Mục đích của hoạt động làm quen với toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng sử dụng đồ dùng dạy học trực quan nhằm hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 3 4 tuổi trong hoạt động làm quen với toán​ (Trang 57 - 59)

Số

TT Nội dung Số lượng

(N = 163)

Tỷ lệ %

1 Hình thành cho trẻ những biểu tượng tốn học ban đầu,

đơn giản và phải có tính ứng dụng trong cuộc sống 142 87,12

2 Hình thành cho trẻ một số kỹ năng thực hành: so sánh số

lượng – kích thước, khảo sát hình dạng, tính tốn 80 49,08

3 Hình thành cho trẻ 1 số thao tác tư duy: phân tích, tổng

hợp, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa 64 39,26

4 Giúp trẻ nắm được 1 số thuật ngữ toán học, biết sử dụng

chúng trong 1 số trường hợp cụ thể. 34 20.86

5 Hình thành khả năng suy luận và diễn đạt lại bằng lời nói 30 18,40

6 Giúp trẻ có hứng thú, u thích với mơn tốn trong các

cấp học tiếp theo 32 19,63

7 Giúp các hoạt động trong trường mầm non đa dạng và

phong phú hơn 20 12,27

Qua khảo sát này cho thấy GV chưa hiểu hết các mục đích quan trọng của việc tổ chức HĐLQVT, những kết quả lâu dài được hình thành bên trong đứa trẻ như những kỹ năng toán học, các thao tác tư duy, thuật ngữ toán học là những bước đệm quan trọng và cần thiết được chuẩn bị ngay từ bây giờ để trẻ làm hành trang vào các cấp học tiếp theo.

Liên quan đến các vấn đề trong việc tổ chức HĐLQVT, thì ngồi việc GVMN hiểu rõ mục đích dạy học thì việc hiểu rõ nội dung dạy học cũng góp phần quan trọng trong việc tổ chức hiệu quả giờ học này. Với thâm niên giảng dạy và việc thường xuyên tổ chức các HĐLQVT, phần đông các GV đã hiểu rõ các nội dung cần

dạy của hoạt động này thông qua câu hỏi: “Nội dung của hoạt động làm quen với

toán bao gồm những nội dung nào?” thì thu được các đáp án đúng với tỷ lệ cao như:

“Tập hợp, số lượng, con số và phép đếm” (134/163 chiếm 82,21%), “Hình dạng” (147/163 chiếm 90,18%), “Kích thước” (140/163 chiếm 85,89%), “Định hướng trong

không gian và thời gian” (117/163 chiếm 71,78%), và hai đáp án chưa đúng được chọn với tỷ lệ thấp là “Phép cộng, trừ, nhân chia” (6/163 chiếm 3,68%) và “Các kí hiệu tốn học: dấu lớn hơn, nhỏ hơn, dấu bằng” (27/163 chiếm 16,56%). Làm rõ hơn sự lựa chọn của mình, một giáo viên trường mầm non E chia sẻ: “Chúng tôi dựa vào

Chương trình GDMN và Thơng tư 28 để nắm các nội dung cần dạy, lấy trong đó đưa vào kế hoạch năm, kế hoạch tháng rồi chia ra các lĩnh vực để dạy, sau mỗi tháng chúng tôi sẽ đánh dấu lại để tháng sau dạy nội dung khác để không bị trùng”.

Tuy nhiên, khi tham gia quan sát một số HĐLQVT của các trường Mầm non, nhận thấy 2/6 giờ học được lên tiết chưa thực hiện đúng nội dung dạy học theo chương trình GDMN, cụ thể: giờ “Gộp nhiều đối tượng riêng lẻ để thành một nhóm trong phạm vi 4” (Trường mầm non D) là chưa đúng mà nội dung đúng phải là “Gộp 2 đối tượng để tạo thành một nhóm”, và giờ “So sánh nhiều hơn – ít hơn của 2 nhóm” (Trường mầm non C) thì chưa đủ vì thiếu đi việc sử dụng phương pháp thiết lập tương ứng 1:1. Do đó, nhìn chung GVMN dù đã nắm được các nội dung tổng quát nhưng chưa thật sự thấm nhuần từng nội dung nhỏ một cách chi tiết và cụ thể.

Qua đó, việc nhận thức chưa đúng đắn về mục đích và nội dung của HĐLQVT, sẽ ảnh hưởng đến việc lựa chọn và sử dụng các phương pháp dạy học, trong đó có phương pháp DHTQ cụ thể hơn là nhận thức về đồ dùng DHTQ nào là phù hợp trong tổ chức HĐLQVT. Với câu hỏi khảo sát: “Đồ dùng dạy học trực quan

trong HĐLQVT bao gồm những gì?”, chúng tôi đưa ra các đáp án dựa trên Khái

niệm Đồ dùng dạy học trực quan nhưng chỉ chọn lọc các đồ dùng phù hợp với lứa tuổi Mầm non, thì thu về kết quả như sau: Phần đơng GVMN chọn “Thẻ tranh về số

lượng” (77,30%), “Các bộ đồ chơi làm quen với tốn” (76,07%), “Bộ hình học phẳng/hình khối” (56,44%) và tỷ lệ thấp hơn cho các đáp án còn lại (Bảng 2.4).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng sử dụng đồ dùng dạy học trực quan nhằm hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 3 4 tuổi trong hoạt động làm quen với toán​ (Trang 57 - 59)