Cơ sở định hướng cho việc xây dựng các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng sử dụng đồ dùng dạy học trực quan nhằm hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 3 4 tuổi trong hoạt động làm quen với toán​ (Trang 87 - 88)

Để đề xuất các biện pháp, trước hết cần xác định cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng biện pháp này

3.1.1. Cơ sở lí luận

Thứ nhất, xuất phát từ các đặc điểm tâm lí nổi bậc của độ tuổi 3-4 là nhận biết cảm giác và tri giác ngày càng hồn thiện và chính xác, nhờ đó vốn biểu tượng về số lượng của trẻ được hình thành và tích lũy. Ở giai đoạn này, tư duy trực quan hành động đóng vai trị chủ yếu, do đó thơng qua việc thao tác thực tiễn với các đồ vật bằng các giác quan, từ đó xác lập mối quan hệ logic giữa chúng và dần hình thành các biểu tượng bên trong.

Thứ hai, trên cơ sở lý luận của phương pháp dạy học trực quan và phương pháp cho trẻ làm quen với tốn.

Thức ba, dựa vào chương trình GDMN hiện hành do Bộ Giáo dục và Đào tạo. Từ những cơ sở lý luận trên, đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc sử dụng đồ dùng dạy học trực quan nhằm hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 3-4 tuổi.

3.1.2. Cơ sở thực tiễn

Dựa vào kết quả phân tích thực trạng và một số nguyên nhân của thực trạng sử dụng đồ dùng dạy học trực quan nhằm hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 3-4 tuổi ở một số trường MN tại Quận Bình Tân, xây dựng các biện pháp nâng cao hiệu quả cần phải căn cứ trên một số thực tiễn sau:

- Nhận thức về phương pháp dạy học trực quan của GDMN còn chưa đầy đủ, do đó cần được bồi dưỡng và tập huấn thêm.

- GVMN cần nhận được sự hỗ trợ thêm về đồ dùng dạy học, các tài liệu tham khảo từ phía nhà trường.

- Nhà trường cần có các kế hoạch liên quan đến việc kiểm tra, đánh giá tính hiệu quả của việc sử dụng đồ dùng dạy học trực quan của giáo viên.

- Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống cấu trúc

Các biện pháp đề xuất phải được xây dựng theo hệ thống từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ nhận thức đến hành động.

- Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Các biện pháp được đề xuất phù hợp với tình hình thực tế, điều kiện, hồn cảnh cụ thể tại trường MN, lớp và phù hợp với trình độ năng lực của đội ngũ GVMN dạy trẻ 3-4 tuổi.

Phù hợp với mục tiêu, yêu cầu của việc tổ chức hoạt động làm quen với tốn chương trình giáo dục trẻ 3-4 tuổi.

- Nguyên tắc đảm bảo tính phát triển tồn diện

Các biện pháp được đề xuất phải đặt trong mối quan hệ giữa các lĩnh vực khác như nhận thức, tình cảm, ngơn ngữ, thẩm mỹ để đảm bảo cho trẻ phát triển một cách toàn diện.

- Nguyên tắc lấy trẻ làm trung tâm

Trẻ là chủ thể tích cực của hoạt động học tập. Mọi biện pháp được vận dụng trong việc sử dụng đồ dùng dạy học trực quan đều phát xuất phát từ nhu cầu, hứng thú thậm chí đặc điểm từng cá nhân của trẻ. Khơng vì mục đích giáo dục của cơ mà áp đặt trẻ, bắt trẻ làm những việc trẻ khơng thích. Điều này chẳng những khơng giúp ích cho trẻ mà cịn kiềm hãm sự phát triển hiện có của trẻ.

- Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức

Các biện pháp đề xuất phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý trẻ, khơng q cao vì trẻ khơng thể thực hiện được, cũng khơng quá thấp sẽ kiềm hãm sự phát triển của trẻ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng sử dụng đồ dùng dạy học trực quan nhằm hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 3 4 tuổi trong hoạt động làm quen với toán​ (Trang 87 - 88)