lượng tổng, sau đó tách nhóm và đếm lại số lượng mỗi nhóm”.
Đa số sau tất cả các hoạt động giáo viên đều sử dụng một số dạng bài tập để giúp trẻ ôn tập và kiểm tra lại kiến thức đã dạy. Tuy nhiên, một số giáo viên còn cho cả lớp sử dụng chung một dạng bài tập giống nhau mà chưa phân loại trình độ của trẻ để lựa chọn bài tập phù hợp theo định hướng lấy trẻ làm trung tâm.
Ngoài một số mặt hạn chế nêu trên, nhìn chung giáo viên cũng đã có sự chuẩn bị và đầu tư kỹ lưỡng về đồ dùng DHTQ, giáo viên sử dụng các bài nhạc để lồng ghép vào bài dạy cho sinh động và kích thích trẻ hơn nhằm đạt được các mục tiêu về hình thành BTSL đã đề ra trong quá trình tổ chức HĐLQVT.
2.3.3. Giáo viên đánh giá tính hiệu quả của việc sử dụng đồ dùng dạy học trực quan nhằm hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 3-4 tuổi trực quan nhằm hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 3-4 tuổi
- Các phương pháp GVMN sử dụng để đánh giá tính hiệu quả của đồ dùng DHTQ
Bảng 2.8. Các phương pháp sử dụng để đánh giá tính hiệu quả của ĐDDHTQ Số Số
TT Nội dung Số lượng
(N = 163)
Tỷ lệ %
1 Quan sát mức độ hứng thú/ hoạt động của trẻ trong giờ học 154 94,48
2 Trò chuyện, giao tiếp với trẻ về nội dung bài học 72 44,17
3 Tình huống tương tự bài học để thấy khả năng của trẻ 52 31,90
4 Dùng sản phẩm/ kết quả hoạt động của trẻ 68 41,72
5 Đối chiếu với tiêu chí mong đợi trương ứng trong chương
trình giáo dục mầm non 69 42,33
6 Trao đổi với phụ huynh 31 19,02
Đánh giá là một hoạt động không thể thiếu trong việc tổ chức bất cứ một hoạt động nào trong trường mầm non, việc giáo viên đánh giá đúng đắn và chính xác mức độ hình thành biểu tượng của trẻ sẽ mang lại hiệu quả cao trong việc nâng cao chất lượng tiết dạy trong những hoạt động sau. Bảng 2.8 thể hiện các phương pháp mà giáo viên
GVMN sử dụng nhiều nhất là “Quan sát mức độ hứng thú/ hoạt động của trẻ trong giờ
học” (94,48%), việc lựa chọn này khá hợp lý vì việc quan sát mức độ hứng thú của trẻ
ngay trong giờ học sẽ có cái nhìn trực diện và khách quan, giúp giáo viên điều chỉnh, xử lý ngay lập tức.
Tuy nhiên, với sỉ số lớp học hiện nay, giáo viên rất khó để quan sát và bao quát hết tất cả các bé trong lớp (Thực tế mỗi lớp sĩ số 40 – 50 bé với 02 Giáo viên tức mỗi cô sẽ lên tiết với 20 – 25 bé).
Ngoài ra, qua việc tham gia quan sát các tiết học cho thấy, nếu chỉ dùng phương pháp quan sát trong giờ học sẽ chưa đủ để đánh giá được tính hiểu quả của đồ dùng dạy học vì một số lý do sau: sỉ số đơng giáo viên khó quan sát, khó bao quát hết cả lớp, giáo viên khó đánh giá trên từng trẻ, ngồi ra chưa tính đến trường hợp trẻ cũng còn hay bắt chước bạn.
Cụ thể sau khi tham gia tiết “Đếm đến 4” của Trường mầm non E, qua trò chuyện với một số bé sau giờ học (Bé B và bé P) thì các bé rất hứng thú và hào hứng:
“Hôm nay con học rất vui, cô dạy con đếm”. Khi trẻ được yêu cầu hãy đếm lại 4 đối
tượng (4 đối tượng này khác với các đối tượng cơ dạy) thì Bé P trả lời rất tốt, còn Bé B còn hơi lúng túng và cần sự giúp đỡ của cô như chỉ tay, khoanh trịn tay, gật đầu thì bé mới trả lời đúng được, tương tự khi thay đổi số lượng thấp hơn là đếm 3 đối tượng thì có nhiều bé tham gia trả lời đều trả lời đúng. Chia sẻ về phương pháp đánh giá của mình, giáo viên lên tiết “Đếm đến 4” tại trường mầm non E cho biết: “Thường sau khi
học xong, thì hoạt động chiều mình cho các bé ôn lại, đếm nhiều đồ vật khác nhau thì các bé mới nhớ lâu hơn, khi mình thấy các bé trong lớp đã đếm tốt đếm 3 rồi mới chuyển sang đếm đến 4”. Do đó, việc đánh giá tính hiệu quả của đồ dùng dạy học khơng
phải là một việc làm “một sớm một chiều” mà giáo viên cần kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để đánh giá đúng đắn và có những thay đổi kịp thời.
Tương tự, một cơ trường mầm non F nói rằng: “Bản thân tơi thường thì khi quan
sát đến hoạt động 3 là tôi đã phân loại được trẻ nào làm được trẻ nào chưa làm được liền, sau đó chiều tơi trị chuyện với trẻ để củng cố lại như là sáng mình đếm cái này chiều mình đếm cái khác. Cịn dùng sản phẩm/kết quả hoạt động chính là sử dụng bài tập, có khi tơi sử dụng bài tập ở hoạt động 3 hoặc ở hoạt động chiều. Về đối chiếu tiêu
biện pháp trao đổi với phụ huynh tôi thường sử dụng với các trẻ yếu và trao đổi liền trong ngày như “Mẹ về cho bé đếm lại..” hoặc sử dụng Zalo để gửi hình ảnh học của trẻ trong ngày và trao đổi thêm cái nào trẻ làm được, chưa làm được để phụ huynh hỗ trợ. Nhìn chung, tơi thấy phương pháp đánh giá nào cũng hiệu quả tuy nhiên tùy thuộc vào mục tiêu và nội dung bài dạy, có mục tiêu này sử dụng phương pháp này mới hiệu quả, có mục tiêu khác thì phương pháp khác nên khơng có phương pháp nào là đạt hiệu quả tuyệt đối cả”.
- GVMN đánh giá tính hiệu quả của đồ dùng DHTQ dựa trên quá trình dạy học