Các bài toán được sử dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rà soát, kiểm tra trong tình huống giải các bài toán phỏng thực tiễn ở các trường phổ thông trung học​ (Trang 59 - 60)

Chương 3 NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM

3.3. Nội dung thực nghiệm

3.3.1. Các bài toán được sử dụng

Bài tốn 1: Một bình đựng 300g dung dịch muối có nồng độ 2%. Hỏi phải cho thêm bao nhiêu g nước hoặc muối để nhận được một bình đựng dung dịch muối nồng độ 4%.

Bài toán 2: Trong phịng thí nghiệm Hóa, cơ giáo đưa cho An và Bình một lọ 200g dung dịch axit sunfuric có nồng độ 98%. Cơ muốn hai bạn tạo ra một dung dịch axit có nồng độ 50%. Tính số g axit hoặc axit và nước mà hai bạn cần để pha được dung dịch trên.

Bài toán 3: Bạn Linh có 1 tờ giấy bạc 100.000 đồng. Để tiện mua sắm, bạn đã

đổi thành 30 tờ giấy bạc loại 1000 đồng và 5000 đồng. Tính số tờ giấy bạc mỗi loại mà bạn đã đổi được.

Bài toán 4: Bạn Thảo và mẹ dự kiến đi du lịch tại Hội An và Trung tâm thành

phố Đà Nẵng vào dịp Tết Nguyên Đán và thuê khách sạn trong 6 ngày ( đã trừ thời gian di chuyển và chờ nhận phòng giữa 2 địa điểm ) và ở khách sạn loại 3 sao. Sau khi trừ các khoản chi tiêu khác thì hai mẹ con dự kiến còn 5.500.000 đồng để thuê khách sạn. Biết rằng chi phí thuê khách sạn 3 sao rẻ nhất mỗi ngày tại Hội An là 600.000 đồng và tại Đà Nẵng là 1.000.000 đồng. Em hãy tính xem với số tiền như vậy, họ sẽ thuê được phòng khách sạn ở mỗi địa điểm với thời gian bao lâu?

- Bài toán 1 và bài toán 2 là các bài tốn khơng quen thuộc thể hiện ở chỗ: trong bài tốn 1 đại lượng cần tìm và đại lượng khác khơng cần tìm cùng xuất hiện tường minh trong câu hỏi và trong bài tốn 2 đại lượng cần tìm lại khơng được nêu tường minh trong câu hỏi, chúng tôi muốn điều tra xem ở HS có xuất hiện thành tố “cảm nhận” không.

- Bài tốn 3 là một dạng tốn tuy khơng xuất hiện trong SGK9 và SBT9 nhưng xuất hiện ít nhiều ở các đề ơn thi lớp 10 của các trường. Bài tốn có kết quả bị loại so với điều kiện ban đầu. Qua bài tốn chúng tơi có thể điều tra được HS có thực hiện việc kiểm tra kết quả sau khi giải hệ với điều kiện ban đầu khơng và cả việc HS có

thực hiện kiểm tra kết quả so với thực tế không hay tổng quát hơn họ sử dụng chiến lược kiểm tra nào.

- Bài toán 4 là một bài toán ngắt quãng quy tắc hợp đồng “Các nghiệm tìm được

khơng mâu thuẫn với thực tiễn”, để chúng tôi xem xét quan điểm cá nhân của HS về

đối tượng kiểm tra. Cụ thể chúng tôi muốn điều tra xem sau khi kiểm tra kết quả với điều kiện ban đầu HS có thực hiện việc kiểm tra kết quả với thực tế khơng. Bài tốn này có kết quả thỏa mãn điều kiện ban đầu tuy nhiên không hợp lý trong thực tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rà soát, kiểm tra trong tình huống giải các bài toán phỏng thực tiễn ở các trường phổ thông trung học​ (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)