liên tưởng đến các hoạt động và BT rèn KN viết câu cho HS lớp 1.
Bảng 1.4. Bảng hệ thống các hoạt động hướng dẫn học sinh lớp 1 viết câu Hoạt Hoạt
động Mơ tả Ví dụ
Hướng dẫn giáo viên
thực hiện
Điền
vế câu
GV cung cấp sẵn vế
câu, sau đó hướng dẫn HS điền vào phần còn trống. Cấu trúc câu có thể từ đơn giản đến phức tạp - Tơi thích …………. - Tơi thích … và … - Tên của tơi là ……
- Xây dựng cấu trúc
câu.
- Hướng dẫn HS sử
dụng cấu trúc câu.
- Yêu cầu HS sử dụng
cấu trúc câu để viết
câu của riêng mình.
- Yêu cầu HS chia sẻ và thảo luận câu của mình với bạn bè.
- Dần dần hướng dẫn HS viết câu độc lập,
không cần dựa vào vế câu cho sẵn. Mở rộng câu GV cung cấp một câu ngắn. HS mở rộng câu theo ý của mình.
- Giới thiệu câu ngắn.
- Hướng dẫn HS thêm
Hoạt
động Mô tả Ví dụ
Hướng dẫn giáo viên
thực hiện
vào câu đã cho, lưu ý
HS viết hoa, chấm câu
khi câu được mở rộng.
- Yêu cầu HS thực
hiện bằng lời các ý sẽ thêm vào câu ngắn trước khi viết.
- Yêu cầu HS viết vào
phiếu BT/ vở.
- Khuyến khích HS chia sẻ bài làm của mình với các bạn trong nhóm.
Nguồn: Steven Graham etal, 2018.
Nhóm biện pháp cho phản hồi và đánh giá bài viết của học sinh
Đánh giá là một phần không thể thiếu trong quá trình hướng dẫn viết. Mặc dù chưa có sự thống nhất về bài viết tốt nhất; tuy nhiên khi đánh giá bài viết của HS, GV thường tập trung vào các tiêu chí sau :
- Ý tưởng trình bày có rõ ràng và phát triển đầy đủ khơng? - Bài văn của HS có mạch lạc hay khơng?
- Bài văn có thể hiện những cảm nhận, quan sát riêng của bản thân hay không? - Từ ngữ sử dụng có phù hợp hay khơng?
- Các lỗi chính tả, cấu trúc ngữ pháp.
- Bài văn có phù hợp với đối tượng giao tiếp khơng?
(Steven Graham etal, 2018)
Ngồi đánh giá HS bằng sản phẩm bài viết thì GV cần chú ý và đánh giá sự
độ của HS trong q trình viết. Ngồi ra, q trình đánh giá này cịn giúp GV phát
hiện những khó khăn của HS gặp phải khi viết để kịp thời hỗ trợ các em.
Đánh giá bài viết của HS không giới hạn trong GV mà đánh giá còn được diễn
ra giữa các bạn cùng lớp, đối tượng mà HS hướng đến trong bài viết và cuối cùng là bản thân của người viết.
Hiện nay trên thế giới, việc cho phản hồi, nhận xét của GV diễn ra trong giai
đoạn đọc và sửa chữa bản nháp bài viết cùng với những nhận xét của các HS khác
diễn ra rất phổ biến ở các trường TH. Sau khi nhận phản hồi từ GV, các bạn cùng
lớp, HS sửa chữa bài viết của mình và trưng bày sản phẩm trước lớp. Việc đánh giá vẫn tiếp tục diễn ra trong giai đoạn trưng bày.
Một số hình thức trưng bày bài viết phù hợp với HS lớp 1:
Khoảng trưng bày cá nhân;
Những góc trưng bày sử dụng hình ảnh;
Góc học tập của nhóm, lớp.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Chương trình, tài liệu dạy học
a. Chương trình dạy học Tiếng Việt cho học sinh lớp 1 theo Chương trình giáo dục phổ thơng cấp Tiểu học (05/2006) - nhìn từ bình diện rèn kĩ năng viết
Trong CT giáo dục phổ thông cấp TH, môn Tiếng Việt rất được coi trọng, đặc biệt là ở lớp 1 (trong khi các mơn Tốn có 4 tiết/tuần, các mơn học khác, mỗi mơn
có 1 tiết/ tuần, riêng mơn Tiếng Việt có đến 10 tiết/ tuần). Bản CT được ban hành
theo quyết định số 16/2006/QĐ – BGD ĐT ngày 5 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo đã đề ra mục tiêu của môn Tiếng Việt:
+ Hình thành và phát triển cho HS các KN sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc,
viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động lứa tuổi.
+ Thông qua việc dạy học Tiếng Việt, góp phần luyện các thao tác tư duy,
cung cấp cho HS những kiến thức sơ giản về tiếng Việt, về tự nhiên, xã hội và con
+ Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng
giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người cho HS.
CT môn Tiếng Việt 1 được chia thành hai giai đoạn: giai đoạn “Học vần” và giai đoạn “Luyện tập tổng hợp”
Giai đoạn “Học vần” là giai đoạn khởi đầu giúp HS chiếm lĩnh chữ viết, một
công cụ mới để giao tiếp, học tập. Ở giai đoạn này, các em được rèn luyện những thao tác chung của quá trình tập viết, luyện động tác cầm bút, để vở, tập tô các nét
chữ, chữ cái, chữ ghi tiếng, có kĩ thuật viết và nối chữ.
Giai đoạn “Luyện tập tổng hợp”, giai đoạn này HS rèn KN đọc trơn, đọc hiểu, ngồi tập viết, HS cịn được rèn KNV qua hoạt động viết từ, văn bản (tốc độ 30 chữ/ 15 phút) ở mức độ tái hiện (tập chép). CT giáo dục phổ thông cấp Tiểu học (05/2006), HS lớp 1 chưa được rèn KN tạo lập ngôn bản viết (câu, đoạn văn ngắn).
Bảng 1.5. Yêu cầu cần đạt đối với kĩ năng viết dành cho học sinh lớp 1
(Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học – 05/2006)
Nội dung Yêu cầu cần đặt
Viết Viết chữ
- Có tư thế viết đúng (Ngồi thẳng lưng, tựa vào ghế ở phần trên thắt lưng hai chân đặt vng góc ở đầu gối; tay trái cầm bút; ngực khơng tì vào mép bàn, khoảng cách giữa mắt và vở khoảng 25 cm).
- Cầm bút bằng ba ngón tay (ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa); biết đặt vở, xê dịch vở hợp lí khi viết.
- Viết đúng chữ cái kiển chữ thường cỡ vừa và nhỏ, tô
đúng chữ cái viết hoa cỡ lớn và vừa; viết đúng chữ số
cỡ to và vừa (từ 0 đến 9) Viết chính tả
- Viết đúng chính tả bài viết có độ dài khoảng 30 chữ, tốc độ 30 chữ/15 phút, không mắc quá 5 lỗi theo các
hình thức nhìn- viết (tập chép). Trình bày bài chính tả đúng mẫu
Đặt câu - Biết điền từ vào chỗ trống để hoàn chỉnh câu văn.
Việc dạy học theo quan điểm mới không chỉ để giải quyết các mục tiêu cụ thể về kiến thức, KN mà cịn hướng tới những đích xa rộng hơn, làm phát triển người học các năng lực cốt lõi mà dạy học ngày nay hướng tới như năng lực tự học, giải quyết vấn đề, tính độc lập và tư duy sáng tạo. Mơn Tiếng Việt có đầy đủ ưu thế để
giúp HS phát triển các năng lực trên mà điều này đã được thể hiện trong CT giáo
dục phổ thông cấp Tiểu học (05/2006) – với việc xác định mục tiêu môn học là phát triển cho HS các KN sử dụng tiếng Việt để học tập và giao tiếp trong các môi
trường hoạt động lứa tuổi. Tuy nhiên, thực tế mục tiêu này chưa được chú trọng khi rèn KNV cho HS lớp 1. HS lớp 1 chỉ được rèn kĩ thuật viết chữ, viết chính tả nhưng chưa được trang bị kiến thức để tạo lập ngôn bản viết nhằm phục vụ nhu cầu đơn
giản như tự giới thiệu bản thân, bày tỏ quan điểm, cảm xúc của bản thân về nhân
vật, câu chuyện đã được nghe, được đọc, v.v..
Tài liệu dạy học:
Tài liệu chính dùng để rèn KNV cho HS lớp 1 hiện nay là SGK Tiếng Việt lớp
1, Vở BT Tiếng Việt 1 đi kèm và Vở Tập viết.
Các bài Tập viết thường có hai hình thức: Tập viết khi học các âm, vần mới,
Tập viết cuối tuần (bài tập viết độc lập). Mỗi tuần, HS có hai bài tập viết, các bài tập viết được thực hiện xuyên suốt cả hai giai đoạn “Học vần” và “Luyện tập tổng hợp”.
BT rèn KNV chính tả được trình bày trong SGK có hai hình thức: chính tả đoạn bài (tập chép, nghe – viết), chính tả âm – vần (điền, tìm). Trong đó, BT về âm đầu chiếm thời lượng cao hợn các BT khác (35 lượt), đặc biệt là các dạng BT phân
biệt c/k, g/gh, ng/ngh có số lần sử dụng nhiều nhất. BT về vần đứng thứ hai với 27
lượt sử dụng, và cuối cùng là BT về dấu thanh với 2 lượt và chỉ tập trung vào điền
thanh hỏi, thanh ngã.
Các BT chính tả trong vở BT Tiếng Việt (dùng kèm SGK của Bộ ban hành có
nội dung hoàn toàn giống trong SGK nhưng đã được biên tập lại để có chỗ trống cho HS làm bài, hồn tồn khơng có bài luyện tập thêm. Riêng cuốn “Vở Chính tả”
(in sẵn của Sở ban hành) được sử dụng trong tiết Chính tả tại một số trường ở khu
trường ở tỉnh Bình Dương; ngồi chính tả đoạn bài và chính tả âm vần (giống SGK) còn bổ sung thêm một đến hai BT chính tả âm vần. Những BT này có ngữ liệu khác
với SGK nhưng bám sát nội dung luyện tập âm vần theo CT Chính tả lớp 1.
Theo quan điểm dạy học mới, điều lý tưởng trong dạy học ở nhà trường là GV
tự thiết kế CT, nội dung giảng dạy dựa trên đặc điểm HS và tình hình thực tiễn. Tuy
nhiên thực tế, HS đều có SGK (hoặc tài liệu bổ trợ) và thường học theo nội dung trong đó, với việc rèn KNV cũng vậy, HS lớp 1 phải thực hiện các BT luyện viết
chữ và viết chính tả với nội dung cho sẵn. Mỗi bài học gồm các nội dung đã biên
soạn một cách cụ thể, các em chưa được tạo cơ hội để được rèn KN tạo lập ngôn
bản, chưa có bài viết nhằm tỏ suy nghĩ của mình, các BT chỉ được giới hạn ở mức
độ điền từ, đặt câu với những từ ngữ cho sẵn.
b. Chương trình dạy học Tiếng Việt cho học sinh lớp 1 theo Chương trình Giáo dục phổ thơng mới (12/2018) - nhìn từ bình diện rèn kĩ năng viết
CT mới đã cụ thể hóa mục tiêu giáo dục bằng những yêu cầu cần đạt cùng với
các biểu hiện cụ thể của năng lực đó ở lứa tuổi HS TH, thể hiện qua bảng mô tả yêu
cầu cần đạt về năng lực đặc thù của môn học. Điều này giúp GV định hướng về mục
tiêu, nội dung dạy học cũng như lựa chọn, vận dụng các phương pháp và hình thức
dạy học cho phù hợp, hiệu quả.
Dưới đây là bảng mô tả nội dung phần yêu cầu cần đạt đối với KNV dành cho
HS lớp 1 trong CT phổ thông mới.
Bảng 1.6. Yêu cầu cần đạt đối với kĩ năng viết dành cho học sinh lớp 1 (Chương trình phổ thơng mới – 12/2018)
Nội dung Yêu cầu cần đạt
Kĩ thuật viết
- Biết ngồi viết đúng tư thế, ngồi thẳng lưng; hai chân đặt
vng góc với mặt đất, một tay úp đặt lên góc vở, một tay
cầm bút; khơng tì ngực vào mép bàn, khoảng cách giữa
mắt và vở khoảng 25 cm; cầm bút bằng ba ngón tay (ngón
Nội dung Yêu cầu cần đạt
- Viết đúng chữ viết thường, chữ số (từ 0 đến 9); biết viết
chữ hoa.
- Đặt dấu thanh đúng vị trí. Viết đúng quy tắc các tiếng mở
đầu bằng các chữ c, k, g, gh, ng, ngh.
- Viết đúng chính tả đoạn thơ, đoạn văn có độ dài khoảng 30 – 35 chữ theo các hình thức nhìn – viết (tập chép), nghe
– viết. Tốc độ khoảng 30 – 35 chữ trong 15 phút.
Viết câu, đoạn văn ngắn
Quy trình viết
Bước đầu trả lời được câu hỏi như: Viết về ai? Viết về cái gì, việc gì?
Thực hành viết
- Điền phần thơng tin cịn trống, viết câu trả lời, viết câu dưới tranh phù hợp với nội dung câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe.
- Điền vào phần thơng tin cịn trống, viết câu nói về hình dáng hoặc hoạt động của nhân vật dưới tranh trong câu
chuyện đã học dựa trên gợi ý.
- Điền phần thơng tin cịn trống, viết câu trả lời hoặc viết
lại câu đã nói để giới thiệu bản thân dựa trên gợi ý.
Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018.
Dựa trên nghiên cứu văn bản CT giáo dục phổ thông cấp Tiểu học (05/2006)
và CT giáo dục phổ thông mới (12/2018), có thể khái quát sự thay đổi đối với yêu
cầu dành cho KNV của HS lớp 1 thay đổi như sau:
Kĩ thuật viết: CT phổ thông mới yêu cầu kĩ thuật viết của HS vẫn được xây
dựng dựa trên nền tảng của CT giáo dục phổ thông cấp Tiểu học (05/2006). Tuy nhiên, ngoài rèn luyện những thao tác chung của quá trình tập viết, luyện động tác
thì CT mới yêu cầu HS viết được chữ hoa. Giải quyết vấn đề chữ hoa là một trong
những điều kiện bước đầu giúp HS lớp 1 thực hiện tốt KN viết câu, đoạn văn ngắn.
Chính tả: khác với yêu cầu tốc độ viết 30 chữ/15 phút và chỉ tập trung vào
hình thức tập chép (nhìn – viết) ở CT giáo dục phổ thông cấp Tiểu học (05/2006),
CT phổ thông mới (12/2018) tăng tốc độ viết từ 30 – 35 chữ/15 phút và xen kẽ giữa
hình thức tập chép (nhìn – viết) với hình thức nghe – viết. Tăng tốc độ viết chữ và
bắt đầu rèn KN viết đúng chính tả bằng hình thức nghe – viết tạo cơ hội cho HS
được ghi nhớ và vận dụng quy tắc chính tả đã học vào từng trường hợp trong bài
viết cụ thể, ngoài ra khi nghe – viết HS phải hiểu nghĩa của từ, từ đây mở ra cơ hội
giúp HS mở rộng vốn từ.
KN tạo lập ngôn bản viết : CT giáo dục phổ thông cấp Tiểu học (05/2006) chỉ
yêu cầu HS điền vào chỗ trống để hồn thành câu nhưng CT phổ thơng mới đã bắt đầu rèn KN tạo lập ngôn bản viết cho HS ngay từ lớp 1. Mặc dù phân bố thời lượng đối với KN này còn hạn chế, các BT chỉ điền vào chỗ trống, trả lời câu hỏi, viết từ
một đến hai câu phù hợp với tranh và đã có gợi ý. Tuy nhiên, đây là một trong những KN nền tảng giúp HS thực hiện các bài Tập làm văn ở các lớp sau. Lần đầu
tiên CT đưa KN tạo lập ngôn bản viết vào dạy ngay từ lớp 1, điều này giúp cho phân môn Tập làm văn giữa các lớp ở bậc TH có sự liên kết mật thiết. Kiến thức làm văn viết được giảng dạy theo hệ thống từ đơn giản đến phức tạp xuyên suốt năm năm ở TH.
1.2.2. Nhận thức của giáo viên về rèn kĩ năng viết cho học sinh lớp 1 a. Mục đích khảo sát a. Mục đích khảo sát
Chúng tơi tiến hành khảo sát nhằm mục đích tìm hiểu nhận thức của GV về
mức độ cần thiết, thời gian bắt đầu rèn KNV cho HS lớp 1, đánh giá của GV về KNV của HS vào cuối năm học lớp 1. Bên cạnh đó là nhận định của GV về những thuận lợi, khó khăn trong quá trình rèn KNVcho HS.
b. Đối tượng, phạm vi, thời gian, phương pháp khảo sát
Đối tượng khảo sát: chúng tôi tiến hành khảo sát 30 GV về vấn đề rèn KNV
cho HS lớp 1.
tại một số trường TH: trường TH L.N.H - quận 1, trường TH N.V.T - quận 4, trường TH V.T.T - quận 10, trường TH L.Q.Đ - quận N.B, trường TH V.P - Bình Dương, trường TH T.G - Bình Dương.
Thời gian khảo sát: khảo sát được tiến hành từ tháng 12/2018 đến tháng
03/2019.
d. Công cụ khảo sát
Để việc thu thập số liệu và phân tích số liệu đạt hiệu quả, chúng tôi tiến hành
khảo sát dựa trên “Phiếu thăm dò ý kiến giáo viên về việc rèn kĩ năng viết cho học sinh lớp 1” (Phụ lục 1). Trong phiếu này, chúng tôi xây dựng các câu hỏi xoay quanh vấn đề rèn KNV cho HS bao gồm những đánh giá của GV về mức độ cần