Giáo viên đánh giá tính hiệu quả của việc sử dụng đồ dùng dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng sử dụng đồ dùng dạy học trực quan nhằm hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 3 4 tuổi trong hoạt động làm quen với toán​ (Trang 75 - 87)

2.3. Kết quả điều tra và phân tích kết quả nghiên cứu thực trạng

2.3.3. Giáo viên đánh giá tính hiệu quả của việc sử dụng đồ dùng dạy học

trực quan nhằm hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 3-4 tuổi

- Các phương pháp GVMN sử dụng để đánh giá tính hiệu quả của đồ dùng DHTQ

Bảng 2.8. Các phương pháp sử dụng để đánh giá tính hiệu quả của ĐDDHTQ Số Số

TT Nội dung Số lượng

(N = 163)

Tỷ lệ %

1 Quan sát mức độ hứng thú/ hoạt động của trẻ trong giờ học 154 94,48

2 Trò chuyện, giao tiếp với trẻ về nội dung bài học 72 44,17

3 Tình huống tương tự bài học để thấy khả năng của trẻ 52 31,90

4 Dùng sản phẩm/ kết quả hoạt động của trẻ 68 41,72

5 Đối chiếu với tiêu chí mong đợi trương ứng trong chương

trình giáo dục mầm non 69 42,33

6 Trao đổi với phụ huynh 31 19,02

Đánh giá là một hoạt động không thể thiếu trong việc tổ chức bất cứ một hoạt động nào trong trường mầm non, việc giáo viên đánh giá đúng đắn và chính xác mức độ hình thành biểu tượng của trẻ sẽ mang lại hiệu quả cao trong việc nâng cao chất lượng tiết dạy trong những hoạt động sau. Bảng 2.8 thể hiện các phương pháp mà giáo viên

GVMN sử dụng nhiều nhất là “Quan sát mức độ hứng thú/ hoạt động của trẻ trong giờ

học” (94,48%), việc lựa chọn này khá hợp lý vì việc quan sát mức độ hứng thú của trẻ

ngay trong giờ học sẽ có cái nhìn trực diện và khách quan, giúp giáo viên điều chỉnh, xử lý ngay lập tức.

Tuy nhiên, với sỉ số lớp học hiện nay, giáo viên rất khó để quan sát và bao quát hết tất cả các bé trong lớp (Thực tế mỗi lớp sĩ số 40 – 50 bé với 02 Giáo viên tức mỗi cô sẽ lên tiết với 20 – 25 bé).

Ngoài ra, qua việc tham gia quan sát các tiết học cho thấy, nếu chỉ dùng phương pháp quan sát trong giờ học sẽ chưa đủ để đánh giá được tính hiểu quả của đồ dùng dạy học vì một số lý do sau: sỉ số đông giáo viên khó quan sát, khó bao quát hết cả lớp, giáo viên khó đánh giá trên từng trẻ, ngồi ra chưa tính đến trường hợp trẻ cũng cịn hay bắt chước bạn.

Cụ thể sau khi tham gia tiết “Đếm đến 4” của Trường mầm non E, qua trò chuyện với một số bé sau giờ học (Bé B và bé P) thì các bé rất hứng thú và hào hứng:

“Hôm nay con học rất vui, cô dạy con đếm”. Khi trẻ được yêu cầu hãy đếm lại 4 đối

tượng (4 đối tượng này khác với các đối tượng cơ dạy) thì Bé P trả lời rất tốt, còn Bé B còn hơi lúng túng và cần sự giúp đỡ của cô như chỉ tay, khoanh trịn tay, gật đầu thì bé mới trả lời đúng được, tương tự khi thay đổi số lượng thấp hơn là đếm 3 đối tượng thì có nhiều bé tham gia trả lời đều trả lời đúng. Chia sẻ về phương pháp đánh giá của mình, giáo viên lên tiết “Đếm đến 4” tại trường mầm non E cho biết: “Thường sau khi

học xong, thì hoạt động chiều mình cho các bé ơn lại, đếm nhiều đồ vật khác nhau thì các bé mới nhớ lâu hơn, khi mình thấy các bé trong lớp đã đếm tốt đếm 3 rồi mới chuyển sang đếm đến 4”. Do đó, việc đánh giá tính hiệu quả của đồ dùng dạy học không

phải là một việc làm “một sớm một chiều” mà giáo viên cần kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để đánh giá đúng đắn và có những thay đổi kịp thời.

Tương tự, một cơ trường mầm non F nói rằng: “Bản thân tơi thường thì khi quan

sát đến hoạt động 3 là tôi đã phân loại được trẻ nào làm được trẻ nào chưa làm được liền, sau đó chiều tơi trị chuyện với trẻ để củng cố lại như là sáng mình đếm cái này chiều mình đếm cái khác. Cịn dùng sản phẩm/kết quả hoạt động chính là sử dụng bài tập, có khi tơi sử dụng bài tập ở hoạt động 3 hoặc ở hoạt động chiều. Về đối chiếu tiêu

biện pháp trao đổi với phụ huynh tôi thường sử dụng với các trẻ yếu và trao đổi liền trong ngày như “Mẹ về cho bé đếm lại..” hoặc sử dụng Zalo để gửi hình ảnh học của trẻ trong ngày và trao đổi thêm cái nào trẻ làm được, chưa làm được để phụ huynh hỗ trợ. Nhìn chung, tơi thấy phương pháp đánh giá nào cũng hiệu quả tuy nhiên tùy thuộc vào mục tiêu và nội dung bài dạy, có mục tiêu này sử dụng phương pháp này mới hiệu quả, có mục tiêu khác thì phương pháp khác nên khơng có phương pháp nào là đạt hiệu quả tuyệt đối cả”.

- GVMN đánh giá tính hiệu quả của đồ dùng DHTQ dựa trên quá trình dạy học

Bảng 2.9. Đồ dùng DHTQ đáp ứng được mục đích việc hình thành BTSL cho trẻ

Số TT Nội dung Mức độ Cao Trung Bình Thấp SL N=163 TL % SL N=163 TL % SL N=163 TL % 1 Đếm trong phạm vi 5 và đếm theo khả năng 104 63,80 59 36,20 0 0,00 2 Nhận biết 1 và nhiều 117 71,78 45 27,61 1 0,61

3 Gộp hai nhóm đối tượng và

đếm 88 53,99 72 44,17 3 1,84

4 Tách một nhóm đối tượng

thành các nhóm nhỏ 69 42,33 80 49,08 14 8,59

5 Xếp tương ứng 1-1 115 70,55 45 27,61 3 1,84

6 So sánh 2 nhóm đối tượng 91 55,83 72 44,17 0 0,00

Dựa vào nội dung hình thành biểu tượng cần dạy cho trẻ 3-4 tuổi trong chương trình GDMN hiện hành, đa số các giáo viên tự đánh giá tính hiệu quả mà đồ dùng dạy học trực quan mang lại trong việc hình thành biểu tượng số lượng số lượng cho trẻ khá cao như: “Đếm trong phạm vi 5, đếm theo khả năng” chiếm 63,80%, “Nhận biết 1 và nhiều” chiếm 71,78%, “Gộp 2 nhóm đối tượng và đếm” chiếm 53,88%, Xếp tương ứng 1-1” chiếm 70,55%, “So sánh 2 nhóm đối tượng” chiếm 55,83% (Bảng 2.9). Riêng nội dung “Tách 1 nhóm đối tượng thành các nhóm nhỏ hơn” giáo viên tự đánh giá tính hiệu

(Trường mầm non A) giáo viên đứng lớp chia sẻ: “Trong các nội dung hình thành biểu

tượng số lượng cho trẻ 3-4 tuổi thì để đạt được mục đích giúp trẻ tách 1 nhóm đối tượng thành các nhóm nhỏ là nội dung khó nhất trong tất cả. Trẻ 3-4 tuổi thường có xu hướng gộp các đồ vật lại thành 1 nhóm rồi đếm, hoặc một khi đã tách nhóm thì sẽ thường đếm sai. Tơi ví dụ như khi tách 1 nhóm 5 đối tượng thành 2 nhóm, sẽ trẻ sẽ đếm nhóm thứ 1 là “1 - 2”, thì thay vì đếm nhóm thứ 2 trẻ phải đếm lại “1 -2 -3” thì trẻ hay đếm tiếp, đếm nối đi số của nhóm 1 là “3 - 4 - 5”. Do đó, để đạt được mục đích này, giáo viên thường tổ chức cho trẻ ôn tập trong các hoạt động khác như hoạt động góc, hoạt động chiều, bài tập tơ màu,….”.

Khi tổ chức dạy học giáo viên cần kết hợp nhiều hình thức dạy học khác nhau dựa vào mục tiêu bài học, dựa vào năng lực, hứng thú, mức độ phức tạp và khả năng tiếp thu học tập của trẻ. Qua đó, việc sử dụng đồ dùng dạy học trực quan cũng cần được đưa vào các hình thức dạy học một cách phù hợp để đảm bảo hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ một cách hiệu quả nhất. Do đó bảng tổng hợp 2.10, các GVMN đánh giá rằng đồ dùng dạy học trực quan được sử dụng hiệu quả cao nhất là trong việc dạy học cá nhân (76,07%), cao thứ hai là dạy học theo nhóm (53,99%) và cuối cùng là dạy học với cả lớp (38,04%).

Bảng 2.10. Đồ dùng DHTQ được sử dụng hiệu quả trong các hình thức DH

STT Nội dung Mức độ Cao Trung Bình Thấp SL N=163 TL % SL N=163 TL % SL N=163 TL % 1 Cá nhân 124 76,07 36 22,09 3 1,84 2 Nhóm 88 53,99 73 44,79 2 1,23 3 Tập thể 62 38,04 79 48,47 22 13,50

Thực tế này hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với kiểu dạy học truyền thống mà từ trước đến nay chúng ta vẫn thường áp dụng, hình thức dạy học cá nhân có ưu điểm là phát triển tính độc lập, tính tích cực của cá nhân trẻ tuy nhiên hình thức này cịn mất nhiều thời gian, hạn chế khả năng hợp tác và kết bạn giữa trẻ với nhau. Mặt khác, hình

thời gian dạy học, giữa những trẻ trong lớp có sự học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau.

Trao đổi về vấn đề này, một giáo viên trường mầm non E chia sẻ: “Vì lớp có sỉ

số đông nên khi dạy 1 nội dung mới hoặc đưa ra đồ dùng dạy học trực quan mới thì chỉ khoảng 1 nửa lớp hoặc hơn 1 nửa lớp chú ý, những trẻ cịn lại thường khơng chú ý, do đó khi đến hoạt động cho mỗi trẻ hoạt động cá nhân với đồ dùng của riêng trẻ thì trẻ sẽ chú ý là thực hiện yêu cầu của giáo viên tốt hơn.”

Trao đổi về hình thức dạy học theo nhóm, cơ chia sẻ thêm: “Ở các hoạt động

khác như Khám phá khoa học, Thí nghiệm, Mơi trường xung quanh,… mình cũng thường chia nhóm cho các trẻ cùng thực hiện 1 nhiệm vụ, nhưng với hoạt động làm quen với tốn thì địi hỏi trẻ phải tập trung để hình thành biểu tượng, ví dụ khi cho trẻ đếm, trẻ có xu hướng đếm to, đếm chỉ tay vào đối tượng thì khi đứng chung cả lớp hoặc cả nhóm thì các trẻ sẽ bị phân tâm bởi tiếng đếm của các bạn,… còn khi để trẻ đếm 1 mình và có giáo viên bên cạnh thì trẻ sẽ thực hiện tốt hơn”.

Trao đổi thêm về điều này, một giáo viên trường mầm non G cho biết: “Trẻ ở độ

tuổi 3-4 thì hoạt động chủ yếu vẫn là HĐ cá nhân, trẻ vừa kết thúc giai đoạn 24-36 tháng nên hoạt động chủ đạo là HĐ với đồ vật cũng còn ảnh hưởng, nên khi có chia theo nhóm thì trẻ cũng thường hoạt động riêng lẻ chứ chưa biết trao đổi, chia sẻ thông tin và đồ chơi với bạn”. Cùng quan điểm trên, một giáo viên trường mầm non F chia sẻ: “Đa số trẻ 3-4 tuổi thích cái nào thì trẻ tự đi tìm, tự chơi một mình, tự đếm, lâu lâu mới chơi theo nhóm như tạo nhóm 3 bạn, nhóm 5 bạn thì buộc trẻ phải tìm cho đủ thì trẻ mới chơi theo nhóm, tơi cũng thường cho trẻ giải quyết bài cá nhân nhưng ngồi theo nhóm để chia sẻ, học hỏi nhau như “con nhìn xem bạn làm như vậy là đúng chưa?” “con giúp bạn đi!”…” Mặc dù thường tổ chức theo hình thức cá nhân nhưng các cô

cũng tự chia sẻ rằng với sỉ số đơng thì khi ngồi thực hiện u cầu theo hình thức cá nhân cơ khó quan sát và sửa bài cho từng trẻ hơn là ngồi và làm theo nhóm hoặc tập thể, cũng như việc chuẩn bị đồ dùng cho cá nhân sẽ mất nhiều thời gian và công sức hơn.

Khi tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với toán, GVMN cần sử dụng các phương pháp dạy học trong bảng 2.11, qua đó giáo viên đánh giá tính hiệu quả của việc sử dụng đồ dùng dạy học trực quan trong từng phương pháp. Nhìn vào số liệu, đa số các GVMN đánh giá đồ dùng dạy học trực quan đã đạt hiểu quả cao khi sử dụng các

với đặc điểm nhận thức chung của trẻ 3-4 tuổi “Trẻ nhận thức bằng cảm tính, tư duy trực quan hình tượng là chủ yếu”, “Trẻ nhận biết thông qua các hoạt động cụ thể và sự tham gia của các giác quan”.

Bảng 2.11. Đồ dùng DHTQ được sử dụng hiệu quả trong các phương pháp DH

Số TT Nội dung Mức độ Cao Trung Bình Thấp SL N=163 TL % SL N=163 TL % SL N=163 TL % 1

Trẻ được quan sát, tiếp xúc trực tiếp với các đồ dùng dạy học.

128 76,07 36 22,09 3 1,84

2

Trẻ được thao tác với đồ vật (đóng mở, xếp chồng, xếp cạnh,…).

118 72,39 44 26,99 1 0,61

3 GV thực hiện hành động

mẫu và minh họa. 111 68,10 51 31,29 1 0,61

4 GV kết hợp lời nói và hành

động 1 cách đồng bộ. 112 68,71 50 30,67 1 0,61

Mặt khác, bản thân trẻ thơi thì khơng thể tự hình thành các biểu tượng một cách tốt nhất mà cần dựa vào việc tổ chức, xây dựng môi trường của giáo viên. Cụ thể ở hai nội dung “Giáo viên thực hiện hành động mẫu và minh họa” đạt hiệu quả cao với 68,10% lựa chọn và “Giáo viên kết hợp lời nói và hành động một cách đồng bộ” cũng đạt hiệu quả cao với 68,71% khi sử dụng đồ dùng dạy học trực quan.

Tuy nhiên, khi quan sát trực tiếp giờ tổ chức hoạt động, chúng tôi nhận thấy việc GVMN thực hiện hành động mẫu, minh họa với đồ dùng DHTQ hay sử dụng lời nói hướng dẫn đồ dùng DHTQ vẫn còn nhiều điểm chưa đúng và chưa phù hợp như: “Khi thực hiện hành động mẫu và minh hoạ GVMN chưa chuẩn bị đồ dùng kích thước lớn mà dùng đồ dùng kích thước nhỏ của trẻ, giáo viên chưa chuẩn bị que chỉ mà sử dụng ngón tay khiến khoảng cách của GV và đồ dùng dạy học khá xa khiến lời nói và hành

pháp trên một cách phù hợp, chúng tôi nhận thấy thời gian GVMN nói và hướng dẫn nhiều hơn thời gian trẻ được thực hành và thao tác.

Do đó, việc áp dụng các phương pháp dạy học có sử dụng đồ dùng dạy học trực quan sẽ mang lại hiệu quả cao trong việc hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ, tuy nhiên GVMN cũng cần lưu ý để áp dụng và thực hiện chúng một cách đúng quy cách.

- GVMN đánh giá tính hiệu quả của đồ dùng DHTQ dựa trên kết quả hoạt động của trẻ

Bảng 2.12. Đánh giá tính hiệu quả của ĐDDHTQ dựa trên kết quả HĐ của trẻ Số Số TT Nội dung Mức độ Cao Trung Bình Thấp SL N=163 TL % SL N=163 TL % SL N=163 TL % 1

Giúp trẻ quan tâm đến số lượng trong môi trường xung quanh. 107 65,64 54 33,13 2 1,23 2 Giúp trẻ thuộc số đếm đúng thứ tự. 110 67,48 47 28,83 6 3,68 3 Giúp trẻ đếm đúng thứ tự, không lặp lại, khơng bỏ sót (đếm trên ngón tay, đếm trên đồ dùng dạy học: hột, hạt, đồ vật, đồ chơi, con vật,…).

116 71,17 47 28,83 0 0,00

4

Giúp trẻ đếm đúng thứ tự số lượng các đối tượng giống nhau (phạm vi 5).

98 60,12 65 39,88 0 0,00

5

Giúp trẻ đếm đúng thứ tự số lượng các đối tượng khác nhau (phạm vi 5).

92 56,44 68 41,72 3 1,84

6 Giúp trẻ phân biệt giữa 1 và

Số

TT Nội dung Cao Trung Bình Thấp

SL N=163 TL % SL N=163 TL % SL N=163 TL % 7 Giúp trẻ biết so sánh 2 nhóm đồ vật khác loại bằng cách: thiết lập tương ứng 1:1, xếp chồng, xếp cạnh, và nói được các từ: bằng nhau, nhiều hơn, ít hơn (trong phạm vi 5). 88 53,99 64 39,26 11 6,75 8 Giúp trẻ biết so sánh 2 nhóm đồ vật cùng loại bằng cách: thiết lập tương ứng 1:1, xếp chồng, xếp cạnh, và nói được các từ: bằng nhau, nhiều hơn, ít hơn (trong phạm vi 5). 108 66,26 51 31,29 4 2,45 9 Giúp trẻ biết gộp 2 nhóm đồ vật cùng loại và đếm nhóm mới (trong phạm vi 5). 96 58,90 62 38,04 5 3,07 10 Giúp trẻ biết tách 1 nhóm đồ vật cùng loại thành hai nhóm và đếm (trong phạm vi 5). 87 53,37 72 44,17 4 2,45

Hiện nay, việc tổ chức dạy học cho trẻ theo phương pháp đổi mới lấy trẻ làm trung tâm là chính, do đó việc dựa vào kết quả hoạt động của trẻ để đánh giá tính hiệu quả của việc sử dụng đồ dùng dạy học trực quan là hoàn toàn khách quan và đúng đắn. Dựa vào tổng hợp bảng 2.12, giáo viên đánh giá đồ dùng dạy học trực quan đạt hiệu quả cao nhất ở các nội dung như “Giúp trẻ đếm đúng thứ tự” (71,17%), “Giúp trẻ phân biệt giữa 1 và nhiều” (71,17%) và “Giúp trẻ biết so sánh 2 nhóm đồ vật (66,26%), và đạt mức khá cao và trung bình ở các nội dung đánh giá cịn lại. Thực tế, qua quan sát giờ học “Giúp trẻ biết so sánh 2 nhóm đồ vật” ở Trường mầm non F, tại đây để thay đổi giờ

thay bằng việc mời trẻ lên dùng bút và nối trên bảng, tuy tạo được sự mới lạ và tò mò

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng sử dụng đồ dùng dạy học trực quan nhằm hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 3 4 tuổi trong hoạt động làm quen với toán​ (Trang 75 - 87)