Điểm trung bình mức độ phù hợp của nhóm biện pháp 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng sử dụng đồ dùng dạy học trực quan nhằm hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 3 4 tuổi trong hoạt động làm quen với toán​ (Trang 101 - 162)

Nội dung biện pháp

Mức độ ĐTB (M) Rất phù hợp Phù hợp Không phù hợp SL N=61 TL % SL N=61 TL % SL N=61 TL %

Biện pháp 1: Đánh giá hiệu quả của việc bồi dưỡng và xây dựng môi trường dạy học đáp ứng yêu cầu sử dụng đồ dùng DHTQ trong HĐLQVT của giáo viên

BGH, GV khối/tổ/lớp tổ chức dự giờ để đánh giá kết quả những nội dung GV được bồi dưỡng.

22 36,07 39 63,93 0 0 2,36

Đưa kết quả của việc học tập bồi dưỡng vào việc khen thưởng, tính điểm thi đua cuối năm đối với của GV.

19 31,15 42 68,85 0 0 2,31

BGH, GV khối/tổ/lớp đánh giá mức độ đáp ứng của danh mục đồ dùng - đồ chơi - thiết bị trường học theo quý/năm.

23 37,70 32 52,46 6 9,80 2,28

Tổ chức các hội thi GV khéo

tay làm đồ dùng dạy học. 24 39,34 37 60,66 0 0 2,39

BGH, GV khối/tổ/nhóm lớp định kỳ kiểm tra việc làm và sử dụng đồ dùng DHTQ của GV

18 29,51 43 70,49 0 0 2,30

Động viên, khen thưởng khi GV có ý tưởng/ đề xuất sáng

Nội dung biện pháp ĐTB (M) Rất phù hợp Phù hợp Không phù hợp SL N=61 TL % SL N=61 TL % SL N=61 TL %

Biện pháp 2: Đánh giá hiệu quả việc sử dụng đồ dùng dạy học trực quan của giáo viên trong hoạt động làm quen với tốn nhằm hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ BGH, GV khối/tổ/nhóm lớp

chức dự giờ để quan sát và đánh giá mức độ hiệu quả việc sử dụng đồ dùng DHTQ của giáo viên trong HĐLQVT

21 34,43 37 60,66 3 4,92 2,30

BGH, GV khối/tổ/nhóm lớp chức dự giờ để quan sát và đánh giá mức độ hình thành và phát triển biểu tượng số lượng của trẻ trong HĐLQVT có sử dụng đồ dùng DHTQ của GV

17 27,87 40 65,57 4 6,56 2,21

BGH, GV khối/tổ/nhóm lớp chức dự giờ để quan sát và đánh giá mức độ hiệu quả việc sử dụng đồ dùng DHTQ của GV nhằm hình thành và phát triển biểu tượng về số lượng của trẻ trong trong HĐLQVT

23 37,70 32 52,46 6 9,84 2,28

Vận động giáo viên đóng góp đề tài sáng kiến kinh nghiệm liên quan đến việc sử dụng đồ dùng DHTQ nhằm hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ trong HĐLQVT

tính hiệu quả của tất cả biện pháp trên nhằm đảm bảo việc áp dụng các biện pháp đó được thực hiện một cách đúng đắn. So với hai nhóm biện pháp trên, điểm trung bình của nhóm biện pháp này thấp hơn nhưng vẫn được đánh giá là phù hợp để áp dụng M = 2,21 đến M = 2,51. Cụ thể theo thứ tự từ cao đến thấp:

Biện pháp “Động viên, khen thưởng khi GV có những ý tưởng/ đề xuất sáng tạo trong việc làm và sử dụng đồ dùng dạy học trực quan hiệu quả” là biện pháp được chọn là rất phù hợp với điểm trung bình M = 2,51. Cho thấy việc quan tâm, chăm sóc đời sống tinh thần cho giáo viên, sự động viên khích lệ từ Ban giám hiệu sẽ mang lại hiệu quả tích cực trong việc tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với toán của giáo viên.

Biện pháp có điểm trung bình cao thứ hai M = 2,39 là “Tổ chức các hội thi giáo viên khéo tay làm đồ dùng dạy học” cũng cho thấy tinh thần học hỏi, thi đua của các giáo viên

Các biện pháp còn lại liên quan đến việc Ban giám hiệu thường xuyên dự giờ, kiểm tra và đánh giá mức độ nhận thức và kỹ năng của các giáo viên trong việc vận dụng các biện pháp tuy cũng được chọn với điểm trung bình là phù hợp từ M = 2,21 đến M = 2,36 nhưng vẫn chưa phải là điểm trung bình cao, cho thấy sự e dè và chưa tự tin của các giáo viên khi mạnh dạn áp dụng các biện pháp đề xuất.

Như vậy, nhìn vào kết quả trên cho thấy với các biện pháp đề xuất đều có kết quả phân tích đạt mức cao xét về tính khả thi. Chứng tỏ kết quả khảo sát về tính khả thi của các biện pháp đề xuất trong phạm vi đề tài có ý nghĩa đối với thực tiễn và giải quyết nhiệm vụ của đề tài đặt ra.

Dựa vào cơ sở lý luận và kết quả khảo sát thực trạng việc sử dụng đồ dùng dạy học trực quan nhằm hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 3-4 tuổi trong hoạt động làm quen với toán ở một số trường mầm non tại Quận Bình Tân, TP.Hồ Chí Minh, đề xuất 3 nhóm biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc sử dụng đồ dùng DHTQ như sau:

Nhóm biện pháp thứ nhất là “Bồi dưỡng cho GVMN về phương pháp dạy học trực quan và sử dụng đồ dùng DHTQ trong HĐ cho trẻ LQVT” nhằm nâng cao nhận thức cho GV về phương pháp DHTQ và sử dụng đồ dùng DHTQ.

Nhóm biện pháp thứ hai là “GV sử dụng phương pháp DHTQ và đồ dùng DHTQ trong HĐ cho trẻ LQVT nhằm hình thành BTSL cho trẻ” giúp GV vận dụng những kiến thức đã được bồi dưỡng ở nhóm biện pháp trên vào thực tế một cách đúng đắn và hiệu quả.

Nhóm biện pháp thứ ba là “Đánh giá hiệu quả sử dụng đồ dùng DHTQ trong việc tổ chức HĐLQVT” với mục đích đánh giá lại tính hiệu quả của tồn bộ việc bồi dưỡng và vận dụng vào thực tế của giáo viên nhằm đút kết kinh nghiệm và cải tiến ngày một tốt hơn.

Các nhóm biện pháp trên sau khi khảo sát của các giáo viên thuộc địa bàn Quận Bình Tân, TP.Hồ Chí Minh được đánh giá là Rất phù hợp và Phù hợp để áp dụng việc sử dụng đồ dùng DHTQ nhằm hình thành BTSL cho trẻ 3-4 tuổi trong HĐLQVT.

Do đó, việc thực hiện tốt những biện pháp trên sẽ góp phần nâng cao hiệu quả việc sử dụng đồ dùng DHTQ nhằm hình thành BTSL cho trẻ 3-4 tuổi.

1. Kết luận

Luận văn được trình bày trong 3 chương. Chương 1 bao gồm lịch sử nghiên cứu vấn đề trong và ngoài nước và hệ thống một số cơ sở lý luận có liên quan đến đồ dùng DHTQ nhằm hình thành BTSL cho trẻ 3-4 tuổi. Chương 2 trình bày thực trạng việc sử dụng đồ dùng DHTQ nhằm hình thành BTSL cho trẻ 3-4 tuổi trong hoạt động làm quen với tốn tại Quận Bình Tân và Chương 3 đề ra các biện pháp để khắc phục những điểm hạn chế và nâng cao hiệu quả việc sử dụng đồ dùng DHTQ. Luận văn đã giải quyết được các vấn đề nghiên cứu, cụ thể như sau:

Đề tài đã khái quát hóa các cơ sở lý luận nghiên cứu liên quan đến việc áp dụng phương pháp dạy học trực quan, cụ thể hơn là tầm quan trọng của việc sử dụng đồ dùng DHTQ trong phương pháp này thơng qua các cơng trình nghiên cứu và đề tài trên thế giới lẫn trong nước, nhằm nhấn mạnh vấn đề này là cần thiết và đóng vai trị quan trọng trong việc hình thành BTSL cho trẻ 3-4 tuổi trong HĐLQVT.

Trình bày rõ các khái niệm có liên quan đến đề tài như: Biểu tượng và quá trình hình thành biểu tượng; Biểu tượng số lượng và quá trình hình thành biểu tượng số lượng; Phương pháp, phương tiện, đồ dùng DHTQ và đồ dùng DHTQ trong việc hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ trong HĐLQVT; mơ tả các khía cạnh khác nhau của đồ dùng DHTQ.

Phần lý luận đã tập trung rõ: Đồ dùng DHTQ là phương tiện không thể thiếu để thực hiện phương pháp dạy học trực quan trong HĐLQVT, đặc biệt là nhằm hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 3-4 tuổi. Ở đó, vai trị của người giáo viên vừa là người chuẩn bị đồ dùng DHTQ phù hợp về chất lượng lẫn số lượng, tổ chức môi trường hoạt động phù hợp với mục tiêu và nội dung bài học nhằm kích thích sự tị mị, lịng ham hiểu biết của trẻ thơng qua các giác quan khi được thao tác với đồ dùng DHTQ, từ đó đánh giá tính hiệu quả của việc sử dụng đồ dùng DHTQ thơng qua các tiêu chí dành cho giáo viên và trẻ 3-4 tuổi.

Thực trạng việc sử dụng đồ dùng DHTQ nhằm hình thành BTSL trẻ 3-4 tuổi trong HĐLQVT tại một số trường mầm Quận Bình Tân, TP.HCM, hầu hết GVMN đã có nhận thức đúng về phương pháp DHTQ, tuy nhiên những kiến thức này còn chưa đầy đủ và chuyên sâu, do đó hiệu quả khi thực hiện chưa cao.

trang bị hoặc tự làm đồ dùng từ các nguyên liệu khác nhau để hình thành BTSL cho trẻ như: thẻ tranh, thẻ số, bộ làm quen với toán, đồ chơi trong lớp và các đồ dùng do GV sáng tạo nên. Tuy nhiên việc chuẩn bị này dù thường xuyên nhưng vẫn chưa đáp ứng đầy đủ về mặt số lượng và chất lượng. Ngoài việc chuẩn bị đồ dùng DHTQ, GV tuy đã có những kỹ năng sư phạm nhất định nhưng do chưa nắm được các nguyên tắc và quy trình sử dụng đồ dùng DHTQ cũng góp phần ảnh hưởng đến việc hình thành BTSL cho trẻ.

BGH và giáo viên vẫn thường xuyên sử dụng các phương pháp đánh giá khác nhau nhằm đảm bảo tính hiệu quả của quá trình tổ chức dạy học cũng như xem xét tính phù hợp của đồ dùng DHTQ trong mục đích yêu cầu bài dạy, hình thức tổ chức, và kết quả hoạt động của trẻ sau giờ học … tuy nhiên việc đánh giá này vẫn còn khá đơn giản chủ yếu thông qua quan sát trực tiếp mức độ hứng thú của trẻ, việc này khiến kết quả đánh giá chưa được khách quan và chi tiết.

Ngồi những hỗ trợ từ phía BGH nhà trường trong q trình chuẩn bị đồ dùng DHTQ, GVMN cũng còn gặp một số khó khăn như: thiếu chi phí với các đồ dùng mang tính vật thật hoặc nguyên liệu mới, thiếu đồ dùng dạy học trên lớp, cần được trang bị và bồi dưỡng thêm về các kiến thức và tập huấn kỹ năng liên quan đến sử dụng phương pháp dạy học trực quan, cụ thể là đồ dùng DHTQ một cách đúng đắn và hiệu quả.

Đề tài đã nghiên cứu đề xuất các nhóm biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc sử dụng đồ dùng DHTQ nhằm hình thành BTSL cho trẻ 3-4 tuổi một cách cụ thể bao gồm: mục đích, nội dung các biện pháp, điều kiện thực hiện, phương pháp tiến hành và phương pháp đánh giá:

Nhóm thứ nhất là “Bồi dưỡng cho GVMN về phương pháp dạy học trực quan và sử dụng đồ dùng DHTQ trong HĐ cho trẻ LQVT”.

Nhóm thứ hai là “GV sử dụng phương pháp DHTQ và đồ dùng DHTQ trong HĐLQVT nhằm hình thành BTSL cho trẻ”.

Nhóm thứ ba là “Đánh giá hiệu quả sử dụng đồ dùng DHTQ trong việc tổ chức HĐLQVT”.

Qua kết quả khảo nghiệm đã cho thấy tính khả thi của các nhóm biện pháp đề xuất, từ đó làm căn cứ để các trường MN có thể tiến hành thực hiện nhằm nâng cao mức

Dựa trên những kết quả thu được thơng qua q trình nghiên cứu thực trạng, đề tài có một số kiến nghị sau:

2.1. Đối với các trường đào tạo GVMN

Trong q trình mơn học Phương pháp cho trẻ làm quen với toán, chú trọng cung cấp kiến thức và kỹ năng trong việc sử dụng các phương pháp dạy học, trong đó có phương pháp dạy học trực quan. Đặc biệt là việc sử dụng đồ dùng dạy học trực quan nhằm hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 3-4 tuổi.

2.2. Đối với cấp quản lý giáo dục

Phịng GD&ĐT Quận Bình Tân cần quan tâm, chỉ đạo chặt chẽ việc bồi dưỡng, nâng cao nhận thức và năng lực nghiệp vụ sư phạm cho GVMN.

BGH trường mầm non xem xét việc vận dụng các biện pháp được đề xuất trong

nghiên cứu này vào thực tiễn.

BGH trường mầm non cần thường xuyên bồi dưỡng cho GVMN về phương pháp dạy học trực quan và sử dụng đồ dùng DHTQ trong HĐLQVT thông qua các buổi chuyên đề và tập huấn kỹ năng. Ban giám hiệu kiểm tra đánh giá định kỳ mức độ tiếp thu của GV sau mỗi chuyên đề bồi dưỡng để đảm bảo tính hiệu quả của việc bồi dưỡng.

BGH cần tạo điều kiện cho GVMN trong việc chuẩn bị và tổ chức hoạt động như cung cấp tài liệu tham khảo, trang bị đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học hiện đại, đầy đủ theo đúng quy định hiện hành, hỗ trợ nguyên liệu, liên kết với các cơ sở như siêu thị, nhà máy, .. để hỗ trợ các đồ dùng dạy học mới trong quá trình giáo viên tổ chức hoạt động dạy học mới.

BGH tổ chức đánh giá việc sử dụng đồ dùng DHTQ thơng qua nhiều hình thức như dự giờ, thi đua, sáng kiến kinh nghiệm,.. một cách thường xuyên để đánh giá mức độ thực hiện của giáo viên được chính xác từ đó đề xuất các biện pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả việc sử dụng đồ dùng DHTQ của GV.

BGH cần khuyến khích, động viên khen thưởng kịp thời các ý tưởng, đề xuất mới lạ của GV trong việc sử dụng đồ dùng DHTQ nhằm hình thành BTSL cho trẻ 3-4 tuổi.

GVMN là người trực tiếp giảng dạy và chăm sóc cho trẻ, do đó GVMN cần nhận thức rõ vai trị của mình trong cơng tác tổ chức các hoạt động dạy học, cụ thể là hoạt động cho trẻ làm quen với toán.

GVMN cần thường xuyên nghiên cứu lý luận, tài liệu tham khảo liên quan đến đặc điểm nhận thức nói chung, và đặc điểm hình thành biểu tượng SL của trẻ 3-4 tuổi riêng, các phương pháp dạy học, phương tiện dạy học, đồ dùng dạy học phù hợp trong hoạt động làm quen với tốn, và bên cạnh đó, GV cần tự bồi dưỡng thêm các kỹ năng sử dụng đồ dùng DHTQ nhằm hình thành BTSL cho trẻ thông qua việc cập nhật tài liệu, trao đổi kinh nghiệm với nhau, trao đổi dự giờ với các giáo viên khác.

GVMN cần chủ động bố trì sắp xếp thời gian, phân công công việc một cách khoa học để áp dụng các đồ dùng dạy học mới giúp kích thích sự tị mị, ham hiểu biết của trẻ, khơng bó buộc với các đồ dùng dạy học cụ cũ, GVMN cần tham khảo, trao đổi, chia sẻ đồ dùng dạy học giữa các lớp với nhau để tạo nên sự phong phú và tiết kiệm được thời gian.

GVMN cần thường xuyên đánh giá trẻ, cụ thể là mức độ hình thành BTSL của từng trẻ để có thể phát huy những trẻ giỏi và kịp thời hỗ trợ những trẻ còn hạn chế, thường xuyên trao đổi với phụ huynh để hiểu thêm về trẻ và nhận được sự hỗ trợ từ phía phụ huynh.

2.4. Đối với người nghiên cứu

Tiếp tục xây dựng và thực nghiệm các giải pháp, biện pháp cụ thể cho các nội dung đã đề xuất sao cho phù hợp với thực trạng và điều kiện thực tiễn ở địa phương; Phát triển đề tài nghiên cứu theo chiều sâu hơn, rộng hơn nhằm giúp GVMN hoàn thiện và nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng đồ dùng DHTQ nhằm hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 3-4 tuổi.

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2010). Danh mục đồ dùng - đồ chơi - thiết bị dạy học tối thiểu

dùng cho giáo dục lớp mẫu giáo 3-4 tuổi. Hà Nội.

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2014). Tài liệu bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên (Quyển 2). Hà Nội: Nxb Giáo dục Việt Nam.

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2016). Chương trình giáo dục mầm non. Hà Nội: Nxb Giáo

dục Việt Nam.

Bộ Khoa học và Công nghệ. (2009). Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ

em. Hà Nội.

Bùi Thị Lan Duyên. (2014). Thiết kế trò chơi học tập nhằm phát triển biểu tượng số cho

trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. Luận văn Thạc sĩ Khoa học Giáo dục. Chuyên ngành Giáo

dục Mầm non. Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố Hồ Chí Minh.

Carol Garhart Mooney; Nguyễn Bảo Trung dịch. (2016). Các lý thuyết về trẻ em của Dewey, Montessori, Erikson, Piaget và Vygotsky. Hà Nội: Nxb Lao Động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng sử dụng đồ dùng dạy học trực quan nhằm hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 3 4 tuổi trong hoạt động làm quen với toán​ (Trang 101 - 162)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)