Thực trạng việc sử dụng đồ dùng dạy học trực quan nhằm hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng sử dụng đồ dùng dạy học trực quan nhằm hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 3 4 tuổi trong hoạt động làm quen với toán​ (Trang 66 - 75)

2.3. Kết quả điều tra và phân tích kết quả nghiên cứu thực trạng

2.3.2.Thực trạng việc sử dụng đồ dùng dạy học trực quan nhằm hình

thành biểu tượng số lượng cho trẻ 3-4 tuổi

Hiện nay, với khối lượng công việc đan xen giữa hoạt động chăm sóc và hoạt động giáo dục cho trẻ, các hoạt động liên quan đến lễ hội, đoàn đội, hội họp tại trường khiến đa số các giáo viên mầm non có quỹ thời gian khá hạn hẹp.

84.66 15.34 0 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Thường xuyên Thỉnh thoảng Rất ít Thường xuyên Thỉnh thoảng Rất ít

Biểu đồ 2.1. Tần suất sử dụng đồ dùng dạy học trực quan của GVMN

Qua trao đổi, một cơ Hiệu Phó trường mầm non H chia sẻ: “Khối lượng công

việc của GV tại trường là khá nhiều, nên việc kiểm tra dự giờ việc tổ chức hoạt động dạy học và đồ dùng dạy học của GV chỉ khoảng 1-2 lần/1 tháng. GV thường sử dụng các đồ dùng trong lớp sẵn có để lên tiết thường ngày, và thường chỉ khi đăng ký tiết tốt sẽ chuẩn bị công phu và sáng tạo thêm các đồ dùng mới, vì nếu ngày nào cũng chuẩn bị đồ dùng mới sẽ mất nhiều thời gian cho những hoạt động khác của GV”.

Đồng quan điểm với ý kiến trên, một giáo viên trường mầm non G chi sẻ:

“Mỗi ngày chúng tôi đều lên tiết với nhiều hoạt động khác nhau như Tốn, Văn, Thể chất, Mơi trường xung quanh, Khoa học,… nên chúng tôi thường sử dụng các đồ dùng dạy học sẵn có trong lớp hoặc do trường cung cấp sẵn để dạy học chứ cũng ít khi tự làm các đồ dùng mới. Cịn với hoạt động hình thành biểu tượng số lượng thì đồ dùng chủ yếu là đồ chơi của trẻ, đồ dùng trong lớp, bộ làm quen với tốn,…. nếu thiếu chúng tơi thường in thêm thẻ tranh hoặc in thêm các bài tập cho trẻ làm”.

Tương tự, qua khảo sát (Biểu đồ 2.1), tần suất các giáo viên mầm non có sử dụng đồ dùng dạy học trực quan trong hoạt động hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ là “Thường xuyên” (chiếm đếm 85%) và số ít giáo viên mầm non “Thỉnh thoảng” (chiếm 15%) thấy một thực trạng rằng mặc dù thường xuyên sử dụng đồ dùng dạy học trực quan trong tổ chức hoạt động nhưng các đồ dùng này chủ yếu là các đồ dùng có sẵn, cịn lặp lại những đồ dùng quen thuộc trong lớp và số lượng chưa phong phú.

Trên thực tế, có 2 dạng đồ dùng dạy học các GVMN thường sử dụng nhiều nhất là “Đồ dùng dạy học sẵn có” (tức đồ dùng được Nhà trường trang trị, Đồ chơi đồ dùng trong lớp, các giáo viên không cần làm mới hay sáng tạo thêm) và “Đồ dùng dạy học tự tạo” (tức đồ dùng do giáo viên tự sáng tạo nên từ các nguyên vật liệu như giấy, bìa, vải, mút, keo, hồ, kim tuyến,…). Đề tài thực hiện khảo sát để so sánh mức độ sử dụng giữa hai loại đồ dùng trên và tổng hợp trong biểu đồ 2.2 dưới đây.

Vật thật (trái cây, hoa, …) Tranh ảnh A2/A3/A4 Thẻ số đếm, thẻ số lượng Mơ hình, Khối hình học Phim, Video Sách bài tập Âm thanh, âm nhạc Bút màu, bút chì Bàn tính, que tính Các bộ LQVT Giáo cụ từ tạo Đồ chơi của trẻ Đồ dùng trong lớp Có sẵn 44.17 3.07 18.4 26.99 7.36 29.45 8.59 36.2 44.79 61.35 0 41.72 46.63 Tự tạo 11.66 36.2 66.26 16.56 27.61 19.63 2.45 0 0.61 9.82 64.42 5.52 6.13 0 10 20 30 40 50 60 70

“tranh, thẻ tranh, phim ảnh và các giáo cụ sáng tạo từ các nguyên vật liệu thủ công” và đồ dùng sẵn có bao gồm “vật thật, mơ hình, sách bài tập, bút màu, que tính, các bộ làm quen với toán và đồ dùng trong lớp, đồ chơi của trẻ”. Ngồi ra, bảng khảo sát cịn nhận được thêm các ý kiến về đồ dùng khác của giáo viên đề xuất như: “nguyên vật liệu mở, nguyên vật liệu thiên nhiên”, “bảng dạy tương tác”... cũng là một trong những đồ dùng dạy học trực quan hiện nay được khá nhiều trường quan tâm và sử dụng.

Về các đồ dùng dạy học sẵn có do trường trang bị, thì việc nhà trường đầu tư trang bị đồ dùng dựa theo Danh mục đồ dùng – đồ chơi - thiết bị dạy học theo quy định là rất cần thiết, cơ Hiệu phó trường mầm non F cho biết: “Năm nào nhà trường cũng

tiến hành kiểm tra danh mục đồ dùng và thiết bị để trước khi vào năm học là cho sửa chửa, mua mới. Nhà trường cũng hỗ trợ các giáo viên các nguyên liệu để giáo viên trang trí lớp và dùng để tự tạo thêm đồ dùng dạy học”.

Còn ở trường mầm non F, việc này được một giáo viên cho biết: “Về danh mục

đồ dùng dạy học không phải năm nào trường cũng chuẩn bị mới mà thường là cuối năm hoặc đầu năm học sẽ đưa danh sách xuống cho các giáo viên kiểm kể tài sản từ đồ dùng dạy học đến đồ dùng bán trú, cái nào bị thiếu hụt hoặc hư nhiều quá các cô sẽ đề xuất để nhà trường trang bị mới, cịn nếu vẫn sử dụng được thì khơng cần thay mới.”

Cịn về các đồ dùng dạy học tự tạo, một giáo viên trường mầm non F chia sẻ:

“Ngoài những thứ cần mua gấp mỗi lần chuẩn bị lên tiết giỏi thì chúng tơi tự bỏ kinh phí. Cịn đầu năm thì nhà trường vẫn có trang bị cho giáo viên các nguyên vật liệu cơ bản (giấy, vải, keo, kẽm, kim tuyến, đề can,….) để làm đồ dùng dạy học và trang trí lớp, tuy nhiên nó sẽ khơng đủ nên giáo viên thường trao đổi với các lớp khác cái nào dư cái nào thiếu với nhau để tận dụng mà khơng phải tốn thêm chi phí mua thêm. Một năm nhà trường chỉ phát một lần chứ không phát lần thứ hai”.

42%

41% 17%

Đồ dùng có sẵn

Phù hợp với nội dung bài dạy Sử dụng được nhiều lần Tiết kiệm thời gian chuẩn bị

21%

72% 7%

Đồ dùng tự tạo

Đồ dùng sẵn có khơng đủ để dạy Giúp bài dạy được hấp dẫn hơn Chi phí thấp

Biểu đồ 2.3. Nguyên nhân lựa chọn đồ dùng dạy học trực quan của GVMN

Nhìn vào biểu đồ 2.3 phân tích các nguyên nhân trong việc lựa chọn và sử dụng đồ dùng dạy học trực quan của giáo viên trong quá trình tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với tốn. Trong đó với đồ dùng tự tạo có đến 72% giáo viên chọn với nguyên nhân “Giúp bài dạy học được hấp dẫn hơn”, việc này còn mâu thuẫn với các kết quả khảo sát và phỏng vấn trên khi giáo viên đa phần chia sẻ rằng thường lên tiết với đồ dùng dạy học có sẵn thay vì làm đồ dùng dạy học mới có vì quỹ thời gian chưa nhiều.

Qua khảo sát thực tế, ngoài việc tự tạo thêm các đồ dùng dạy học mới giáo viên có thể tận dụng các đồ dùng dạy học đã làm từ các năm học trước, hoặc trao đổi với các giáo viên các đồ dùng đã sử dụng xong cũng là một cách để làm mới đồ dùng dạy học

cho trẻ của lớp mình, một giáo viên trường mầm non E chia sẻ: “Tôi thường tận dụng

lại những đồ dùng của năm ngoái, đa số các thẻ tranh sau khi ép nhựa sử dụng 1 lần nên cịn mới thì có thể cho trẻ đếm, xếp tương ứng,… và tôi cũng hay trao đổi với các giáo viên lớp 3-4 tuổi khác đồ dùng dạy học với nhau để dạy, nên nếu mình dạy càng lâu năm thì đồ dùng của mình càng nhiều”.

Khi được hỏi về việc đồ dùng dạy học sẵn có có đủ cho tất cả các bé trong lớp

không? Một giáo viên trường mầm non F chia sẻ: “Có cái đủ và cũng có cái chưa đủ,

nhưng nếu giáo viên biết chia hoạt động và cân bằng đồ dùng của bé này với bé kia, hoặc có thể cho 2 bé sử dụng chung nếu cần thiết” .Với những đồ dùng dễ hư hao, gãy

kiệm được nhiều chi phí, thời gian làm đồ dùng dạy học mới, việc này đòi hỏi sự hỗ trợ, trang bị từ phía nhà trường và sự linh động sáng tạo từ phía GVMN.

Sách bài tập giúp trẻ làm quen với toán được giáo viên sử dụng làm các bài tập ôn tập ở hoạt động 3/ hoạt động ôn tập hoặc trong hoạt động chiều

Giáo viên sử dụng thẻ tranh/ thẻ hình giúp trẻ hình thành biểu tượng số lượng

Giáo viên sử dụng các đồ dùng/đồ chơi có sẵn trong lớp để tổ chức các hoạt động dạy học giúp trẻ hình thành biểu tượng số lượng:

- Búp bê

- Trái cây thật/giả - Bóng

- Bộ lơ tơ làm quen với tốn

Trẻ dán số hạt (4 hạt/ 5 hạt) lên thân đậu theo yêu cầu của giáo viên trong hoạt động “đếm”.

Trẻ tìm điểm khác nhau giữa 2 bức tranh và đếm số lượng của các vật (Số lượng cá, số lượng cỏ, hoa, viên đá,…) trong hoạt động ơn tập “đếm”.

Trẻ xếp cạnh/xếp chồng các hình hình học để xác định số lượng nhóm vào nhiều hơn, ít hơn hoặc bằng nhau trong hoạt động dạy trẻ thiết lập tương ứng 1:1.

Trẻ xếp xen kẽ các bông hoa/nắp chai để xác định số lượng nhóm vào nhiều hơn, ít hơn hoặc bằng nhau trong hoạt động dạy trẻ thiết lập tương ứng 1:1.

Trẻ khoanh tròn vào hình có số lượng theo yêu cầu của cô trong hoạt động “đếm”.

Các bài tập xếp xen kẽ, đếm, lấy số lượng theo yêu cầu được giáo viên đặt ở khu vực góc tốn để trẻ được chơi và ơn tập.

chênh lệch “sử dụng được nhiều lần” (41%), “phù hợp với nội dung bài học” (42%), và “tiết kiệm thời gian chuẩn bị” (17%).

Mở rộng với các đồ dùng dạy học khác như đồ dùng dạy học từ nguyên vật liệu mở, nguyên vật liệu tái chế. Một giáo viên trường mầm non F chia sẻ: “Chúng tôi

thường tự trữ lại muỗng nhựa, hũ nhựa để dạy xây dựng, dạy màu, dạy đếm, dạy xếp 1:1, việc này là tự giáo viên muốn thì trữ lại chứ nhà trường khơng bắt buộc. Nhưng dĩ nhiên đồ tái chế sẽ không đẹp bằng đồ mua sẵn, nhưng vì trường khơng thể nào cung cấp hết nên mình tận dụng được các nguyên vật liệu này sẽ có nhiều đồ để dạy hơn”.

Ngoài ra, việc sử dụng bảng tương tác – thiết bị dạy học hiện đại cũng đã được một số trường đưa vào sử dụng, tuy nhiên cũng cịn gặp nhiều khó khăn trong việc hỗ trợ các cô cách lên file và cách sử dụng sao cho đúng. Cô Hiệu trưởng trường mầm non S cho biết: “Nhà trường khuyến khích các cơ 1 tháng lên 1 tiết bằng bảng tương tác để thay đổi phương pháp dạy học mới lạ cho trẻ hứng thú hơn”.

Thực tế, khi tham gia quan sát giờ học “So sánh – xếp tương ứng 1:1” của trường mầm non F (Phụ lục 2), giờ học này có sử dụng bảng tương tác khiến trẻ rất thích thú và tập trung. Tuy nhiên dù có sử dụng bảng tương tác thì GVMN cũng chỉ sử dụng được trong 1 hoạt động nhỏ (hoạt động 1) và những hoạt động cịn lại sẽ sử dụng các hình thức khác chứ không để trẻ học bảng tương tác cả một giờ học. Ngoài ra, bản thân giáo viên trường S sau khi lên tiết cũng chia sẻ: “Việc chuẩn bị cho 1 tiết có sử dụng bảng

tương tác mất khá nhiều thời gian để chuẩn bị file trình chiếu”. Do đó, hiệu quả của

việc đưa bảng tương tác vào việc tổ chức hoạt động dạy học là có nhưng nó cũng khó có thể thay thế hồn tồn hiệu quả của các đồ dùng dạy học khác.

Nhìn chung, việc lựa chọn đồ dùng dạy học trực quan trong hoạt động hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ dù là đồ dùng có sẵn hay tự tạo đều có những giá trị ưu và khuyết khác nhau. GVMN cần dựa vào mục tiêu và nội dung bài học để lựa chọn cho phù hợp, có những nội dung GVMN cần phải sáng tạo thêm đồ dùng dạy học mới để bài học được hấp dẫn hơn, kích thích sự tị mị của trẻ, có những nội dung chỉ cần sử dụng những đồ dùng dạy học có sẵn gần gũi, tận dụng các nguyên liệu mở, tái chế để tiết kiệm thời gian, hay thay đổi giờ học bằng những thiết bị công nghệ hiện đại như máy chiếu, tivi, bảng tương tác để giờ học được sinh động và mới lạ hơn.

DHTQ của giáo viên cũng còn gặp nhiều bất cập và hạn chế như:

Về sự chuẩn bị đồ dùng DHTQ của giáo viên, qua quan sát hoạt động “Tách gộp trong phạm vi 5 thành 2 nhóm” của trường MN A cho thấy, giáo viên chuẩn bị thẻ tranh cho các bé giống như nhau và cùng một kích thước sử dụng từ hoạt động 1 đến hoạt động 3 khiến trẻ dễ nhàm chán và bài học chưa phong phú, ngồi ra GV cịn sử dụng bài tập ôn tập giống nhau nên trẻ cịn nhìn bài nhau dẫn đến kết quả nhận xét cuối giờ học chưa thật sự khách quan và chính xác.

Hoạt động “Tách 1 nhóm có 3 đối tượng thành 2 nhóm” của trường MN B, GV chuẩn bị bộ thẻ số và sử dụng chúng 2 lần (lần 1 dùng làm tổng số của mỗi nhóm, lần 2 dùng làm số thứ tự) nên khiến một số trẻ còn nhầm lẫn. Khi được hỏi, giáo viên đứng lớp cho biết: “Vì khơng có thời gian nên muốn tận dụng bộ thẻ số cho cả 2 hoạt động, nhưng trước khi sử dụng tôi cũng đã hướng dẫn và làm mẫu lại cho trẻ nên tôi nghĩ trẻ sẽ phân biệt được”.

Hoạt động “So sánh nhiều hơn – ít hơn của 2 nhóm” của trường MN C giáo viên đã chuẩn bị các bức tranh đẹp nhưng kích thước A4 khá nhỏ nên những trẻ ngồi phía sau đã nhìn khơng rõ. Khơng chỉ riêng giờ học này, hầu như tất cả những giờ học mà đề tài quan sát, các GV đều sử dụng chung một kích thước đồ dùng cho cả giáo viên và trẻ, không có sự khác biệt to và nhỏ, đây được xem là một trong những hạn chế lớn nhất khi GV sử dụng đồ dùng DHTQ.

Trong quá trình sử dụng đồ dụng DHTQ, một số giáo viên cịn bố trí/ trưng bày sẵn đồ dùng dạy học trên bàn, trên tường, trên bảng khiến trẻ dễ bị thu hút ngay từ đầu và mất tập trung vào nội dung chính mà giáo viên đang truyền tải.

Hoạt động “Đếm đến 4” và “Tách 1 nhóm có 3 đối tượng thành 2 nhóm” trường MN E và trường MN B cho thấy, khi giáo viên sử dụng các thao tác trên bảng đã chỉ tay vào bảng trực tiếp mà không dùng cây hoặc thước gây cho giáo viên một số bất tiện và đôi khi cánh tay che đi một số hình ảnh khác trên bảng. Bên cạnh đó, việc giáo viên sắp xếp chỗ ngồi cho trẻ chưa hợp lý cũng khiến một số trẻ ngồi phía sau khó thấy bảng và dễ mất tập trung vào hướng khác.

Khi sử dụng đồ dùng DHTQ, giáo viên còn dành nhiều thời gian cho 1 loại đồ dùng và lặp đi lặp lại nhiều lần khiến trẻ nhàm chán và khơng cịn hứng thú với đồ dùng

DHTQ đang sử dụng cũng ảnh hướng đến quá trình hình thành BTSL của trẻ như hoạt động “Tách 1 nhóm có 3 đối tượng thành 2 nhóm”, giáo viên chưa lưu ý trẻ cần “đếm số lượng tổng, sau đó tách nhóm và đếm lại số lượng mỗi nhóm”.

Đa số sau tất cả các hoạt động giáo viên đều sử dụng một số dạng bài tập để giúp trẻ ôn tập và kiểm tra lại kiến thức đã dạy. Tuy nhiên, một số giáo viên còn cho cả lớp sử dụng chung một dạng bài tập giống nhau mà chưa phân loại trình độ của trẻ để lựa chọn bài tập phù hợp theo định hướng lấy trẻ làm trung tâm.

Ngồi một số mặt hạn chế nêu trên, nhìn chung giáo viên cũng đã có sự chuẩn bị và đầu tư kỹ lưỡng về đồ dùng DHTQ, giáo viên sử dụng các bài nhạc để lồng ghép vào bài dạy cho sinh động và kích thích trẻ hơn nhằm đạt được các mục tiêu về hình thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng sử dụng đồ dùng dạy học trực quan nhằm hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 3 4 tuổi trong hoạt động làm quen với toán​ (Trang 66 - 75)