Đánh giá chung về tình hình phát triển kinh tế trang trại huyện Lệ Thuỷ thời kỳ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế trang trại ở huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 80 - 84)

Phần I : ĐẶT VẤN ĐỀ

Phần II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI Ở HUYỆN LỆ THỦY

2.2.5. Đánh giá chung về tình hình phát triển kinh tế trang trại huyện Lệ Thuỷ thời kỳ

thời kỳ 2015-2017

2.2.5.1. Nhữ ng kế t quả đạ t đư ợ c

Thời kỳ 2015-2017 kinh tế trang trại Lệ Thuỷ đã đạt được những kết quả chủ yếu sau:

- Đến thời điểm 01/9/2017 trên địa bàn huyện Lệ Thuỷ có 131 trang trại. Số lượng trang trại trong thời kỳ 2015-20017 phát triển khá mạnh, tăng 33 trang trại so với năm 2015, tốc độ bình quân hàng năm tăng 15,62%. Chứng tỏ kinh tế trang trại là loại hình mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với kinh tế hộ gia đình.

- Thời kỳ 2015-2017 kinh tế trang trại đã tạo cơng ăn việc làm cho người lao động gia đình chủ trang trại và lao động th ngồi ngày càng tăng trong nông thôn;

năm 2017 đã thu hút 1.259 lao động tham gia, trong đó có 576 lao động thường xun, bình qn lao động của trang trại cịn nhỏ, chỉ đạt 4,4 lao động/trang trại.

- Trong 3 năm qua kinh tế trang trại huyện Lệ Thủy đã và đang phát triển tương đối mạnh, đã đóng góp vào việc sản xuất hàng phục vụ các ngành chế biến và nhu cầu tiêu dùng đời sống dân cư. Năm 2017 kinh tế trang trại đã tạo ra giá trị sản lượng hàng hoá 275.042 triệu đồng, tăng 92.601 triệu đồng, hay tăng bình quân hàng năm 22,78% so với năm 2015. Giá trị hàng hóa bán ra đạt tỷ lệ cao, năm 2017 đạt 271.099 triệu đồng, chiếm 98,6%. Giá trị hàng hóa bán ra bình qn 1 trang trại cũng tăng, năm 2017 đạt 2.069 triệu đồng, tăng 246 triệu đồng so với năm 2015, tăng bình quân hàng năm 6,54 %. Đây là một tính hiệu đáng mừng vì đa số hàng hóa sản xuất ra đều tiêu thụ được, kinh tế trang trại đã phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa.

- Kinh tế trang trại ở Lệ Thuỷ bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn cho các chủ trang trại. Hiệu quả sử dụng vốn của trang trại thời kỳ 2015-2017 là khá cao, năm 2017 đạt 2,6 lần. Giá trị sản lượng hàng hố bình qn trên 1 ha đất sử dụng của các trang trại năm 2017 đạt 287 triệu đồng; thu nhập trên 1 ha của trang trại năm 2017 đạt 99 triệu đồng. Thu nhập bình quân mỗi trang trại trên 661 triệu đồng năm 2017.

2.2.5.2. Mộ t số hạ n chế và nguyên nhân

a) Hạn chế

- Các trang trại hình thành và phát triển một cách tự phát, theo phong trào, mạnh ai nấy làm, thiếu định hướng chung, chưa có sự quy hoạch phát triển nên chưa khai thác được triệt để những lợi thế sẵn có của vùng. Các vấn đề về môi truờng, xã hội phát sinh do sự hình thành và phát triển kinh tế trang trại đem lại chưa được chú trọng giải quyết.

- Chủ trang trại xuất phát từ nông dân nên phần lớn chủ trang trại chưa qua đào tạo, chiếm 53,44% và trình độ của lao động thường xuyên của trang trại chưa qua đào tạo lên đến 78,47%. Nguồn gốc của trang trại chủ yếu là phát triển từ các hộ gia đình nơng dân, nhờ mở rộng quy mơ diện tích, nguồn vốn phát triển thành

chức sản xuất và tổ chức tiêu thụ sản phẩm, chưa am hiểu về quy luật kinh tế thị trường, đầu tư kiến thiết xây dựng thiếu bài bản, trình độ thâm canh chưa cao.

- Đất đai của các trang trại chủ yếu vẫn cịn ở quy mơ nhỏ. Q trình tích tụ ruộng đất cho các trang trại gặp nhiều khó khăn và diễn ra hết sức chậm chạp. Phần lớn các trang trại hầu hết chưa được cấp chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài nên các chủ trang trị còn ái ngại chưa dám dốc toàn tâm toàn lực đầu tư cho trang trại.

- Hầu hết các trang trại đều thiếu vốn sản xuất mặc dù nhà nước đã có chính sách ưu đãi vốn vay cho các trang trại. Tuy nhiên trên thực tế các trang trại rất khó khăn khi tiếp xúc nguồn vốn này, do quy định các thủ tục giấy tờ và đòi hỏi phải thế chấp tài sản khi vay với số vốn đủ lớn, trong lúc người nông dân thì tài sản khó đảm bảo.

- Có thể thấy rằng trang trại dù phát triển nhanh về số lượng, nhưng việc đầu tư máy móc, thiết bị cịn hạn chế, ứng dụng công nghệ thơng tin vào quản lí sản xuất cịn ít nên sản phẩm chỉ bán ở thị trường nội địa và các vùng lân cận. Số lượng máy móc để nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm chưa được quan tâm đầu tư.

b) Ngun nhân

- Chính quyền cấp huyện chưa có định hướng phát triển, chưa có quy hoạch cụm, vùng sản xuất, định hướng ngành hàng, thị trường tiêu thụ sản phẩm nên kinh tế trang trại phát triển tự phát, nhỏ lẻ, manh mún.

- Sự quan tâm của các cấp, các ngành, địa phương về đầu tư cho phát triển trang trại chưa nhiều, thiếu cơ chế chính sách mang tính đột phá. Trong những năm qua chính quyền huyện Lệ Thuỷ chưa có những chính sách ưu đãi riêng cho loại hình kinh tế trang trại, mà chỉ lịng ghép từ các chương trình xây dựng nơng thơn mới và chương trình phát triển nơng nghiệp, kinh tế nơng thơn như: Chương trình phát triển chăn ni, chương trình phát triển thuỷ sản. Vì vậy, các trang trại thiếu vốn để đầu tư, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất. Nguồn vốn chủ yếu tự có cịn ở mức thấp, vốn vay từ chủ yếu từ ngân hàng thương mại, khó tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ cho kinh tế trang trại.

- Các chủ trang trại chưa áp dụng quy trình sản xuất nơng nghiệp sạch nên chất lượng sản phẩm thấp; chưa thực hiện liên doanh, liên kết trong sản xuất nên sản phẩm bán với giá thấp, bị tư thương ép giá.

- Trình độ quản lý, tổ chức sản xuất, kinh nghiệm và kiến thức của chủ trang trại chưa thực sự đáp ứng được u cầu của sản xuất hàng hố lớn. Thói quen tiểu nơng, thói quen “ăn chắc mặc bền” chưa xoá bỏ được trong tư tưởng của người sản xuất. Lao động của trang trại phần lớn là lao động phổ thơng, nên khó đáp ứng được những cơng việc địi hỏi chun mơn, tay nghề cao của trang trại. Các cơ quan chức năng và các ban ngành liên quan chưa có sự quan tâm đến đào tạo nguồn nhân lực cho trang trại.

- Sự hợp tác liên kết giữa các trang trại với nhau, giữa trang trại với các cơ sở chế biến và giữa trang trại với các nhà khoa học, doanh nghiệp chưa được hình thành. Dẫn đến các trang trại thiếu sự hỗ trợ lẫn nhau, thiếu thông tin trong sản xuất kinh doanh, thông tin về kinh tế thị trường. Điều này hạn chế đáng kể đến kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các trang trại.

Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI Ở HUYỆN LỆ THUỶ ĐẾN NĂM 2022

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển kinh tế trang trại ở huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 80 - 84)