Quản lí, quản lí giáo dục, quản lí hoạt động KĐCLGD

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường tiểu học tại thành phố vĩnh long, tỉnh vĩnh long​ (Trang 28 - 32)

1.2. Một số khái niệm

1.2.3. Quản lí, quản lí giáo dục, quản lí hoạt động KĐCLGD

Có nhiều cách nhìn khác nhau về khái niệm quản lí. Koontz (1995), quản lí là một hoạt động thiết yếu đảm bảo sự phối hợp nỗ lực của các cá nhân nhằm đạt đến mục tiêu tổ chức nhất định. Ngoài ra, Taylor với cuốn sách “Các nguyên tắc quản lí theo khoa học”, Ơng là một trong những người đầu tiên khai sinh ra khoa học quản lí, là “cha đẻ” của trường phái quản lí theo khoa học - người đầu tiên tiếp cận và nghiên cứu quản lí một cách khoa học và có hệ thống cho rằng "Quản lí là nghệ thuật biết rõ ràng, chính xác cái gì cần làm và làm cái đó bằng phương pháp tốt nhất và rẻ nhất" (Đặng Thị Thùy Linh, 2014).

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang, “Quản lí là sự tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lí đến tập thể những người lao động (khách thể quản lí) nhằm thực hiện được những mục tiêu dự kiến (Nguyễn Ngọc Quang, 1989).

Tóm lại, Trong luận văn này khái niệm “Quản lí là q trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra công việc của các thành viên trong tổ chức và sử dụng mọi nguồn lực sẵn có để đạt những mục tiêu tổ chức” của Stoner (1995) sẽ được sử dụng làm cơ sở phân tích thực trạng quản lí hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục (Stoner,1995).

+ Quản lí giáo dục là gì?

Quản lí giáo dục là một loại quản lí xã hội. Dựa vào khái niệm quản lí, một số tác giả đưa ra khái niệm về quản lí giáo dục.

Theo tác giả Trần Kiểm, quản lí giáo dục là những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật) của chủ thể quản lí đến tất cả các mắt xích của hệ thống (từ cấp cao nhất đến các cơ sở giáo dục là nhà trường) nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ mà xã hội đặt ra cho ngành giáo dục (Trần Kiểm, 1997).

Theo Nguyễn Cảnh Hồ (1984), với cách tiếp cận hệ thống cho rằng quản lí giáo dục tức hoạt động quản lí có đối tượng, đối tượng đấy chính là hệ thống giáo dục quốc dân, bao gồm toàn bộ các trường học, các cơ sở giáo dục đào tạo

trong cả nước, với các phần tử cơ bản là giáo viên và học sinh. Hệ thống giáo dục được biểu hiện ở chất và lượng ở các yếu tố: giáo viên và học sinh; chương trình giáo dục; phương pháp và phương tiện dạy học; cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ dạy học; cơ sở vật chất phục vụ đời sống, sinh hoạt. Sản phẩm của hệ thống giáo dục là học sinh. Sự hoạt động của hệ thống giáo dục phải nhằm đạt được mục tiêu giáo dục. Quản lí giáo dục là quản lí tồn bộ hệ thống cơ sở giáo dục trong tổng thể hệ thống giáo dục quốc gia nhằm đạt được mục tiêu đề ra (Nguyễn Cảnh Hồ, 1984).

Trong quản lí giáo dục, chủ thể quản lí ở các cấp chính là bộ máy quản lí giáo dục từ Trung ương đến địa phương, cịn đối tượng quản lí chính là nguồn nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật và các hoạt động thực hiện chức năng của giáo dục đào tạo. Hiểu một cách cụ thể là:

Như vậy, quản lí giáo dục là hệ thống tác động có kế hoạch, có ý tưởng, có mục đích của chủ thể quản lí đến đối tượng bị quản lí. Nói cách khác, quản lí giáo dục là sự tác động lên tập thể giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, nhằm huy động họ cùng phối hợp, tác động tham gia các hoạt động giáo dục của nhà trường để đạt mục đích đã định.

Trong hệ thống giáo dục, con người giữ vai trò trung tâm của mọi hoạt động, con người vừa là chủ thể quản lí vừa là khách thể quản lí. Mọi hoạt động giáo dục và quản lí giáo dục đều hướng vào việc đào tạo và phát triển nhân cách thế hệ trẻ. Vì vậy, con người là nhân tố quan trọng nhất trong quản lí giáo dục.

+ Hoạt động KĐCLGD:

Hoạt động KĐCLGD là hoạt động TĐG của cơ sở giáo dục và hoạt động ĐGN của cơ quan quản lí nhà nước nhằm đánh giá thực trạng và công nhận trường tiểu học đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục. Mục đích nhằm cải tiến năng cao chất lượng giáo dục.

Ở Mỹ, việc quản lí các hoạt động KĐCLGD được 2 tổ chức KĐCLGD không trực tiếp kiểm định các cơ sở giáo dục mà chỉ làm nhiệm vụ công nhận (recognizing agencies) các tổ chức KĐCLGD khác. Đó là Bộ Giáo dục liên bang và Hội đồng KĐCLGD đại học, trong đó USDE là cơ quan chính phủ và CHEA là cơ quan phi chính phủ. Hai cơ quan này khơng trực tiếp kiểm định các trường mà cấp phép kiểm định cho các tổ chức kiểm định có đủ điều kiện hành nghề. Như vậy, việc kiểm định các tổ chức kiểm định là một hình thức để quản lí các hoạt động KĐCLGD (Đặng Thị Thùy Linh, 2014).

Như vậy, quản lí hoạt động KĐCLGD bao gồm quản lí hoạt động tự đánh giá và quản lí hoạt động đánh giá ngồi, lãnh đạo trường sẽ xác định được mức độ đáp ứng các mục tiêu giáo dục theo các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trong từng giai đoạn. Kết quả KĐCLGD phản ánh chất lượng đào tạo của nhà trường, nhờ đó lãnh đạo trường nắm được những điểm mạnh, điểm yếu của đơn vị mình, làm căn cứ để xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục đã đề ra.

Từ khái niệm về quản lí và khái niệm về KĐCLGD được viết phần trên, nghiên cứu này đã vận dụng thực tế trong việc quản lí hoạt động KĐCLGD cũng như các nghiên cứu về các lý luận quản lí nói chung và thực tiễn trong cơng việc nói riêng để đưa ra khái niệm về quản lí hoạt động KĐCLGD trường TH là “Quản lí hoạt động KĐCLGD trường tiểu học là q trình tác động có

mục đích của chủ thể quản lí đến hoạt động KĐCLGD trường TH thơng qua các hoạt động xây dựng kế hoạch; tổ chức; chỉ đạo; kiểm tra, giám sát việc thực hiện TĐG, ĐGN, công nhận và cấp giấy chứng nhận về KĐCLGD trường TH đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục của cơ quan quản lí nhà nước nhằm mục đích cải tiến nâng cao chất lượng giáo dục”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường tiểu học tại thành phố vĩnh long, tỉnh vĩnh long​ (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)