Một số khó khăn khi giáo viên sử dụng đồ dùng dạy học trực quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng sử dụng đồ dùng dạy học trực quan nhằm hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 3 4 tuổi trong hoạt động làm quen với toán​ (Trang 83)

Cơ Hiệu phó trường mầm non E cho biết: “Qua quá trình dự giờ các lớp trong

thời gian dài, rõ ràng có thể thấy những giờ học được chuẩn bị nhiều đồ dùng dạy học thì trẻ sẽ rất thích, tích cực và hiệu quả đạt trên trẻ khá rõ ràng hơn rõ với các giờ học khơng có hoặc có ít đồ dùng dạy học”.

2.3.4. Thực trạng khó khăn của giáo viên khi sử dụng đồ dùng dạy học trực quan nhằm hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 3-4 tuổi

Việc đảm nhiệm vai trò là một giáo viên mầm non, các cơ có rất nhiều trách nhiệm cần hồn thành trong việc chăm sóc lẫn giáo dục trẻ, do đó bên cạnh những niềm vui dạy học, GVMN còn gặp phải khá nhiều khó khăn khác nhau. Khi được hỏi về những khó khăn trong việc sử dụng đồ dùng dạy học trực quan (Bảng 2.13), có thể chia câu trả lời của GVMN thành 2 nhóm là: những lý do khách quan và những lý do chủ quan.

Bảng 2.13. Một số khó khăn khi giáo viên sử dụng đồ dùng dạy học trực quan Số Số

TT Nội dung Số lượng

(N = 163) Tỷ lệ

1 Hạn chế về thời gian 64 39,26

2 Chi phí để tự tạo thêm đồ dùng dạy học 87 53,37

3 Chưa nhận được sự hỗ trợ từ nhà trường 11 6,75

4 Đồ dùng dạy học sẵn có khơng đáp ứng được u cầu 49 30,06

5 Trang thiết bị hiện tại còn lạc hậu và xuống cấp 11 6,75

6 Trẻ chưa biết sử dụng đồ dùng dạy học đúng cách 45 27,61

7 Thiếu đồ dùng, đồ dùng tự tạo độ bền không cao 81 49,69

8 Chưa biết cách sử dụng đồ dùng dạy học trực quan

đồ dùng đồ dùng dạy học trực quan đúng cách” (39,26%), “Hạn chế về thời gian” (39,26%) và “Chi phí để tự tạo đồ dùng dạy học trực quan” (53,37%).

Về các lý do khách quan chủ yếu đến từ 2 phía là sự hỗ trợ của Nhà trường và từ đặc điểm nhận thức của trẻ như: “Thiếu đồ dùng sẵn có, đồ dùng tự tạo độ bền không” (49,69%), “Trẻ chưa biết sử dụng đồ dùng dạy học đúng cách” (27,61%), “Trang thiết bị hiện tại còn lạc hậu và xuống cấp (tỷ lệ thấp 6,75%), “Đồ dùng dạy học chưa đáp ứng được yêu cầu của bài học” (30,06%), “Chưa nhận được sự hỗ trợ từ nhà trường” (6,75%).

Nhìn chung, các khó khăn mà GVMN thường gặp phải thì từ các lý do mang tính chủ quan từ phía GVMN chiếm tỷ lệ cao hơn so với các lý do khách quan khác, do đó việc quan trọng và cấp nhất làm cơ sở đề xuất các biện pháp là việc bồi dưỡng chuyên môn và tập huấn kỹ năng sử dụng đồ dùng dạy học trực quan cho GVMN.

Qua phân tích, đánh giá thực trạng việc sử dụng đồ dùng DHTQ nhằm hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 3-4 tuổi trong HĐLQVT ở một số trường mầm non tại Quận Bình Tân, rút ra một số kết luận như sau:

- Đa số giáo viên tham gia vào quá trình khảo sát đều có hiểu biết căn bản về phương pháp dạy học trực quan, phương tiện trực quan và đồ dùng DHTQ cũng như nhận thức đúng về tầm quan trọng của việc sử dụng đồ dùng DHTQ trong việc tổ chức hoạt động hình thành BTSL cho trẻ 3-4 tuổi.

- GV cũng đã nắm được các mục đích yêu cầu, nội dung cần dạy trong hoạt động này từ đó làm cơ sở cho việc chuẩn bị đồ dùng DHTQ một cách phù hợp. Tuy nhiên, một số GV có nhận thức chưa thật sự đầy đủ và chính xác về phương pháp sử dụng đồ dùng DHTQ nhằm hình thành BTSL cho trẻ 3-4 tuổi trong HĐLQVT nên họ còn gặp một số khó khăn khi áp dụng phương pháp dạy học này trên lớp.

- Đa số giáo viên thường xuyên sử dụng đồ dùng DHTQ vào việc tổ chức hoạt động dạy học cho trẻ thông qua các đồ dùng có sẵn và tự làm. Tuy nhiên mức độ vận dụng giữa các đồ dùng DHTQ chưa đồng đều do những nguyên nhân khác nhau từ phía giáo viên, nhà trường và trẻ.

- Một số GV có sử dụng đồ dùng DHTQ nhưng hiệu quả mang lại trong việc hình thành BTSL cho trẻ chưa cao do thiếu sót trong khâu chuẩn bị đồ dùng DHTQ và chưa nắm được các nguyên tắc và quy trình sử dụng đúng cách.

- Ban Giám hiệu và giáo viên có sự quan tâm đến việc đánh giá tính hiệu quả của việc sử dụng đồ dùng DHTQ nhằm hình thành BTSL cho trẻ 3-4 tuổi trong HĐLQVT. Tuy nhiên, các phương pháp được giáo viên sử dụng đánh giá còn sơ sài chủ yếu thông qua quan sát mức độ hứng thú và hoạt động của trẻ trong giờ học.

- Trong quá trình dạy học, giáo viên đánh giá cao tính hiệu quả của đồ dùng DHTQ đáp ứng được mục đích của chương trình, và cũng mang lại hiệu quả cao hơn khi áp dụng bằng hình thức dạy học cá nhân so với dạy học theo cả lớp và chia nhóm. Ngoài ra, GV cũng dựa vào kết quả hoạt động của trẻ để đánh giá hiệu quả mà đồ dùng DHTQ mang lại.

trong quá trình vận dụng GV cũng cịn gặp khơng ít khó khăn, trong đó các khó khăn mà nhiều GVMN lựa chọn nhất là: thiếu chi phí, thiếu đồ dùng, thiếu kiến thức và kỹ năng, …

Việc nghiên cứu thực trạng trên đây chính là cơ sở để xây dựng các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong việc sử dụng đồ dùng DHTQ nhằm hình thành BTSL cho trẻ 3-4 tuổi trong HĐLQVT ở chương 3.

CỦA VIỆC SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG DẠY HỌC TRỰC QUAN NHẰM HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG SỐ LƯỢNG CHO TRẺ 3-4 TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TOÁN

3.1. Cơ sở định hướng cho việc xây dựng các biện pháp

Để đề xuất các biện pháp, trước hết cần xác định cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng biện pháp này

3.1.1. Cơ sở lí luận

Thứ nhất, xuất phát từ các đặc điểm tâm lí nổi bậc của độ tuổi 3-4 là nhận biết cảm giác và tri giác ngày càng hồn thiện và chính xác, nhờ đó vốn biểu tượng về số lượng của trẻ được hình thành và tích lũy. Ở giai đoạn này, tư duy trực quan hành động đóng vai trị chủ yếu, do đó thơng qua việc thao tác thực tiễn với các đồ vật bằng các giác quan, từ đó xác lập mối quan hệ logic giữa chúng và dần hình thành các biểu tượng bên trong.

Thứ hai, trên cơ sở lý luận của phương pháp dạy học trực quan và phương pháp cho trẻ làm quen với tốn.

Thức ba, dựa vào chương trình GDMN hiện hành do Bộ Giáo dục và Đào tạo. Từ những cơ sở lý luận trên, đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc sử dụng đồ dùng dạy học trực quan nhằm hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 3-4 tuổi.

3.1.2. Cơ sở thực tiễn

Dựa vào kết quả phân tích thực trạng và một số nguyên nhân của thực trạng sử dụng đồ dùng dạy học trực quan nhằm hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 3-4 tuổi ở một số trường MN tại Quận Bình Tân, xây dựng các biện pháp nâng cao hiệu quả cần phải căn cứ trên một số thực tiễn sau:

- Nhận thức về phương pháp dạy học trực quan của GDMN cịn chưa đầy đủ, do đó cần được bồi dưỡng và tập huấn thêm.

- GVMN cần nhận được sự hỗ trợ thêm về đồ dùng dạy học, các tài liệu tham khảo từ phía nhà trường.

- Nhà trường cần có các kế hoạch liên quan đến việc kiểm tra, đánh giá tính hiệu quả của việc sử dụng đồ dùng dạy học trực quan của giáo viên.

- Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống cấu trúc

Các biện pháp đề xuất phải được xây dựng theo hệ thống từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ nhận thức đến hành động.

- Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Các biện pháp được đề xuất phù hợp với tình hình thực tế, điều kiện, hồn cảnh cụ thể tại trường MN, lớp và phù hợp với trình độ năng lực của đội ngũ GVMN dạy trẻ 3-4 tuổi.

Phù hợp với mục tiêu, yêu cầu của việc tổ chức hoạt động làm quen với tốn chương trình giáo dục trẻ 3-4 tuổi.

- Nguyên tắc đảm bảo tính phát triển tồn diện

Các biện pháp được đề xuất phải đặt trong mối quan hệ giữa các lĩnh vực khác như nhận thức, tình cảm, ngơn ngữ, thẩm mỹ để đảm bảo cho trẻ phát triển một cách toàn diện.

- Nguyên tắc lấy trẻ làm trung tâm

Trẻ là chủ thể tích cực của hoạt động học tập. Mọi biện pháp được vận dụng trong việc sử dụng đồ dùng dạy học trực quan đều phát xuất phát từ nhu cầu, hứng thú thậm chí đặc điểm từng cá nhân của trẻ. Khơng vì mục đích giáo dục của cơ mà áp đặt trẻ, bắt trẻ làm những việc trẻ khơng thích. Điều này chẳng những khơng giúp ích cho trẻ mà cịn kiềm hãm sự phát triển hiện có của trẻ.

- Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức

Các biện pháp đề xuất phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý trẻ, khơng q cao vì trẻ khơng thể thực hiện được, cũng không quá thấp sẽ kiềm hãm sự phát triển của trẻ.

3.2. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc sử dụng đồ dùng dạy học trực quan nhằm hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 3-4 tuổi trong hoạt động làm quan nhằm hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 3-4 tuổi trong hoạt động làm quen với toán

Dựa trên kết quả nghiên cứu thực trạng và cơ sở lý luận về biện pháp tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ ở trường mầm non và đặc điểm tâm sinh lý của trẻ trong giai đoạn 3-4 tuổi, đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đồ dùng dạy học trực quan nhằm hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 3-4 tuổi trong hoạt động làm quen với toán như sau:

trực quan và sử dụng đồ dùng dạy học trực quan trong HĐ cho trẻ làm quen với tốn

- Mục đích

Nhóm biện pháp này nhằm mục đích nâng cao nhận thức của giáo viên mầm non về phương pháp dạy học trực quan và sử dụng đồ dùng dạy học trực quan trong tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với toán. Đây là biện pháp mang tính thiết thực có tác động lâu dài trong công tác bồi dưỡng và nâng cao năng lực của đội ngũ giáo viên nhà trường.

- Các biện pháp

Biện pháp 1: Tổ chức chuyên đề bồi dưỡng kiến thức cho giáo viên mầm non về phương pháp dạy học trực quan, đồ dùng dạy học trực quan

Lý luận về phương pháp dạy học trực quan

Phương tiện dạy học trực quan, đồ dùng dạy học trực quan

Đồ dùng dạy học trực quan trong hoạt động làm quen với tốn nhằm hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ

Hướng dẫn sử dụng đồ dùng dạy học trực quan nhằm hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 3-4 tuổi trong hoạt động làm quen với toán

Biện pháp 2: Tổ chức chuyên đề tập huấn cho giáo viên về việc sử dụng đồ dùng dạy học trực quan trong hoạt động cho trẻ làm quen với toán

Phương pháp sử dụng đồ dùng dạy học trực quan trong tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với toán

Phương pháp sử dụng đồ dùng dạy học trực quan nhằm hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ trong hoạt động làm quen với toán

Phương pháp sử dụng đồ dùng dạy học trực quan nhằm hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 3-4 tuổi trong hoạt động làm quen với toán

- Điều kiện thực hiện

Việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên nhà trường là nhiệm vụ phải được thực hiện trong từng năm.

Nội dung chuyên đề phải đi vào vấn đề được giáo viên quan tâm, mang tính thiết thực, bồi dưỡng kiến thức giữa lý thuyết đi đôi với thực hành giúp giáo viên có thể áp

Tạo được bầu khơng khí tích cực, thu hút được sự quan tâm và hợp tác của đội ngũ giáo viên trong nhà trường.

Nhà trường trang bị đầy đủ tài liệu, các phương tiện hỗ trợ: máy tính, máy chiếu, giấy và bút, đồ dùng dạy học trực quan minh họa, …

- Phương pháp tiến hành

Nhà trường tổ chức và mời các chuyên gia trong ngành GDMN đến báo cáo chuyên đề bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên hoặc lồng ghép vào các buổi sinh hoạt chuyên môn hàng tháng của khối nhóm vào thời gian phù hợp.

Nhà trường trang bị tài liệu về phương pháp dạy học trực quan, việc sử dụng đồ dùng dạy học trực quan, chương trình GDMN cho tồn bộ giáo viên, đồng thời bổ sung sách hướng dẫn thực hiện chương trình, tài liệu hướng dẫn tổ chức hoạt động làm quen với toán cho trẻ mầm non vào cho tủ sách chuyên môn của trường.

Nhà trường lựa chọn các nội dung giáo viên quan tâm để xây dựng các buổi sinh hoạt cho giáo viên được trao đổi, thảo luận, trình bày ý kiến xung quanh các nội dung đó. Xây dựng trình tự các nội dung cần truyền tải một cách hợp lý và khoa học. Nội dung buổi sinh hoạt, tập huấn vừa được truyền đạt bằng lời nói, hướng dẫn thực hành, luyện tập bằng các câu hỏi và giải đáp, giao nhiệm vụ và yêu cầu để GV thực hành theo nhóm hoặc cá nhân.

- Phương pháp đánh giá

Đưa kết quả các nội dung bồi dưỡng vào các buổi sinh hoạt chuyên môn định kỳ trong khối giáo viên để thảo luận và đánh giá.

Nhà trường tổ chức dự giờ giáo viên nhằm đánh giá mức độ nhận thức của giáo viên về việc áp dụng phương pháp dạy học trực quan và sử dụng đồ dùng dạy học trực quan trong hoạt động làm quen với toán.

Các giáo viên giữa các lớp trong cùng khối nhóm lớp dự giờ tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với toán với nhau, cùng nhau đánh giá, chia sẻ kiến thức và rút ra bài học kinh nghiệm.

quan và đồ dùng dạy học trực quan trong hoạt động làm quen với tốn nhằm hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 3-4 tuổi

- Mục đích

Nhóm biện pháp này nhằm mục đích giúp giáo viên vận dụng những kiến thức chuyên môn về phương pháp dạy học trực quan và sử dụng đồ dùng dạy học trực quan trong hoạt động làm quen với tốn đã được bồi dưỡng ở nhóm biện pháp trước vào vận dụng thực tế trong việc tổ chức thực hiện và sử dụng đồ dùng dạy học trực quan tại lớp của mình một cách đúng đắn và hiệu quả.

- Các biện pháp

Biện pháp 1: Xây dựng môi trường dạy học đáp ứng yêu cầu sử dụng đồ dùng dạy học trực quan

Nhà trường trang bị sách/ tài liệu chuyên môn/ tài liệu hướng dẫn/ bài báo/ tạp chí giáo dục về phương pháp dạy học trực quan, đồ dùng dạy học tại tủ sách thư viện/tủ sách chuyên môn.

Trang bị danh mục đồ dùng – đồ chơi - thiết bị trường học theo quy định, thay mới và sửa chữa các đồ dùng đã cũ/hư.

Nhà trường trang bị đủ đồ dùng dạy học theo quy định trong từng nhóm lớp. Nhà trường trang bị thêm các nguyên vật liệu phong phú với nhiều chất liệu/chủng loại khác nhau (giấy, vải, mút,….) để giáo viên sáng tạo đồ dùng dạy học mới.

Trang bị các thiết bị công nghệ hỗ trợ như: máy tính kết nối internet, máy in, máy photocopy, máy ép plastic,...

Lưu trữ, bảo quản và trao đổi đồ dùng dạy học giữa các lớp với nhau để tái sử dụng đồ dùng dạy học trực quan đã qua sử dụng.

Vận động giáo viên sưu tầm và sử dụng nguyên vật liệu mở, thiên nhiên, tái chế trong việc làm đồ dùng dạy học cho trẻ.

Biện pháp 2: Giáo viên sử dụng phương pháp dạy học trực quan và đồ dùng dạy học trực quan trong hoạt động làm quen với tốn nhằm hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 3-4 tuổi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng sử dụng đồ dùng dạy học trực quan nhằm hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 3 4 tuổi trong hoạt động làm quen với toán​ (Trang 83)