Phương pháp dạy học trực quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng sử dụng đồ dùng dạy học trực quan nhằm hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 3 4 tuổi trong hoạt động làm quen với toán​ (Trang 26 - 29)

1.2. Các khái niệm công cụ

1.2.4. Phương pháp dạy học trực quan

- Phương pháp

Phương pháp là con đường, là cách thức mà chủ thể sử dụng để tác động nhằm chiếm lĩnh hoặc biến đổi đối tượng theo mục đích đã định. Như vậy, PP là một phạm trù mang tính biện chứng, nó khơng phải là bất biến, mà có thể thay đổi theo

sự thay đổi của thực tiễn để đáp ứng với các nhu cầu địi hỏi của thực tiễn, vì vậy khi sử dụng chúng GV có thể lựa chọn, kết hợp, thay đổi chúng và thậm chí có thể tìm kiếm những PP mới. Việc xác định đúng PP sẽ góp phần nâng cao hiệu quả giải quyết mục đích đề ra (Đỗ Thị Minh Liên, 2014).

Nói theo phương diện giáo dục học mầm non, PP là cách thức tổ chức hoạt động cho trẻ nhằm giúp trẻ nắm những kiến thức, kỹ năng và hình thành hứng thú nhận biết, nó được xác định bởi các mục đích và nội dung dạy học trong trường mầm non, mặt khác nó phụ thuộc vào đặc điểm lứa tuổi, phụ thuộc vào đặc trưng và mức độ phát triển trí tuệ của trẻ (Đỗ Thị Minh Liên, 2002).

- Trực quan

Trực quan là khái niệm biểu thị tính chất của hoạt động nhận thức, trong đó những thơng tin thu được từ các sự vật và hiện tượng của thế giới bên ngoài được cảm nhận trực tiếp từ các cơ quan cảm giác của con người (Phan Minh Tiến, 1998).

Xét ở góc độ Triết học, trực quan được xem là những đặc điểm, tính chất của nhận thức lồi người. Trực quan được phản ánh trong thực tế, mà thực tế có thể biểu hiện ở dạng hình tượng cảm tính.

Trực quan khơng đơn giản chỉ là quan sát sự vật bằng giác quan, mà là hành động, tác động lên sự vật, làm biến đổi các dấu hiệu bề ngoài của chúng, làm cho cái bản chất, các mối liên hệ, quan hệ có tính quy luật của chúng được bộc lộ, được phơi bày một cách cảm tính, mà nếu khơng có sự tác động đó thì chúng mãi cịn là bí ẩn đối với nhận thức con người (Phan Trọng Ngọ, 2007).

- Phương pháp DHTQ

Phương pháp DHTQ là phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan để giúp trẻ nhận biết được các thuộc tính, đặc điểm bên ngồi của sự vật, hiện tượng, trên cơ sở đó ở trẻ hình thành những biểu tượng, khái niệm cụ thể về đối tượng nghiên cứu (Đỗ Thị Minh Liên, 2014).

Phương pháp DHTQ không chỉ là GV giới thiệu, trình bày các phương tiện trực quan, nhằm cung cấp cho trẻ nhiều hình ảnh cảm tính về sự vật, mà phải giúp trẻ được hành động tốt nhất với sự vật. Dạy học trực quan là dạy học bắt đầu từ việc hướng dẫn trẻ hành động cảm tính với đối tượng học (Phan Trọng Ngọ, 2007).

Đây là PP sử dụng phổ biến trong dạy học MN, vì nó phù hợp với đặc điểm nhận thức và tư duy của trẻ. Giúp trẻ dễ hiểu, dễ nhớ, dễ gây hứng thú, tập trung, kích thích sự tị mò và ham hiểu biết của trẻ nhờ việc sử dụng các giác quan, tri giác trực tiếp các sự vật và hiện tượng thực tiễn.

PP này bao gồm hai PP chính là: PP trình bày trực quan và PP quan sát. Hai PP này có mối liên hệ với nhau, bởi khi trình bày trực quan, trẻ tiến hành quan sát chúng một cách khoa học dưới sự hướng dẫn có GV. Cụ thể:

Thứ nhất, PP trình bày trực quan: là sử dụng các phương tiện trực quan trước, trong hoặc sau khi nắm kiến thức mới, được sử dụng trong q trình cho trẻ ơn tập, củng cố và kiểm tra kiến thức, kĩ năng. Điều kiện thực hiện là phải có đồ dùng trực quan kết hợp với lời nói. Gồm hai q trình: trình bày các vật mẫu và hành động mẫu + Trình bày các vật mẫu: là các vật có trong mơi trường tự nhiên hay các vật do con người tạo ra.

+ Sử dụng hành động mẫu: được xem là biện pháp minh họa và nó cũng có thể được coi là phương pháp dạy học trực quan – thực hành.

Thứ hai, PP quan sát là tổ chức các hoạt động nhằm hình thành cho trẻ kĩ năng phân tích các dấu hiệu cơ bản, các thuộc tính đặc trưng của sự vật, hiện tượng thực, mô tả chúng bằng cách huy động tất cả các giác quan để phát hiện nét nổi bật của đối tượng. GV đặt câu hỏi, gợi ý, đề nghị hướng trẻ vào những dấu hiệu khác nhau của đối tượng tránh không để trẻ bị phân tán vào các hiện tượng khác. (Đỗ Thị Minh Liên, 2014)

Nói cách khác, phương pháp DHTQ vừa là PP trình bày các phương tiện trực quan của GV và vừa là PP của trẻ quan sát các phương tiện trực quan đó. Cụ thể GV dùng các thiết bị dạy học, tranh ảnh, đồ chơi, đồ dùng dạy học để cho trẻ quan sát, sờ mó và hoạt động cùng với vật đó, nhằm giúp trẻ nhận thức một vấn đề về kiến thức mới mà GV cần truyền đạt. Trong quá trình này, GV chỉ là người hướng dẫn trẻ hoạt động. Việc hướng dẫn của GV phải tuân thủ quá trình nhận thức của trẻ.

Thực tế, PP trực quan thường kết hợp cùng PP lời nói, PP thực hành, PP trị chơi để đem lại hiệu quả cho việc hình thành các biểu tượng tốn học cho trẻ mầm non.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng sử dụng đồ dùng dạy học trực quan nhằm hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 3 4 tuổi trong hoạt động làm quen với toán​ (Trang 26 - 29)