở nhau về các yếu tố đầu vào, sản phẩm đầu ra, thông tin thị trường tránh bị tư thương ép giá.

- Tuyên truyền, phổ biến cho chủ trang trại về các chính sách liên quan đến phát triển sản xuất kinh doanh trang trại, tạo hành lang pháp lý cho kinh tế trang trại phát triển.

- Tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra, kiểm dịch, quản lý giống cây trồng, vật ni, giống thuỷ sản, thực hiện quy trình sản xuất, du nhập giống chất lượng cao và sạch bệnh. Hổ trợ, tư vấn trong việc cấp giấy chứng nhận tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho các trang trại đạt tiêu chuẩn và có yêu cầu.

- Thực hiện cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại đủ tiêu chuẩn và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để các chủ trang trại được hưởng các chính sách ưu đãi của nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế trang trại ở huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 91 - 93)