Quan hệ thể chế chính thức, quan hệ thể chế bán chính thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rà soát, kiểm tra trong tình huống giải các bài toán phỏng thực tiễn ở các trường phổ thông trung học​ (Trang 27 - 29)

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.2. Công cụ lí luận của didactic tốn để nghiên cứu các đối tượng rà soát,

1.2.2. Quan hệ thể chế chính thức, quan hệ thể chế bán chính thức

Chúng tơi đề xuất một số khái niệm mới sau đây nhằm làm rõ hơn đặc trưng của mối quan hệ thể chế với một đối tượng nói chung và với OR và OK nói riêng.

- Thể chế chính thức (hay thể chế quốc gia) IQ: Đó là thể chếcó tầm quốc gia, nghĩa là có đặc trưng chung trong toàn thể một nước. Chẳng hạn: Thể chế dạy học toán lớp 9 ở Việt Nam; Thể chế dạy học toán cho học sinh 13-14 tuổi ở Pháp.

- Thể chế bán chính thức (hay thể chế địa phương) IĐ: Đó là thể chế trong

phạm vi một địa phương (một tỉnh, một thành phố, một huyện, thậm chí một Trường phổ thơng,…). Chẳng hạn, thể chế dạy học toán lớp 9 ở TP.HCM. Thể chế này chịu những ràng buộc của Thể chế quốc gia và có thể có những nội dung thốt ra khỏi các ràng buộc này.

- Quan hệ thể chế chính thức (hay quốc gia) R(IQ,O): Đó là quan hệ thể chế được xét trong IQ. Để nghiên cứu mối quan hệ thể chế này, cần phân tích các tư liệu

chính thức của IQ. Chẳng hạn, ở Việt Nam, đó là CT, SGK, SBT, SGV được sử dụng trong toàn quốc.

- Quan hệ thể chế bán chính thức (hay địa phương) R(IĐ,O): Đó là quan hệ thể

chế được xét trong IĐ. Để nghiên cứu mối quan hệ thể chế này, cần phân tích các tư liệu chính thức của IQ và cả của IĐ Chẳng hạn, ở Việt Nam, đó là CT, SGK, SBT, SGV (dùng trong toàn quốc) và các tài liệu riêng của địa phương (dùng trong phạm vi các trường thuộc địa phương này).

Đối với luận văn này, các khái niệm trên thể hiện như các yếu tố cơ sở lý luận tạo thuận lợi cho nghiên cứu của chúng tơi, vì những ghi nhận sau đây:

- Ba năm gần đây, ở nhiều Tỉnh, Thành (nhất là TP.HCM ), chủ đề giải các bài toán bằng cách lập hệ phương trình bậc nhất hai ẩn đã được quan tâm đặc biệt. Nó chiếm một vị trí quan trọng và gần như bắt buộc trong các đề thi hết năm học lớp 9 và thi tuyển vào lớp 10. Đặc biệt, nó chiếm một tỷ trọng đáng kể trong các tài liệu học tập riêng dành cho khối lớp 9, do các trường THCS ban hành. Sư thay đổi này xuất phát từ chủ trương của Bộ GD&ĐT và các Sở GD&ĐT về việc tăng cường dạy học toán gắn với thực tiễn. Thậm chí có những trường dùng các tài liệu này thay SGK. Nói cách khác, giờ đây SGK bị xem như là một tài liệu tham khảo.

- Đối tượng O “Giải các bài toán bằng cách lập hệ phương trình bậc nhất hai ẩn” trong các đề thi và tài liệu nêu trên ở TP.HCM có những điều kiện và ràng buộc khác biệt hơn so với điều kiện và ràng buộc từ SGK hiện hành (được xem như tài liệu chính thống áp dụng trong tồn quốc). Nói cách khác mối quan hệ thể chế với O không phải là đồng nhất, nếu xem xét nó từ hai nguồn tư liệu khác nhau. Ghi nhận này sẽ được trình bày rõ hơn trong Chương II. Như vậy, nếu chỉ nghiên cứu mối quan hệ thể chế với O từ phân tích CT và SGK hiện hành, sẽ khó làm rõ được ảnh hưởng của nó lên mối quan hệ cá nhân của HS với đối tượng này.

Những khái niệm mới này cũng sẽ tạo thuận lợi cho các nghiên cứu sau này về quan hệ thể chế trong bối cảnh tương lai của chương trình mới 2018 với nhiều bộ SGK. Quả thực, chương trình mới này qn triệt tính mở. Cụ thể, nó bảo đảm định hướng thống nhất những nội dung toán học cốt lõi, bắt buộc đối với học sinh toàn quốc, đồng thời trao quyền chủ động và trách nhiệm cho địa phương và nhà trường

trong việc lựa chọn và bổ sung một số nội dung giáo dục và triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp với đối tượng và điều kiện của địa phương, của cơ sở giáo dục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rà soát, kiểm tra trong tình huống giải các bài toán phỏng thực tiễn ở các trường phổ thông trung học​ (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)