Chương 2 BÀI TẬP RÈN KĨ NĂNG VIẾT CHO HỌC SINH LỚP 1
2.1. Nguyên tắc xây dựng bài tập
2.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích, bám sát nội dung chương trình
giáo dục phổ thơng mới
Mục đích của một hoạt động là kết quả dự kiến mà mỗi con người, mỗi hệ thống cần phấn đấu để đạt được. Mục đích có tác dụng định hướng chỉ đạo tồn bộ hoạt động. Tính mục đích thể hiện ở việc các BT được xây dựng phải hướng tới
việc hình thành khả năng viết cho HS lớp 1.
Trong yêu cầu cần đạt đối với từng KN của mỗi lớp học đã nêu rõ HS khi kết thúc CT lớp 1 ngoài hoàn thành các KNV cơ bản (ngồi đúng tư thế; viết đúng chữ thường, chữ số, chữ hoa; viết đúng các quy tắc chính tả, v.v.) thì HS cần được hình
thành KNV câu, đoạn ngắn. Các BT đều được xây dựng dựa trên yêu cầu cần đạt
KNV dành cho HS lớp 1, bám sát vào các tiêu chí cụ thể đặt ra nhằm rèn KNV cho HS, hướng đến người viết độc lập.
Đây là nguyên tắc chủ đạo trong xây dựng các BT rèn KNV cho HS lớp 1.
2.1.2. Nguyên tắc tích hợp
Tiếng Việt khơng chỉ đơn thuần là môn học cung cấp kiến thức tiếng Việt
(ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp) mà cịn là cơng cụ để giúp HS giao tiếp, giáo dục HS những phẩm chất cao đẹp về phẩm chất đạo đức, làm cơ sở để tham gia hoạt động
chỉ hình thành KNV mà cịn hướng đến nhiều nhiệm vụ khác, lồng ghép nhiều nội
dung giáo dục. Qua các BT các em sẽ được giáo dục tình yêu gia đình, trường học, thiên nhiên đất nước, xử lý tình huống ứng xử đơn giản, tìm hiểu về thế giới tự
nhiên (cây, cỏ, hoa, con vật, v.v.). Để thực hiện được nhiệm vụ này, người GV cần
chú trọng đến việc lựa chọn ngữ liệu, đảm bảo yêu cầu BT phù hợp đặc điểm nhận
thức của HS lớp 1.
2.1.3. Nguyên tắc hệ thống, liên tục, thường xuyên
Tính hệ thống liên tục thường xuyên là một thuộc tính chung của mọi sự vật,
hiện tượng. Mọi sự vật, hiện tượng tồn tại và phát triển trong một chỉnh thể thống nhất.
Xây dựng BT rèn KNV cho HS lớp 1 dựa trên nguyên tắc này cho thấy các BT
tồn tại, tác động qua lại trong một chỉnh thể hữu cơ gắn bó với nhau. BT được sắp xếp theo hệ thống từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, mức độ nội dung tăng dần qua từng giai đoạn. KNV là một KN khó, đặc biệt đối tượng là HS lớp 1 vì vậy BT phải được thực hiện theo một quá trình thường xuyên, liên tục.
2.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức
Theo tâm lý học dạy học, những yêu cầu và nhiệm vụ đề ra cho người học
phải tương ứng với giới hạn cao nhất của vùng phát triển gần nhất. Vì vậy, khi thiết kế BT, GV phải cân nhắc đến khả năng tiếp nhận của người học. BT vừa sức là BT
khơng q khó và cũng khơng q dễ so với trình độ HS.
Ứng dụng nguyên tắc này vào xây dựng BT cho đối tượng là HS lớp 1 - lứa
tuổi vừa bắt đầu rèn luyện KNV, GV cần chú ý đến năng lực tiếp nhận, yếu tố tâm
lý, bám sát sự tiến bộ của từng HS thông qua việc đánh giá q trình luyện đọc,
luyện nói, kể chuyện, trả lời câu hỏi sau các bài học. Đặc biệt, GV cần đưa ra tiêu
chí đánh giá KNV của HS qua BT luyện viết hàng ngày đặc biệt là các BT luyện
viết phù hợp với từng giai đoạn. Kết quả đánh giá là cơ sở để xây dựng BT đa dạng về chủ đề, tăng dần độ khó.
2.1.5. Nguyên tắc lấy học sinh làm trung tâm, phát triển tính tích cực, chủ
động sáng tạo của học sinh trong học tập
Quan điểm giáo dục hiện nay rất coi trọng nguyên tắc “lấy HS làm trung tâm”,
ln coi HS là chủ thể tích cực trong mọi hoạt động hướng tới sự tồn diện. Chỉ trong q trình hoạt động tích cực, HS mới có thể chiếm lĩnh tri thức, nắm được cái
mới, phát triển năng lực phẩm chất cá nhân.
Khi vận dụng nguyên tắc này vào xây dựng BT rèn KNV cho HS lớp 1, GV cần quan tâm đến nguyện vọng, sự hứng thú của HS, không áp đặt mà phải tạo điều kiện để các em bày tỏ ý tưởng, suy nghĩ, tình cảm của mình thơng qua mỗi bài viết. GV chỉ đóng vai trị là người hỗ trợ, định hướng, tạo ra môi trường thuận lợi để giúp HS phát huy tối đa tiềm năng của mình.