2.3. Kết quả điều tra và phân tích kết quả nghiên cứu thực trạng
2.3.1. Nhận thức của GVMN về việc sử dụng đồ dùng dạy học trực quan
nhằm hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 3-4 tuổi
- Nhận thức của GVMN về đồ dùng dạy học trực quan
Trước khi làm rõ nhận thức của các GV về đồ dùng DHTQ bao gồm những gì, chúng tơi nhận thấy đa số các GV đã có những kiến thức chun mơn cơ bản trong
q trình giảng dạy của mình qua một số câu trả lời chính xác trước đó “Đồ dùng
dạy học trực quan thuộc nhóm phương pháp nào?” thì thu được câu trả lời đúng với
tỷ lệ cao là: “Đồ dùng DHTQ thuộc nhóm phương pháp trực quan – minh họa” (134/163 phiếu chọn chiếm 82,21%) (Câu 1c - Phụ lục 1), và với câu hỏi “Đồ dùng
dạy học trực quan đóng vai trị gì trong hoạt động dạy học?” thì cũng thu được câu
trả lời đúng với tỷ lệ khá cao là “Đồ dùng DHTQ đóng vai trị là phương tiện dạy
học để giáo viên thực hiện được phương pháp dạy học trực quan một cách tốt nhất”
(104/163 phiếu chọn chiếm 63,80%). Qua đó nhận thấy về cơ bản, GV đã được trang bị các kiến thức nền tảng liên quan đến các PP dạy học trực quan và đồ dùng DHTQ.
Tuy nhiên, khi đi sâu vào vấn đề cụ thể rằng đồ dùng DHTQ bao gồm những đồ vật gì? thì dựa vào khái niệm của Đồ dùng DHTQ ở chương 1 mà bảng hỏi đã nêu ra tất cả các đáp án đúng thì đa số các GV chỉ chọn 3 đáp án với tỷ lệ khá cao và cao là “Vật thật” (90,80%), “Vật tạo hình (tranh ảnh, mơ hình, phim)” (76,07%) và “Các
thiết bị cơng nghệ” (60,74%), còn các đồ dùng còn lại được chọn với tỷ lệ thấp hơn (Bảng 2.2). Điều này đồng nghĩa với việc tuy nhận thức của GVMN về khái niệm đồ dùng DHTQ đã được trang bị nhưng chưa thật sự đầy đủ, cụ thể và chính xác.
Bảng 2.2. Đồ dùng dạy học trực quan Số Số
TT Nội dung Số lượng
(N = 163)
Tỷ lệ %
1 Vật thật 148 90,80
2 Hiện tượng tự nhiên 24 14,72
3 Sơ đồ, biểu thị, bảng vẽ 58 35,58
4 Âm thanh/âm nhạc 37 20,70
5 Vật tạo hình (tranh ảnh, mơ hình, phim, hình vẽ,…) 124 76,07
6 Thí nghiệm và các thiết bị thí nghiệm 63 38,65
7 Sách, truyện,… 55 33,74
8 Các phương tiện dạy học (máy tính, máy chiếu, máy
quay phim, bảng, màng chiếu,….) 99 60,74
Với câu hỏi trước: “Theo cô, đồ dùng DHTQ là gì?” thì đa số các GV đều trả lời đúng đáp án “Là đồ vật để minh họa nội dung cho bài học, làm cho lời nói của
giáo viên dễ hiểu hơn” (136/163 phiếu chọn chiếm 83,44%), thì hiển nhiên tất cả các
đáp án trong bảng 2.2, đồ dùng nào cũng có tác dụng làm cho lời nói của GV dễ hiểu hơn. Để làm rõ điều này, một GV trường mầm non F chia sẻ: “Trong quá trình tổ
chức các hoạt động giáo dục cho trẻ, bản thân tôi nhận thấy đa số các GV khác cũng chủ yếu sử dụng vật thật, tranh ảnh, máy chiếu,… vì nó phổ biến và phù hợp với tất cả các hoạt động trong dạy học MN từ hoạt động làm quen với tốn, khám phá mơi trường xung quanh, khoa học,… Mặc dù, chúng tôi cũng sử dụng các phương tiện khác được nêu trong đáp án như âm nhạc, thí nghiệm, sách,.. nhưng lại khơng nghĩ chúng là đồ dùng DHTQ”.
Qua chia sẻ của cơ, có thể nhận thấy việc lựa chọn đáp án của các GVMN là phù hợp vì nếu chỉ nhìn nhận ở phương diện là hoạt động dạy học dành cho trẻ cấp lớp MN thì các đáp án như Hiện tượng tự nhiên, Sơ đồ, Biểu thị, Thí nghiệm… cịn
khá xa lạ và các GVMN cũng ít vận dụng. Ngồi ra, việc nhầm lẫn này còn do GV cho rằng đồ dùng DHTQ là những đồ dùng chỉ dành cho GV sử dụng, để làm mẫu hoặc trình bày (như vật thật, tranh ảnh, phim, thiết bị dạy học,..) những đồ vật còn lại (như bảng biểu, âm nhạc, các thí nghiệm, sách, truyện) là đồ dùng của trẻ, nhận thức này là chưa đầy đủ và đúng đắn vì dựa vào Khái niệm của Đồ dùng DHTQ thì: “Đồ dùng DHTQ là đồ vật để giáo viên và lẫn trẻ sử dụng trong quá trình dạy học”.
- Nhận thức của GVMN về đồ dùng DHTQ trong HĐLQVT
HĐLQVT là một trong những hoạt động không thể thiếu trong quá trình tổ chức dạy học trong trường mầm non. Do đó, nhận thức của giáo viên về mục đích của hoạt động làm quen với toán cũng như những nội dung cần dạy cho trẻ trong hoạt động này là cần thiết để giúp giáo viên xây dựng mục đích cho bài dạy, sử dụng các phương pháp giáo dục và lựa chọn đồ dùng dạy học trực quan phù hợp.
Khi khảo sát nhận thức của GVMN về mục đích của hoạt động làm quen với tốn, dựa vào Cơ sở lý luận “Mục đích của phương pháp cho trẻ làm quen với tốn”, bảng hỏi đã đưa ra tất cả các đáp án đúng thì thu về tỷ lệ chênh lệch của các đáp án (Tham khảo bảng 2.3), đa số các giáo viên chọn đáp án với tỷ lệ rất cao là “Hình thành cho trẻ những biểu tượng toán học ban đầu, đơn giản và có tính ứng dụng trong cuộc sống” (chiếm 87,12%) và những đáp án đúng còn lại chỉ được chọn với
tỷ lệ trung bình/ thấp như: “Hình thành cho trẻ một số kỹ năng thực hành: so sánh số
lượng, kích thước, khảo sát hình dạng, tính tốn” (49,08%), “Hình thành cho trẻ một số thao tác tư duy: phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa”
(39,36%), “Giúp trẻ nắm được một số thuật ngữ toán học, biết sử dụng chúng trong
1 số trường hợp cụ thể” (20,86%), “Hình thành khả năng suy luận và diễn đạt bằng lời nói”(18,40%), “Giúp trẻ có hứng thú, u thích với mơn tốn trong các cấp học tiếp theo” (19,63%).
Giải thích thêm về lựa chọn của mình, một giáo viên trường mầm non G chia
sẻ: “Với trẻ 3-4 tuổi, tôi thấy trẻ cịn khá nhỏ nên tơi nghĩ mục đích của hoạt động
này chỉ đơn giản là hình thành cho trẻ những biểu tượng tốn đơn giản thơi, chứ những mục đích kia có vẻ q cao như: trừu tượng hóa, tư duy,… tơi khơng nghĩ trẻ nhỏ có thể đạt được”.
Bảng 2.3. Mục đích của hoạt động làm quen với toán Số Số
TT Nội dung Số lượng
(N = 163)
Tỷ lệ %
1 Hình thành cho trẻ những biểu tượng tốn học ban đầu,
đơn giản và phải có tính ứng dụng trong cuộc sống 142 87,12
2 Hình thành cho trẻ một số kỹ năng thực hành: so sánh số
lượng – kích thước, khảo sát hình dạng, tính tốn 80 49,08
3 Hình thành cho trẻ 1 số thao tác tư duy: phân tích, tổng
hợp, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa 64 39,26
4 Giúp trẻ nắm được 1 số thuật ngữ toán học, biết sử dụng
chúng trong 1 số trường hợp cụ thể. 34 20.86
5 Hình thành khả năng suy luận và diễn đạt lại bằng lời nói 30 18,40
6 Giúp trẻ có hứng thú, u thích với mơn tốn trong các
cấp học tiếp theo 32 19,63
7 Giúp các hoạt động trong trường mầm non đa dạng và
phong phú hơn 20 12,27
Qua khảo sát này cho thấy GV chưa hiểu hết các mục đích quan trọng của việc tổ chức HĐLQVT, những kết quả lâu dài được hình thành bên trong đứa trẻ như những kỹ năng toán học, các thao tác tư duy, thuật ngữ toán học là những bước đệm quan trọng và cần thiết được chuẩn bị ngay từ bây giờ để trẻ làm hành trang vào các cấp học tiếp theo.
Liên quan đến các vấn đề trong việc tổ chức HĐLQVT, thì ngồi việc GVMN hiểu rõ mục đích dạy học thì việc hiểu rõ nội dung dạy học cũng góp phần quan trọng trong việc tổ chức hiệu quả giờ học này. Với thâm niên giảng dạy và việc thường xuyên tổ chức các HĐLQVT, phần đông các GV đã hiểu rõ các nội dung cần
dạy của hoạt động này thông qua câu hỏi: “Nội dung của hoạt động làm quen với
toán bao gồm những nội dung nào?” thì thu được các đáp án đúng với tỷ lệ cao như:
“Tập hợp, số lượng, con số và phép đếm” (134/163 chiếm 82,21%), “Hình dạng” (147/163 chiếm 90,18%), “Kích thước” (140/163 chiếm 85,89%), “Định hướng trong
không gian và thời gian” (117/163 chiếm 71,78%), và hai đáp án chưa đúng được chọn với tỷ lệ thấp là “Phép cộng, trừ, nhân chia” (6/163 chiếm 3,68%) và “Các kí hiệu tốn học: dấu lớn hơn, nhỏ hơn, dấu bằng” (27/163 chiếm 16,56%). Làm rõ hơn sự lựa chọn của mình, một giáo viên trường mầm non E chia sẻ: “Chúng tơi dựa vào
Chương trình GDMN và Thơng tư 28 để nắm các nội dung cần dạy, lấy trong đó đưa vào kế hoạch năm, kế hoạch tháng rồi chia ra các lĩnh vực để dạy, sau mỗi tháng chúng tôi sẽ đánh dấu lại để tháng sau dạy nội dung khác để không bị trùng”.
Tuy nhiên, khi tham gia quan sát một số HĐLQVT của các trường Mầm non, nhận thấy 2/6 giờ học được lên tiết chưa thực hiện đúng nội dung dạy học theo chương trình GDMN, cụ thể: giờ “Gộp nhiều đối tượng riêng lẻ để thành một nhóm trong phạm vi 4” (Trường mầm non D) là chưa đúng mà nội dung đúng phải là “Gộp 2 đối tượng để tạo thành một nhóm”, và giờ “So sánh nhiều hơn – ít hơn của 2 nhóm” (Trường mầm non C) thì chưa đủ vì thiếu đi việc sử dụng phương pháp thiết lập tương ứng 1:1. Do đó, nhìn chung GVMN dù đã nắm được các nội dung tổng quát nhưng chưa thật sự thấm nhuần từng nội dung nhỏ một cách chi tiết và cụ thể.
Qua đó, việc nhận thức chưa đúng đắn về mục đích và nội dung của HĐLQVT, sẽ ảnh hưởng đến việc lựa chọn và sử dụng các phương pháp dạy học, trong đó có phương pháp DHTQ cụ thể hơn là nhận thức về đồ dùng DHTQ nào là phù hợp trong tổ chức HĐLQVT. Với câu hỏi khảo sát: “Đồ dùng dạy học trực quan
trong HĐLQVT bao gồm những gì?”, chúng tơi đưa ra các đáp án dựa trên Khái
niệm Đồ dùng dạy học trực quan nhưng chỉ chọn lọc các đồ dùng phù hợp với lứa tuổi Mầm non, thì thu về kết quả như sau: Phần đông GVMN chọn “Thẻ tranh về số
lượng” (77,30%), “Các bộ đồ chơi làm quen với toán” (76,07%), “Bộ hình học phẳng/hình khối” (56,44%) và tỷ lệ thấp hơn cho các đáp án còn lại (Bảng 2.4).
Bảng 2.4. Đồ dùng dạy học trực quan trong hoạt động làm quen với toán Số Số
TT Nội dung Số lượng
(N = 163)
Tỷ lệ %
1 Vật thật (thực vật, động vật) 76 46,63
2 Tranh ảnh A4/A3/A2 67 41,10
3 Thẻ tranh số lượng/hình dạng/kích thước/khơng gian 126 77,30
4 Phim/video clip/power point 48 29,45
5 Con rối/mũ động vật 27 16,56
6 Sách/ truyện 13 7,98
7 Các bộ đồ chơi làm quen với toán 124 76,07
8 Nhạc cụ/ âm thanh 15 9,20
9 Bút màu/ bút chì 50 30,67
10 Bộ hình học phẳng/hình khối 92 56,55
11 Que tính/bàn tính 57 34,97
12 Đồ dùng trong lớp (rổ, bóng, búp bê, hột hạt, …) 85 52,15
Chia sẻ thêm, một giáo viên trường mầm non F cho rằng: “Qua quá trình giảng dạy, tơi nhận thấy HĐLQVT khá khơ khan, nên đồ dùng dạy học phù hợp với hoạt động này cũng không nhiều, đa số là các thẻ tranh và đồ chơi trong lớp”. Một ý
kiến khác từ một giáo viên trường mầm non G: “Bản thân tôi khi dạy thì sử dụng rất
nhiều đồ dùng dạy học như: que, video, phim ảnh, con rối, âm nhạc, bút màu, đồ chơi trong lớp,…”. Và một giáo viên khác chia sẻ thêm: “Đồ dùng trong hoạt động tốn thì chủ yếu là có sẵn rồi, như bộ lơ tơ tốn trường phát, cịn về tranh ảnh thì mình làm thêm, sau nhiều năm mình dạy mình sẽ tích lũy được cái vốn đồ dùng của riêng mình có thể sử dụng đi sử dụng lại được, cịn vật thật thì chủ yếu là dạy mơi trường xung quanh chứ mơn tốn thì khó lồng ghép lắm.”
Trên thực tế, một số GV hiện nay đã biết vận dụng và thay đổi nhiều đồ dùng DHTQ khác nhau khiến HĐLQVT không khô khan và cứng nhắc như mọi người thường nghĩ. Thông qua hoạt động quan sát dự giờ của GV trường mầm non D với tiết dạy “Gộp nhiều đối tượng riêng lẻ để thành một nhóm trong phạm vi 4” đã sử
dụng vật thật (các loại trái cây) để tổ chức trị chơi “Tìm quả”, sau đó tận dụng trái cây này cho “Hoạt động ngồi trời” với trị chơi đi chợ và dùng làm tráng miệng sau bữa ăn trưa. Các GV trường mầm non D cũng cho biết: “Trong các HĐLQVT, các cô
thường sử dụng âm nhạc và âm thanh để kết hợp cho trẻ phát triển thính giác, như đếm tiếng phách gõ, đếm xem trong bài hát có bao nhiêu con vịt,… Ngồi ra, ln lồng ghép âm nhạc trong lúc trẻ thực hiện các trò chơi hay trong lúc làm bài tập”.
- Nhận thức của GVMN về đồ dùng dạy học trực quan trong việc hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 3-4 tuổi trong HĐLQ với toán
Tương tự việc nhận thức của GVMN về đồ dùng DHTQ trong hoạt động làm quen với tốn, thì đi sâu vấn đề hơn là để giúp trẻ hình thành biểu tượng số lượng trong hoạt động này thì GVMN cũng cần nhận thức rõ các nội dung nào sẽ phải dạy cho trẻ 3-4 tuổi và trong những nội dung đó, đồ dùng dạy học trực quan đóng vai trị như thế nào?
Nhìn vào bảng 2.5, có thể thấy đa số tất cả giáo viên cho rằng đồ dùng dạy học trực quan là “Rất cần thiết” và “Cần thiết” trong việc tổ chức tất cả các nội dung hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 3-4 tuổi qua tỷ lệ chọn khá cao. Dựa vào đặc điểm nhận thức chung của trẻ 3-4 tuổi là phải thơng qua hoạt động nhận thức cảm tính, các biểu tượng tốn học chính là kết quả của các thao tác thực hành đa dạng với các đồ vật, do đó nhận thức của giáo viên về tính cần thiết của đồ dùng dạy học trực quan trong việc hình thành BTSL cho trẻ làm hồn tồn đúng đắn.
Qua việc tham gia quan sát một số giờ dạy học hình thành số lượng cho trẻ tại các trường mầm non, nhận thấy trong mỗi tiết dạy giáo viên đã nhận thức được tầm quan trọng của đồ dùng dạy học trực quan nên đã chuẩn bị khá đầy đủ và cơng phu. Cơ Hiệu phó trường mầm non E cho biết: “Với các tiết có đăng ký tiết tốt, giáo viên
giỏi, không chỉ riêng các cô mà bản thân tôi cũng dành thời gian để chia sẻ, hỗ trợ, phụ giúp các cô trong việc chuẩn bị đồ dùng dạy học cho trẻ, vì nhà trường hiểu rõ tầm quan trọng của đồ dùng dạy học, đặc biệt tiết học nào có nhiều đồ dùng dạy học, tiết học sẽ trở nên hấp dẫn và đạt hiệu quả cao hơn trong việc hình thành biểu tượng toán cho trẻ, đặc biệt là trẻ nhỏ 3-4 tuổi”.
Bảng 2.5. Nội dung hình thành BTSL cần thiết sử dụng đồ dùng DHTQ Số Số TT Nội dung Mức độ Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết SL N=163 TL % SL N=163 TL % SL N=163 TL % 1
Giúp trẻ quan tâm đến số lượng trong môi trường xung quanh. 92 56,44 67 41,10 4 2,45 2 Giúp trẻ thuộc số đếm đúng thứ tự. 104 63,80 53 32,52 6 3,68 3 Giúp trẻ đếm đúng thứ tự, không lặp lại, không bỏ sót (đếm trên ngón tay, sau đó đếm trên đồ dùng dạy học: hột, hạt, con vật, đồ vật, đồ chơi, …). 94 57,67 68 41,72 1 0.61 4 Giúp trẻ đếm đúng thứ tự số lượng các đối tượng giống nhau (phạm vi 5).
75 46,01 78 47,85 10 6,13
5
Giúp trẻ đếm đúng thứ tự số lượng các đối tượng khác nhau (phạm vi 5).
60 36,81 88 53,99 15 9,20
6 Giúp trẻ phân biệt 1 và
Số TT Nội dung Mức độ Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết SL N=163 TL % SL N=163 TL % SL N=163 TL % 7 Giúp trẻ biết so sánh 2 nhóm đồ vật khác loại bằng cách: xếp chồng, xếp cạnh, thiết lập tương ứng 1:1 và nói được các từ: bằng nhau, nhiều hơn, ít hơn (phạm vi 5). 95 58,28 64 39,26 4 2,45 8 Giúp trẻ biết so sánh 2 nhóm đồ vật cùng loại bằng các cách: xếp chồng, xếp cạnh, đánh cặp 1:1 và nói được các từ: bằng nhau, nhiều hơn, ít hơn (phạm vi 5). 97 65,10 57 38,26 9 5,52 9 Giúp trẻ biết gộp 2 nhóm đồ vật cùng loại và đếm nhóm mới (phạm vi 5).