Các yếu tố ảnh hưởng đến KĐCLGD trường tiểu học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường tiểu học tại thành phố vĩnh long, tỉnh vĩnh long​ (Trang 49 - 54)

1.5.1. Yếu tố khách quan

Thiếu sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của cơ quan quản lý cấp trên có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động ĐGN.

Các văn bản triển khai còn hạn chế về mặt kỹ thuật trong việc thực hiện hoạt động ĐGN.

Về thời gian, việc thực hiên hoạt động đánh giá ngoài mất từ 2-3 tháng. Các thành viên đoàn đánh giá thường là cán bộ chủ chốt nên bận nhiều công việc ở trường, nên khơng có sự đầu thỏa đáng về thời gian cho hoạt động này.

1.5.2. Yếu tố chủ quan

Nhận thức của các thành viên đoàn ĐGN về tầm quan trọng của hoạt động này trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Nếu nhận thức không đúng, điều này làm cho hoạt động đánh giá ngồi trở nên hình thức, thiếu thực tế. Cùng nhau xây dựng kế hoạch cải thiện và nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường.

Năng lực chuyên môn nghiệp vụ của thành viên đồn đánh giá ngồi địi hỏi người thực hiện phải có năng lực nhất định về nghiên cứu khoa học và am tường các hoạt động giáo dục của nhà trường. Vì thế, thành viên đồn đánh giá phải là cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên chủ chốt, am tường các hoạt động của nhà trường.

Về kinh phí, hoạt động đánh giá ngồi thể hiện chi trả của nhà trường. Hiệu trưởng phải dự trù kinh phí từ đầu năm cho việc thực hiện ĐGN.

Về cơ sở vật chất, nhà trường cần một phịng đủ rộng và bố trí nhân sự cùng tham gia với đồn để hỗ trợ việc cung cấp minh chứng khi cần thiết; dẫn đoàn đến thăm lớp và thăm các phịng khác có liên quan.

Mặt khác, lãnh đạo nhà trường thiếu sự quyết tâm trong thực hiện KĐCLGD trong nhà trường; Nhận thức của đội ngũ CBQL, giáo viên và nhân viên về công tác KĐCLGD chưa cao; Thiếu kinh nghiệm trong việc triển khai, viết báo cáo TĐG để tiến hành đăng ký ĐGN;

Kết luận chương 1

KĐCLGD có vai trị ý nghĩa vơ cùng quan trọng, giúp nhà trường nhìn thấy điểm mạnh, điểm yếu từ đó có kế hoạch cải tiến nâng cao chất lượng giáo dục. Để kiểm định chất lượng giáo dục trường TH đòi hỏi nhà trường phải tiến hành TĐG, TĐG là khâu vô cùng quan trọng làm cơ sở để tiến hành ĐGN.

Quản lí hoạt động KĐCLGD trường TH là q trình tác động có mục đích của chủ thể quản lí đến hoạt động KĐCLGD trường TH thông qua các hoạt động xây dựng kế hoạch; tổ chức; chỉ đạo; kiểm tra, giám sát việc thực hiện ĐGN công nhận và cấp giấy chứng nhận về KĐCLGD trường TH đạt tiêu chuẩn chất lượng do cơ quan quản lí giáo dục mục đích nâng cao chất lượng giáo dục trường TH.

Những cơ sở lý luận trên đây là nền tảng về quản lí hoạt động KĐCLGD trường TH để đi tiếp khảo sát và phân tích, đánh giá thực trạng ở Chương 2 cũng như xây dựng các giải pháp ở Chương 3.

Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC TẠI

THÀNH PHỐ VĨNH LONG, TỈNH VĨNH LONG

2.1. Khái quát hệ thống trường TH tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long

Theo Báo cáo số 156/BC-PGDĐT ngày 25 tháng 8 năm 2017 của Phòng GDĐT thành phố Vĩnh Long về việc tổng kết năm học 2016-2017 và phương hướng nhiệm vụ 2017-2018. Thông tin về hệ thống trường TH ở thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long Phòng Giáo dục và Đào tạo, 2017)

Trên địa bàn thành phố Vĩnh Long có 18 trường TH, mỗi trường có 01 Hiệu trưởng và 01 Phó Hiệu trưởng, trong đó có 2 trường có 2 Phó Hiệu trưởng.

Trong năm học 2016-2017 cấp TH ở thành phố Vĩnh Long có 316 lớp với 309 Phịng học. Mạng lưới trường lớp phát triển khắp các xã, phường; ít nhất 01 trường/1 xã, phường với 27 điểm trường. Trong đó 11/18 trường đạt chuẩn quốc gia và 07/18 trường đạt chuẩn kiểm định, cụ thể như sau:

Trong 316 lớp có 10.746 học sinh, so với năm 2015-2016 giảm 4 lớp và giảm 465 học sinh;

Học sinh 6 tuổi có hộ khẩu thành phố huy động vào lớp 1 là 1.333 học sinh, đạt 100%;

Tổng số học sinh TH của 5 khối lớp là 10.746, trong đó học sinh nữ là 5.166 chiếm 48.07%;

Học sinh người dân tộc: 43 em, so với năm 2015-2016 không thay đổi; Số học sinh khuyết tật: 69 em, so với năm 2015-2016 tăng 03 em;

Học 2 buổi: Có 292 lớp với số học sinh là 10.002 em - tỉ lệ: 93.07% (gỉam 2.4%);

Số lớp học Tiếng Anh là 208 lớp, tổng số học sinh 7.426 em - tỉ lệ: 69.1% (tăng 7.1% so với năm 2015-2016);

Số lớp học Tin học là 216 lớp, tổng số học sinh: 7.829 em - tỉ lệ: 72.85% (tăng 3.5% so với năm 2015-2016);

Số học sinh ở bán trú là 201 Phòng, tổng số học sinh: 3.214 em - tỉ lệ: 29.91% (giảm 2.3% so với năm 2015-2016);

Số học sinh bỏ học 05 em, tỷ lệ: 0.05%, so với năm 2015-2016 không thay đổi;

Số CBQL trường học các cấp hiện nay trong tỉnh ổn định về biên chế, trong đó:

Lãnh đạo: 36 người Giáo viên: 462 người

Nhân viên: 84 người, trong đó hợp đồng là 19.

Trình độ lý luận chính trị tồn ngành giáo dục thành phố được nâng lên cả về số lượng và chất lượng, số CBQL, giáo viên có trình độ chuẩn đào tạo 498 đạt tỷ lệ 100%, trong đó trên chuẩn 457, đạt tỷ lệ 91,77%;

Đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp (cơng lập): 457 người, trong đó:

Xuất sắc: 337 đạt 73.74%; Khá: 119 đạt 26.04%; Trung bình: 01 đạt 0.22%;

Cơng tác xã hội hóa (XHH) giáo dục đã được các trường quan tâm, kết hợp với sự đồng thuận của chính quyền địa phương và của cộng đồng. Năm học 2016-2017, XHH được 1.186.921.000 đồng

Công tác KĐCLGD: Báo cáo TĐG có 18/18 trường hồn thành báo cáo TĐG đạt 100%. Đăng ký ĐGN 08/18 đạt 44.44%, trong đó hồn thành và được cơng nhận chuẩn KĐCLGD là 07/08 trường đạt 87.5%. Còn 01 trường chưa được ĐGN do báo cáo TĐG trong nhà trường chưa đạt yêu cầu (Phòng Giáo dục và Đào tạo, 2017).

2.2. Thực trạng KĐCLGD ở các trường TH tại thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường tiểu học tại thành phố vĩnh long, tỉnh vĩnh long​ (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)