Đánh giá chung về quản lí hoạt động KĐCLGD trường TH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường tiểu học tại thành phố vĩnh long, tỉnh vĩnh long​ (Trang 90)

2.2.1 .Tổ chức khảo sát

2.8. Đánh giá chung về quản lí hoạt động KĐCLGD trường TH

2.8.1. Những ưu điểm

Hầu hết CBQL cấp Sở, Phịng GDĐT và các cơ sở giáo dục đều có nhận thức đúng đắn và ý thức sâu sắc về mục đích, ý nghĩa của hoạt động KĐCLGD, bằng việc triển khai cơng tác KĐCLGD một cách tích cực, khách quan, trung thực trong mỗi cán bộ quản lí giáo dục, người dạy, người học để từ đó chất lượng giáo dục được đảm bảo và không ngừng được cải tiến, nâng cao.

KĐCLGD được Đảng và Nhà nước rất quan tâm và đã chỉ rõ: “KĐCLGD được thực hiện định kỳ trong phạm vi cả nước và đối với từng cơ sở giáo dục. Kết quả KĐCLGD được công bố công khai để xã hội biết và giám sát” (Luật Giáo dục, 2005). [19]

Được đào tạo, tập huấn về KĐCLGD;

Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường nhiệt tình trong hoạt động KĐCLGD;

2.8.2. Những khó khăn, hạn chế

Quy trình tổ chức thực hiện ở một số cơ sở chưa đảm bảo, chưa cơng khai rộng rãi dẫn đến những sai xót khơng đáng có trong q trình KSCT của đồn ĐGN;

Việc đánh giá mức độ đạt được của tiêu chí chưa bám sát vào nội hàm của từng tiêu chí, đánh giá khơng đúng thực trạng và cấp độ mà nhà trường đạt được cịn nặng về thành tích.

Sở GDĐT Vĩnh Long thiếu chủ động trong công tác ĐGN: Do nhân sự, thời gian, kinh phí bồi dưỡng cho đồn ĐGN cịn hạn chế;

Khả năng viết phiếu đánh giá tiêu chí của một số thành viên chưa tốt. Trong KSCT, khả năng đối chiếu minh chứng với mô tả hiện trạng và thực tế khảo sát của một số thành viên chưa tốt dẫn đến việc viết phiếu đánh giá tiêu chí chưa sát thực, chưa đáp ứng yêu cầu;

Tính bất hợp lý, chưa rõ ràng của một số nội hàm chỉ số nên việc đánh giá một số tiêu chí chưa sát thực: Như “viên chức làm cơng tác thư viện, thiết bị dạy học có trình độ trung cấp trở lên theo đúng chun mơn” trong khi khơng có cơ sở đào tạo trung cấp thư viện; Đối với Thông tư 42, tại Chương II, Mục 1, Điều 5, Khoản 5, Điểm b và Chương II, Mục 2, Điều 10, Khoản 7, Điểm b quy định “Lưu trữ đầy đủ, khoa học hồ sơ, văn bản theo quy định của Luật Lưu trữ”; quy định này chưa phù hợp với trường phổ thơng vì cơng tác văn thư lưu trữ tại các trường chưa đủ điều kiện về nhân lực và cơ sở vật chất để thực hiện lưu trữ theo Luật lưu trữ. Hơn nữa trong Luật lưu trữ số 01/2011/QH13 ngày 11/11/2011 của Quốc hội và Nghị định số 01/2013/ND-CP ngày 03/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật lưu trữ rất khó để các trường trung học áp dụng thực hiện.

2.8.3. Nguyên nhân

Thiếu sự quan tâm, chỉ đạo sâu, sát của cơ quan quản lí cấp trên;

Việc luân chuyển cán bộ theo nhiệm kỳ ít nhiềm cũng ảnh hưởng đến hoạt động KĐCLGD tại đơn vị;

Do nhiều công việc và thực hiện kiêm nhiệm nên thiếu chủ động trong thực hiện nhiệm vụ;

Phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng ngoài nhà trường chưa nhịp nhàng;

Năng lực của những thành viên tham gia ĐGN còn hạn chế, kể cả cán bộ phụ trách. Việc phân công, phân nhiệm cán bộ phụ trách các cấp một số nơi chưa thật sự hợp lý, chỉ đạo chưa đồng nhất, nên hiệu quả chưa cao.

2.8.4. Kiến nghị, đề xuất

Tiếp tục làm công tác tư tưởng để cơ sở giáo dục hiểu, nhận thức tốt hơn tầm quan trọng của công tác KĐCLGD;

Đưa công tác KĐCLGD vào nghị quyết, chỉ tiêu thi đua các cấp và đẩy mạnh hơn nữa trong thời gian tới, cũng như có những giải pháp xử lý các đơn vị không thực hiện nghiêm túc công tác TĐG, đăng ký ĐGN;

Chọn nhân sự cho các đoàn ĐGN thật sự có năng lực, nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm cao. Đẩy mạnh giám sát quá trình hoạt động của các đồn ĐGN, cũng như khâu thực hiện kế hoạch cải tiến chất lượng tại các đơn vị sau ĐGN;

Thực hiện tự bồi dưỡng, tập huấn, tổ chức hội thảo, chia sẻ kinh nghiệm về công tác KĐCLGD trong phạm vi cụm thi đua, liên cụm, liên huyện và cấp tỉnh.

Kết luận chương 2

KĐCLGD đóng vai trị rất quan trọng đối với sự phát triển của Nhà trường và của xã hội. Qua khảo sát thực tế thực trạng KĐCLGD và thực trạng quản lí hoạt động KĐCLGD các trường TH tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vinh Long. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng hoạt động KĐCLGD chưa đáp ứng yêu cầu, đạt hiệu quả chưa cao trong công tác chỉ đạo cũng như thực hiện kiểm tra đánh giá trường TH vẫn còn một số hạn chế. Để giải quyết những hạn chế trên, người làm cơng tác quản lí cần có một số biện pháp mang tính khoa học, khả thi nhằm phát huy những mặt mạnh và khắc phục những mặt hạn chế để công tác KĐCLGD ngày càng đạt hiệu quả cao. Nội dung các biện pháp sẽ được tác giả luận văn trình bày trong chương 3.

Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC TẠI THÀNH PHỐ

VĨNH LONG, TỈNH VĨNH LONG 3.1. Định hướng đề xuất biện pháp

Tiếp tục triển khai Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thơng; Thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động, các phong trào thi đua của ngành, tăng cường hoạt động giáo dục rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên và học sinh.

Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực và hiệu quả công tác quản lí theo hướng tăng cường phân cấp quản lí, tăng quyền chủ động của nhà trường.

Tiếp tục đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy và học, đổi mới kiểm tra, đánh giá nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.

Phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục, nâng cao vai trị của giáo viên chủ nhiệm lớp, của tổ chức Đồn, Hội, Đội, gia đình và cộng đồng trong việc quản lí, phối hợp giáo dục toàn diện cho học sinh.

Củng cố kết quả thực hiện chương trình và sách giáo khoa mới; đổi mới phương pháp giảng dạy trên tinh thần phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, chú ý rèn luyện phương pháp học, đặc biệt là phương pháp tự học cho học sinh; tổ chức dạy học bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng; chuẩn bị cho việc thực hiện bộ chương trình giáo dục phổ thơng mới từ năm 2018.

Công tác xã hội hóa vẫn tiếp tục được đẩy mạnh, vận động các nguồn xã hội hóa trong và ngồi nước đã góp phần tích cực vào việc giải quyết cơ sở vật chất cho các địa phương cịn khó khăn và giúp đỡ các em học sinh nghèo được tiếp tục đến trường.

3.2. Định hướng phát triển đổi mới KĐCLGD trường tiểu học tại tỉnh Vĩnh Long

+ Đổi mới cách quản lí tạo nên chất lượng giáo dục:

Đầu vào: Chú trọng đổi mới cách đánh giá đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên.

Q trình giáo dục: Giao quyền tự chủ nhiều hơn cho nhà trường, cho cán bộ quản lí và giáo viên.

Đầu ra: Đổi mới các đánh giá theo yêu cầu định hướng phát triển phẩm chất và năng lực;

+ Công khai chất lượng giáo dục của nhà trường.

Công khai chất lượng giáo dục chính là nâng cao trách nhiệm giải trình của nhà trường;

Cơng khai là để các cấp chính quyền, các cơ quan quản lí giáo dục và xã hội giám sát, hỗ trợ các điều kiện cần thiết giúp nhà trường duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục;

Việc công khai kết quả KĐCLGD là rất quan trọng. + Thực hiện cải tiến chất lượng liên tục

Tạo ra một quá trình cải tiến liên tục, hiệu trưởng nhà trường phải phân chia trách nhiệm về chất lượng và cùng với nó là các nguồn lực để tạo điều kiện cho mỗi thành viên của trường tự chủ trong công việc mà họ chịu trách nhiệm; Thực hiện việc cải tiến chất lượng liên tục, nhà trường cần phải xây dựng được kế hoạch cải tiến chất lượng của mình.

Các trường đã được ĐGN và công nhận mức chất lượng giáo dục, tiếp tục xấy dựng kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục sau ĐGN thật cụ thể để có hướng khắc phục những mặt hạn chế mà đồn ĐGN đã đề xuất phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường và của địa phương.

Quản lí giáo dục được hiệu quả, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có ứng dụng cơng nghệ thơng tin hỗ trợ quản lí hoạt động KĐCKGD là một trong những giải pháp quan trọng;

Phần mềm KĐCLGD để hỗ trợ nhà trường , các đồn ĐGN, các cấp quản lí giáo dục.

Phần mềm đã hỗ trợ cho việc tiết kiệm thời gian, nhân lực; đồng thời quản lí tốt các minh chứng, việc kết nối hoạt động TĐG từ nhà trường đến hoạt động ĐGN của đoàn ĐGN.

Cung cấp, trao đổi các thông tin cụ thể và chi tiết giữa nhà trường, đoàn ĐGN và các cấp quản lí về mức độ đáp ứng tiêu chí theo tiêu chuẩn đánh giá.

+ Tiếp tục nghiên cứu, xây dựng cơ chế chính sách, ưu đãi cho những đơn vị thực hiện tốt cơng tác KĐCLGD và có chế tài đủ mạnh để xử lý các đơn vị làm khơng tốt

+ Khuyến khích các trường trong tỉnh tổ chức hội thảo chuyên môn, trao đổi kinh nghiệm triển khai cơng tác KĐCLGD với nhiều hình thức phù hợp và hiệu quả.

Tuyên truyền sâu rộng, phổ biến kịp thời các văn bản liên quan đến KÐCLGD; Tăng cường tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học, tập huấn trao đổi về KÐCLGD;

Tăng cường đào tạo, tập huấn để xây dựng đội ngũ làm công tác KĐCLGD, đáp ứng yêu cầu đổi mới công tác này trong thời gian tới;

Tiếp tục tổ chức tập huấn, triển khai, quán triệt mục đích ý nghĩa của cơng tác KĐCLGD đến từng cán bộ, giáo viên, nhân viên trong toàn trường.

3.3. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp 3.3.1. Đảm bảo tính cần thiết 3.3.1. Đảm bảo tính cần thiết

Các biện pháp đưa ra được xuất phát từ thực tế của nhà trường. Nếu giải quyết được các vấn đề này thì góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Vấn đề cần đặt ra hiện nay là: Phải có chế độ chính sách phù hợp với

hoạt động KĐCLGD. Cần phải nâng cao chất luợng đội ngũ CBQL và giáo viên, tăng cuờng CSVC cho nhà trường góp phần đủ các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục trường TH.

3.3.2. Đảm bảo tính khả thi của các biện pháp

Các biện pháp đưa ra đều có tính khả thi, có thể áp dụng được vào thực tiễn, các điều kiện đều có tính pháp lý. Các biện pháp đưa ra được đặt trong mối quan hệ hài hịa giữa lợi ích của nhà truờng, nguời học và cơ quan quản lí. Biện pháp đưa ra phải được sự đồng thuận các cấp quản lí giáo dục, của địa phương, sự đồng thuận của toàn thể cán bộ, giáo viên, các tổ chức trong nhà truờng, đặc biệt là của xã hội.

3.3.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khách quan, trung thực

Các biện pháp đưa ra phải đảm bảo tính trung thực, khách quan, cơng bằng nhằm phản ánh đúng thực chất về chất lượng giáo dục trường TH, loại bỏ những ý kiến chủ quan, mang tính tình cảm, thỏa thuận để đạt được mục đích.

3.3.4. Nguyên tắc đảm bảo tính giáo dục và tính phát triển

Các biện pháp đưa ra đều có tác động đến sự phát triển của nhà trường nhằm tạo động lực đến cán bộ quản lí giúp nhà trường khơng ngừng cải tiến nâng cao chất lượng giáo dục.

3.3.5. Đảm bảo tính phù hợp

Các biện pháp đưa ra phù hợp với trình độ quản lí của đội ngũ CBQL giáo dục, trình độ chun mơn của giáo viên và nhận thức của xã hội. Phù hợp với điều kiện kinh tế của nhà trường và của xã hội ở địa phương. Phù hợp luật Giáo dục và chủ trương, chính sách của Ðảng và pháp luật của Nhà nuớc.

3.3.6. Đảm bảo tính kế thừa

Đảm bảo tính kế thừa kinh nghiệm quản lí hoạt động KĐCLGD đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp.

3.4. Biện pháp quản lí hoạt động KĐCLGD ở các trường TH tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long

3.4.1. Biện pháp thứ nhất

Bồi dưỡng cán bộ quản lí, giáo viên làm cơng tác KĐCLGD.

+ Mục đích biện pháp

Bồi dưỡng cán bộ quản lí kế thừa và giáo viên làm cơng tác KĐCLGD. Nhằm nâng cao nhận thức về KĐCLGD và bổ sung kiến thức và kỹ năng về hoạt động KĐCLGD trường TH.

Bồi dưỡng đội ngũ làm công tác KĐCLGD để đảm bảo đủ năng lực tư vấn, giúp đỡ trong hoạt động này.

+ Nội dung và tổ chức thực hiện biện pháp:

Tập huấn về kỹ thuật phân tích nội hàm của các chỉ số trong mỗi tiêu chí; kỹ thuật phân tích, viết báo cáo ĐGN theo bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nội dung này đáp ứng yêu cầu làm việc trong lĩnh vực KĐCLGD. Người được tập huấn sẽ nâng cao được kiến thức về KĐCLGD và kỹ năng quản lí về hoạt động KĐCLGD trường TH. Nếu xây dựng nội dung và tổ chức thực hiện biện pháp này đạt hiệu quả thì góp phần nâng cao chất lượng KĐCLGD.

Nắm được những kiến thức về KĐCLGD, các quy trình và chu kỳ trong KĐCLGD đồng thời nâng cao kỹ năng viết phiếu đánh giá tiêu chí, đây là bước quan trọng trong ĐGN là cơ sở để viết báo cáo;

Quy trình ĐGN trường TH gồm các bước sau

(1) Nghiên cứu hồ sơ đánh giá.

(2) Khảo sát sơ bộ tại cơ sở giáo dục. (3) Khảo sát chính thức tại cơ sở giáo dục. (4) Dự thảo báo cáo ĐGN.

(5) Lấy ý kiến phản hồi của cơ sở giáo dục về dự thảo báo cáo ĐGN. (6) Hoàn thiện báo cáo ĐGN.

Cụ thể như sau

- Nghiên cứu Thông tư Số 42/2012/TT- BGDĐT và Công văn Số 8987/ BGDĐT-KT&KĐCLGD và các văn bản khác có liên quan;

- Nghiên cứu Báo cáo TĐG của nhà trường; - Viết báo cáo sơ bộ;

+ Nhận xét chung: Hình thức trình bày, cấu trúc, văn phong, chính tả; + Nhận xét về nội dung báo cáo TĐG: Nhận xét về thông tin, số liệu trong phần cơ sở dữ liệu; Mô tả hiện trạng- minh chứng sử dụng, điểm mạnh, điểm yếu, kế hoạch cải tiến chất lượng, tự đánh giá tiêu chí;

+ Những tiêu chí chưa đánh giá đúng, những tiêu chí chưa đánh giá hoặc chưa được đánh giá đầy đủ;

+ Đề xuất với đoàn ĐGN về những vấn đề cần thảo luận thêm;

+ Họp đồn thống nhất báo cáo sơ bộ và phân cơng nghiên cứu sâu một số tiêu chí cho mỗi thành viên

+ Viết bản nhận xét các tiêu chí và ghi vào phiếu đánh giá các tiêu chí; + Viết phiếu đánh giá các tiêu chí: Đánh giá việc xác định điểm mạnh, điểm yếu, kế hoạch cải tiến và ý kiến đề xuất; Những nội dung chưa rõ cần kiểm tra lại hoặc cần bổ sung minh chứng; Đánh giá tiêu chí là đạt hoặc khơng đạt;

- Viết báo cáo kết quả nghiên cứu hồ sơ đánh giá: + Mức độ phù hợp của báo cáo TĐG;

+ Việc đánh giá các tiêu chí;

+ Những tiêu chí chưa đánh giá đúng, chưa đánh giá hoặc đánh giá chưa đầy đủ;

+ Danh sách những tiêu chí cần kiểm tra minh chứng; + Danh sách những minh chứng cần bổ sung;

+ Đối tượng và nội dung phỏng vấn;

+ Cơ sở vật chất, hoạt động chính khố và ngoại khố cần khảo sát;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường tiểu học tại thành phố vĩnh long, tỉnh vĩnh long​ (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)