Phần I : ĐẶT VẤN ĐỀ
Phần II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI Ở HUYỆN LỆ
3.2.2. Giải pháp phát triển các yếu tố nguồn lực của trang trại
3.2.2.1. Giả i pháp nâng cao trình độ chủ trang trạ i và ngư ờ i lao độ ng
Nâng cao trình độ quản lý sản xuất kinh doanh và trình độ khoa học kỹ thuật của chủ trang trại và người lao động, cụ thể:
- Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng về quản lý, quy trình và cách thức làm giàu từ kinh tế trang trại. Nội dung đào tạo bồi dưỡng cần hướng vào những vấn đề của kinh tế trang trại, xu hướng phát triển trang trại; các chủ trương, đường lối, chính sách về phát triển kinh tế trang trại; đặc biệt là các kiến thức về tổ
doanh, tổ chức sử dụng các yếu tố sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
- Tổ chức các lớp chuyển giao kỹ thuật và công nghệ mới cho các chủ trại, hỗ trợ họ trong việc triển khai ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Tổ chức cho các chủ trang trại tham quan, học tập kinh nghiệm các mơ hình sản xuất áp dụng cơng nghệ mới có hiệu quả cao trong và ngoài tỉnh; toạ đàm, hội nghị, hội thảo chuyên đề.
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của các trang trại bằng cách hướng vào tổ chức tốt việc đào tạo nghề phù hợp cho một bộ phận lao động phổ thông về các nghề liên quan đến nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản.
3.2.2.2. Giả i pháp về đấ t đai
- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thuê đất, cấp quyền sử dụng đất cho các dự án chế biến, dịch vụ và mở rộng diện tích cho các trang trại. Thực hiện đầy đủ các chính sách khuyến khích của các ngành về lĩnh vực nơng nghiệp.
- Đẩy nhanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chủ trang trại, hộ gia đình được giao đất phát triển theo quy hoạch. Triển khai cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại đối với số trang trại đạt tiêu chuẩn hiện có nhằm tạo điều kiện cho các chủ trang trại yên tâm đầu tư và vay vốn sản xuất.
- Hộ gia đình, cá nhân phi nông nghiệp hoặc ở các địa phương khác, các doanh nghiệp có nguyện vọng và khả năng lập nghiệp đầu tư vốn phát triển trang trại được Uỷ ban nhân dân xã sở tại cho thuê đất sản xuất lâu dài, tăng thêm thời gian thuê đất tối đa theo quy định (tối thiểu từ 5 năm trở lên).
- Miễn tiền thuế sử dụng đất cho các trang trại đối với các xã vùng núi, vùng đặc biệt khó khăn và giảm 50% cho các xã vùng đồng bằng trong 5 năm đối với diện tích đất vượt hạn điền.
- Có chính sách và khuyến khích các hộ dân chuyển nhượng, dồn điền, đổi thửa, liên doanh, liên kết bằng hình thức chuyển nhượng, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tạo điều kiện tích tụ ruộng đất, chuyển đổi từ đất khác sang trang trại chuyên canh hoặc kết hợp. Khi hết thời hạn giao đất theo Nghị định 64/NĐ-CP, tiến hành giao lại ruộng đất có điều chỉnh theo hướng tập trung, quy mơ diện tích lớn, tạo điều kiện để các hộ dân an tâm đầu tư phát triển kinh tế trang trại.
- Tạo quỹ đất để giao đất, cho thuê đất đối với các tổ chức, cá nhân có dự án đầu tư khả thi cho phát triển kinh tế trang trại đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
3.2.2.3. Giả i pháp về vố n đầ u tư và tín dụ ng
- Chính quyền nhà nước địa phương có giải pháp cùng với các tổ chức tín dụng tạo điều kiện thuận lợi cho việc vay vốn ưu đãi, vay vốn trung và dài hạn đối với phát triển kinh tế trang trại. Trong đó, chủ trang trại được vay vốn khơng có bảo đảm bằng tài sản tối đa đến một tỷ đồng để thực hiện phương án sản xuất kinh doanh theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/06/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ nơng nghiệp, nơng thơn; được vay vốn của Quỹ quốc gia về việc làm theo Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/07/2015 của Chính phủ quy định về chính sách hổ trợ tạo việc làm và Quỹ Quốc gia về việc làm.
- Huyện cần xây dựng quỹ hổ trợ phát triển kinh tế trang trại nhằm hổ trợ trang trại một phần kinh phí đối với trang trại mới thành lập, hổ trợ về đào tạo khoa học kỷ thuật, trợ giá giống cây trồng vật nuôi, hổ trợ tiêu thụ sản phẩm, hổ trợ chuyển giao công nghệ sản xuất tiên tiến…
3.2.2.4. Tăng cư ờ ng cơ sở hạ tầ ng cho phát triể n kinh tế trang trạ i
- Xây dựng và nâng cấp mạng lưới giao thông, đặc biệt đường liên thôn nhiều nơi đang xuống cấp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và sinh hoạt của người dân và các trang trại.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, điện, thuỷ lợi, thông tin liên lạc … ở các vùng quy hoạch kinh tế trang trại, chế biến sản phẩm nông nghiệp, để khuyến khích các hộ gia đình, cá nhân phát triển trang trại sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp.
- Đẩy mạnh hệ thống chợ ở địa phương để góp phần tiêu thụ nơng sản của các trang trại ngay tại địa phương.
- Đẩy mạnh việc triển khai công nghệ sau thu hoạch, quy hoạch công nghệ chế biến. Xây dựng các cơ sở giết mổ tập trung, bảo quản, chế biến sản phẩm gia súc, gia cầm đảm bảo yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm.