Kiểm định chất lượng giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường tiểu học tại thành phố vĩnh long, tỉnh vĩnh long​ (Trang 27 - 28)

1.2. Một số khái niệm

1.2.2. Kiểm định chất lượng giáo dục

Hiện nay, KĐCLGD ngày càng trở nên phổ biến hơn hết bởi nó chứng tỏ là một cơng cụ hữu hiệu tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Kiểm định chất lượng là mơ hình đảm bảo chất lượng được sử dụng rộng rãi nhất trong các hệ thống giáo dục đại học hiện nay. Kiểm định chất lượng bắt đầu được áp dụng ở Hoa Kỳ cách đây hơn 100 năm. Hội đồng kiểm định chất lượng giáo dục đại học, Hoa Kỳ (CHEA) định nghĩa “kiểm định chất lượng là một quá trình xem xét chất lượng từ bên ngoài được giáo dục đại học tạo ra

và sử dụng để đánh giá các trường cao đẳng, đại học và các chương trình đào tạo nhằm đảm bảo và cải tiến chất lượng”. Ở Hoa Kỳ thì kiểm định chất lượng là một quá trình dựa trên sự tin tưởng, tiêu chuẩn, bằng chứng, đánh giá và đồng cấp (Nguyễn Hữu Cương, 2017a)

Theo UNESCO (2007), KĐCLGD được định nghĩa là một quá trình bao gồm TĐG, ĐGN và cơng nhận mức chất lượng của một cơ sở giáo dục dựa trên chuẩn mực do cơ quan quản lí giáo dục ban hành (UNESSCO, 2007).

“KĐCLGD là biện pháp chủ yếu nhằm xác định mức độ thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục đối với nhà trường và cơ sở giáo dục khác” (Luật Giáo dục, 2005).

KĐCLGD là hoạt động đánh giá và công nhận mức độ thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục đối với nhà trường và cơ sở giáo dục khác. KĐCLGD gồm có kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục (gọi tắt là kiểm định trường) và kiểm định chất lượng chương trình giáo dục (gọi tắt là kiểm định chương trình). Kiểm định trường được áp dụng đối với tất cả các cơ sở giáo dục của các cấp học và trình độ đào tạo. Kiểm định chương trình được áp dụng đối với các chương trình giáo dục các trình độ đào tạo trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, thạc sĩ và tiến sĩ được quy định (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2012c).

KĐCLGD cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên là hoạt động đánh giá (bao gồm TĐG và ĐGN) để xác định mức độ cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên đáp ứng các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và việc công nhận cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục của cơ quan quản lí nhà nước (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2012b).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường tiểu học tại thành phố vĩnh long, tỉnh vĩnh long​ (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)