Các dạng bài tập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bài tập rèn kĩ năng viết cho học sinh lớp 1 (Trang 75 - 94)

Chương 2 BÀI TẬP RÈN KĨ NĂNG VIẾT CHO HỌC SINH LỚP 1

2.4. Các bài tập rèn kĩ năng viết cho học sinh lớp 1

2.4.3. Các dạng bài tập

Bài tập rèn KNV cho HS lớp 1 được thể hiệc dưới nhiều hình thức điển hình, đa dạng đan xen lẫn nhau. Đó là:

 Nối/ghép: HS nối ghép từ/ cụm từ để tạo thành câu có nghĩa; nối từ/ câu với

hình ảnh minh họa tương ứng.

 Điền khuyết: HS điền từ/ cụm từ vào chỗ trống trong một câu, một đoạn văn ngắn để hoàn thành câu, đoạn văn ngắn này.

 Sắp xếp: HS sắp xếp các từ/ cụm từ/ câu/ tranh ảnh cho sẵn (các từ/ cụm từ/

câu/ tranh ảnh đang sắp xếp lộn xộn) để tạo thành câu, đoạn văn phù hợp.

 Viết: HS viết câu theo mẫu hoặc viết câu dựa vào một số từ/ cụm từ cho

trước. Bên cạnh đó, hoạt động trả lời câu hỏi ngắn cũng được đề tài xếp vào mục

này.

 Hoạt động khác: Dạng hoạt động này gồm vẽ, tô màu theo hoạt động mỹ thuật. Đây là dạng hoạt động xây dựng để làm “mềm hóa” các BT, tạo hứng thú, tránh nhàm chán cho HS trong quá trình thực hiện BT.

Tiến hành thống kê số lần sử dụng các hình thức trên trong phiếu BT đã xây

dựng, chúng tôi thu được số liệu như sau:

Bảng 2.3. Số lần sử dụng các dạng bài tập mà đề tài xây dựng

Dạng bài tập Số lần sử dụng Tỷ lệ % Xếp hạng Nối/ghép 12 12,2 4 Điền khuyết 34 34,7 1 Sắp xếp 14 14,3 3 Viết 32 32,7 2 Hoạt động khác 6 6,1 5 Tổng 98 100

Số liệu thống kê ở bảng 2.3 cho thấy ba dạng BT được sử dụng nhiều nhất

trong các phiếu BT là điền khuyết (39,5%), viết (27,9%) và nối ghép (14%). Ba

(một dạng BT có nhiều hình thức thể hiện khác nhau). Chính vì lý do trên, ba dạng

BT này phù hợp để biên soạn BT trong cả ba giai đoạn (chuẩn bị, phát triển ý tưởng, tạo lập câu). Mặt khác, do đề tài chỉ xây dựng 29 phiếu BT tương ứng với ba

loại BT nên số liệu bảng 2.3 đề cập chỉ bao gồm số lần sử dụng các dạng BT mà đề

tài xây dựng.

a. Điền khuyết

Bảng 2.4. Các hình thức thể hiện của dạng “điền khuyết” và số lần sử dụng Dạng bài tập Dạng bài tập

ĐIỀN KHUYẾT

Hình thức thể hiện Số lần sử dụng Tỷ lệ %

Hoàn thành câu 25 75,8

Hoàn thành đoạn văn 8 24,2

TỔNG 33 100

Đây là dạng BT được sử dụng với mật độ nhiều nhất trong các phiếu BT. Để

thực hiện yêu cầu của BT, HS phải điền từ/ cụm từ vào chỗ trống trong câu, đoạn

văn.

Mục đích cuối cùng của BT đề tài xây dựng là giúp HS viết được câu, đoạn

văn nên chúng tôi tạo điều kiện để HS tiếp xúc nhiều với câu, đoạn văn mẫu. Các câu, đoạn mẫu này giúp HS nhận ra mối quan hệ lẫn nhau giữa các đơn vị ngôn

ngữ, cách nhận diện, sử dụng từ ngữ phù hợp với ngữ cảnh. Đây cũng là những câu,

đoạn văn định hướng cho HS khi thực hiện viết câu. Các bước xây dựng dạng BT “điền khuyết”:

 Ngữ liệu (câu, đoạn văn, hình ảnh) được lựa chọn phải phù hợp chủ điểm đang học trong CT.

 Thực hiện “xóa” một số vị trí trong câu, đoạn văn đã xây dựng. Những vị trí

xóa thường tập trung theo hai hướng: từ ngữ miêu tả ngoại hình nhân vật, từ ngữ miêu tả hoạt động của nhân vật có tranh gợi ý.

Trong ba giai đoạn của quá trình luyện viết, dạng BT “điền khuyết” được sử

dụng ở giai đoạn 1 và giai đoạn 2 - khi HS vừa bắt đầu làm quen với viết câu. Chính

vì vậy, khi tìm hiểu sâu về hình thức “hình thành câu/ đoạn văn” trong các phiếu BT có đến 18 lần (48,5%) được sử dụng hình thức cung cấp từ cho HS. Để bổ sung

giúp giảm gánh nặng cho HS khi thực hiện BT, vì ở giai đoạn 1 HS chỉ cần ghi nhớ được câu trúc câu, hình thức trình bày câu. Ở giai đoạn 2, khi HS đã có kiến thức

đơn giản về câu thì u cầu BT sẽ được nâng cao, đến lúc này HS phải tự điền vế

câu nhưng không được cung cấp sẵn từ/ cụm từ. Việc không cung cấp sẵn từ buộc

HS phải vận dụng kiến thức, vốn từ vựng sẵn có hoặc tri giác về hình ảnh để tìm

kiếm từ vựng tương ứng và sử dụng; từ đó, giúp các em khắc sâu tri thức, ghi nhớ từ ngữ một cách chính xác. Đối với những câu hỏi khơng cung cấp từ trực tiếp thì nội dung phần cần bổ sung một là thông tin HS quen thuộc, được luyện nói nhiều lần; hai là được gợi mở từ hoạt động ở câu trước.

Ví dụ như câu hỏi 2 của phiếu BT “Bố của My” yêu cầu HS điền thơng tin về

bố của mình - đây là thông tin quen thuộc, bắt buộc mỗi HS lớp 1 đều phải biết và đã được luyện tập nhiều lần trong giờ luyện nói.

Hình 2.1. Dạng bài tập “điền khuyết” trong câu 2 của phiếu bài tập “Bố của My”

Hai trường hợp khác đối với dạng BT “điền khuyết” khơng cung cấp sẵn từ:

Hình 2.2. Dạng bài tập “điền khuyết” trong câu 1 của phiếu bài tập “Bơng hoa cúc trắng”

Hình 2.3. Dạng bài tập “điền khuyết” trong câu 1 của phiếu bài tập “Ngưỡng cửa”

Một ví dụ khác cho hình thức khơng cung cấp sẵn từ là câu 3 và câu 4 trong phiếu

BT “Trái chín”; câu 3 yêu cầu HS “Nối hình ảnh với từ chỉ đặc điểm của quả”. Các từ trong BT này sẽ được sử dụng trong câu 4, phần điền vào các vế câu bị khuyết.

Hình 2.4. Dạng bài tập “điền khuyết” trong câu 3 và câu 4 của phiếu bài tập “Trái chín”

Tiêu biểu cho dạng BT này phải kể đến câu 3 và câu 4 trong phiếu BT “Ngưỡng cửa”; câu 3 yêu cầu HS “Viết từ ngữ thích hợp vào từng tranh”. Trong câu 4 yêu cầu hoàn thành câu với các từ vừa tìm được ở câu 3.

Hình 2.5. Dạng bài tập “điền khuyết”trong câu 3 và câu 4 của phiếu bài tập “Ngưỡng cửa”

Hình 2.6. Dạng bài tập “điền khuyết”trong câu 3 của phiếu bài tập “Người bạn tốt”

Ví dụ về các dạng BT “điền khuyết” HS được cung cấp sẵn từ:

Hình 2.8. Dạng bài tập “điền khuyết” trong phiếu bài tập “Mẹ của em”

Hình 2.9. Dạng bài tập “điền khuyết” trong phiếu bài tập “Hoa ngọc lan”

Để hoàn thành các yêu cầu của dạng BT “điền khuyết”, HS phải thực hiện theo trình tự: tìm kiếm từ/ cụm từ thơng qua hoạt động khác; sau đó, HS sử dụng từ/

cụm từ này để hồn chỉnh phần cịn thiếu trong câu, đoạn văn tạo thành câu, đoạn

văn hoàn chỉnh. Từ đó, giúp HS mở rộng vốn từ, phát triển khả năng nắm bắt ngữ

cảnh, rèn thao tác tư duy, óc sáng tạo. Nhìn chung, dạng BT “điền khuyết” ngoài

giúp HS rèn luyện năng lực ngơn ngữ, bên cạnh đó cịn phát triển KN đọc hiểu, KN quan sát.

b. Viết

Viết là dạng BT được lựa chọn để sử dụng nhiều thứ hai sau dạng “điền

khuyết”. Hoạt động này được xây dựng nhằm mục đích giúp HS vận dụng những hiểu biết về cấu trúc câu, hình thức trình bày của câu (đầu câu viết hoa, dấu chấm

câu, v.v.) để tạo thành câu hoàn chỉnh.

Dạng BT “viết” được xây dựng theo các bước sau:

 Xác định nội dung có thể sử dụng dạng BT “viết”.

 Lựa chọn hình thức phù hợp với từng giai đoạn của quá trình luyện viết.

Trong đề tài, dạng “viết” thường xoay quanh các hình thức sau:

Bảng 2.5. Các hình thức thể hiện của dạng “viết” và số lần sử dụng

Dạng bài tập VIẾT Hình thức thể hiện Số lần sử dụng Tỷ lệ % Tập chép 8 25

Viết có gợi ý Viết từ 4 12,5

Viết câu 8 25

Viết không gợi ý 12 37,5

TỔNG 32 100

Hình thức viết ở đây bao gồm cả viết từ ngữ và viết câu. Việc đa dạng hình

thức BT tạo điều kiện để dạng BT “viết” được sử xuyên suốt cả ba giai đoạn. Ngay từ giai đoạn 1, HS đã được viết câu qua hình thức “tập chép”, từ đây các em đã bắt

đầu được rèn luyện để ý thức được đầu câu phải viết hoa, kết thúc câu phải đặt dấu

chấm câu. Đa dạng các hình thức viết cịn nhằm đảm bảo tiến trình: điền từ vào vị

trí cịn khuyết (có từ cho sẵn)  điền vế câu (khơng có từ cho sẵn)  viết câu dựa

theo gợi ý (viết câu theo mẫu, viết câu dựa vào một số từ gợi ý)  viết câu theo chủ

ý của bản thân (viết câu để trả lời câu hỏi, viết câu theo chủ đề).

Ví dụ như câu 1 và câu 2 của phiếu BT “Rùa và Thỏ”: câu 1 yêu cầu HS nối

các từ/ cụm từ để tạo thành câu, yêu cầu của câu 2 là HS viết lại câu vừa tìm được ở câu 1 (trình bày đúng hình thức câu).

Hình 2.10. Dạng bài tập “viết” trong phiếu bài tập “Rùa và Thỏ”

Một ví dụ khác là câu 2 và câu 3 của phiếu BT “Trí khơn”: câu 2 u cầu HS nối các từ/ cụm từ để tạo thành câu, yêu cầu của câu 3 là HS viết lại câu vừa tìm được ở câu 2 (trình bày đúng hình thức câu).

Hình 2.11. Dạng bài tập “viết” trong phiếu bài tập “Trí khơn”

Khi xây dựng dạng BT “viết”, chúng tôi đều sắp xếp viết sau các bài tìm từ

ngữ, điều này giúp HS làm quen với từ, sau đó mới dùng từ này để viết câu.

Điển hình là câu 2 và câu 3 của phiếu BT “Cây phượng”: câu 2 yêu cầu HS

viết từ ngữ chỉ màu sắc các bộ phận của cây phượng (có hình gợi ý); câu 3 u cầu HS viết câu với từ vừa tìm được.

Hình 2.12. Dạng bài tập “viết” trong phiếu bài tập “Cây phượng”

Cùng một hình thức trên cịn được sử dụng ở một số phiếu BT sau:

Hình 2.13. Dạng bài tập “viết” trong phiếu bài tập “Chú ở Trường Sa”

Hình 2.14. Dạng bài tập “viết” trong phiếu bài tập “Thơng tin lồi vật”

Một điều cần lưu ý, các kiểu câu đề tài xây dựng là những kiểu câu đơn giản, nội dung viết xoay quanh: nội dung, hoạt động, ngoại hình nhân vật của các bài đọc,

bài kể chuyện đã học, đã nghe kể. Qua dạng BT này tạo điều kiện để HS tạo lập câu theo các mẫu đơn giản và nhận thức rằng câu được tạo thành từ việc kết nối các từ/

Dạng BT “viết” được chúng tôi sắp xếp như sau: giai đoạn 1 và 2 chỉ tập trung

cho HS chép lại các câu đã được tạo thành sau hoạt động nối hay hoạt động sắp xếp câu. Sang giai đoạn 3, khi HS đã có những kiến thức đơn giản về câu thì chúng tơi

bắt đầu xây dựng các BT có u cầu cao hơn như: BT viết câu có gợi ý và cuối cùng

là BT khơng có gợi ý. Gợi ý của những BT này là tranh hoặc từ những từ/ cụm từ

gợi ý, HS phải thêm từ nối để tạo thành câu hồn chỉnh.

Ví dụ như câu 2 của phiếu BT “Cô chủ không biết quý tình bạn” và câu 1 của

phiếu bài tập “Chú ở Trường Sa”.

Hình 2.15. Dạng bài tập “viết” trong phiếu bài tập “Cô chủ không biết quý tình bạn” và phiếu bài tập “Thơng tin lồi vật”

Cùng một hình thức BT viết câu có gợi ý nhưng được yêu cầu cao hơn, trước khi thêm từ nối thì ở các BT HS phải lựa chọn từ phù hợp với chủ đề; sau đó thêm

từ nối để tạo thành câu hồn chỉnh.

Ví dụ như câu 1 của phiếu BT “Những điều hay ở lớp” và câu 1 của phiếu BT “Bà của em”.

Hình 2.16. Dạng bài tập “viết” trong câu 1 của phiếu bài tập “Những điều hay ở lớp” và câu 1 trong phiếu bài tập “Bà của em”

Quan sát tranh và viết, ban đầu là viết 2 câu, dần dần số lượng câu sẽ yêu cầu

cao hơn và cuối đợt sẽ yêu cầu HS viết từ hai đến ba câu.

Hình 2.17. Dạng bài tập “viết” trong câu 4 của phiếu bài tập “Cây phượng” và câu 3 trong phiếu bài tập “Bà của em”

Ở cuối giai đoạn 3, các yêu cầu BT sẽ mang tính tổng hợp cao hơn. Ví dụ như câu 3 của phiếu BT “Người mẹ thứ hai” hay câu 4 của phiếu BT “Thơng tin lồi

vật”, HS phải viết câu nhưng khơng có từ hoặc tranh gợi ý. Tuy nhiên, vì các em là HS lớp 1 nên nội dung đề bài phải gần gũi và được các em u thích.

Hình 2.18. Dạng bài tập “viết” trong câu 3 của phiếu bài tập “Người mẹ thứ hai” và câu 4 trong phiếu bài tập “Thơng tin lồi vật”

Viết câu là dạng BT khó, địi hỏi HS phải tổng hợp kiến thức về từ ngữ, ngữ

pháp, thậm chí kiến thức của các mơn học khác vì vậy đối với HS lớp 1 trước mỗi

BT viết, chúng tôi đều tổ chức hoạt động luyện nói để giúp các em xây dựng ý tưởng, trình bày ý tưởng ở dạng nói trước khi tạo lập ngơn bản viết.

c. Sắp xếp

Dạng BT “sắp xếp” là dạng BT được sử dụng với mật độ đứng thứ ba trong

các phiếu BT. Mục đích của dạng BT này giúp HS phát triển vốn từ, hình thành KN

sử dụng từ trong ngữ cảnh xác định, nhận thức về cấu trúc câu, KN tạo lập câu. Dạng BT “sắp xếp” trong đề tài được thực hiện theo các bước sau:

 Xác định nội dung sẽ sử dụng dạng BT “sắp xếp”.

 Lựa chọn hình thức sắp xếp phù hợp với từng giai đoạn của quá trình luyện viết.

Hình thức thể hiện của dạng BT “sắp xếp” được sử dụng trong đề tài: sắp xếp

từ/ cụm từ thành câu hoàn chỉnh, sắp xếp tranh theo đúng trình tự câu chuyện, sắp xếp câu thành đoạn văn. Qua q trình thống kê, chúng tơi thu được kết quả sau:

Bảng 2.6. Các hình thức thể hiện của dạng “sắp xếp” và số lần sử dụng Dạng bài tập Dạng bài tập SẮP XẾP Hình thức thể hiện Số lần sử dụng Tỷ lệ % Sắp xếp từ/ cụm từ thành câu 9 64,3 Sắp xếp tranh theo đúng thứ tự 2 14,3 Sắp xếp câu thành đoạn 3 21,4 TỔNG 14 100

Qua bảng thống kê 2.6, ta thấy hình thức “sắp xếp từ/ cụm từ thành câu” được sử dụng nhiều nhất ở dạng BT “sắp xếp” (64,3%). Để thực hiện hình thức BT này

HS phải quan sát tranh, nhớ lại nội dung bài đã học, vận dụng vốn từ vựng; sau đó sắp xếp từ, cụm từ theo thứ tự hợp lý.

Ví dụ các phiếu BT có sử dụng hình thức này là: Bơng hoa cúc trắng, Cua ẩn sĩ, Người bạn tốt của em, Tình bạn, Sói và Sóc, Ngưỡng cửa, Dê con nghe lời mẹ, Chú ở Trường Sa, Người mẹ thứ hai.

Hình 2.19. Dạng bài tập “sắp xếp” trong câu 4 của phiếu bài tập “Cua ẩn sĩ”

Hình 2.20. Dạng bài tập “sắp xếp” trong câu 2 của phiếu bài tập “Sói và Sóc”

Hình 2.21. Dạng bài tập “sắp xếp” trong phiếu bài tập “Tình bạn” và phiếu bài tập “Dê con nghe lời mẹ”

Hình 2.22. Dạng bài tập “sắp xếp” trong phiếu bài tập “Chú ở Trường Sa” và phiếu bài tập “Tình bạn”

Đối với hình thức “sắp xếp tranh theo đúng thứ tự” đòi hỏi HS phải quan sát,

hiểu ý nghĩa của bức tranh, nhớ lại chi tiết trong các câu chuyện đã được học, được

nghe để sắp xếp lại cho đúng thứ tự. Lưu ý tranh được sử dụng để sắp xếp khơng trùng với tranh ở SGK. Trong đề tài, hình thức BT này ln được sắp xếp kèm với

Hai phiếu BT có sử dụng hình thức này là: Cơ bé trùm khăn đỏ, Bơng hoa cúc trắng.

Hình 2.23. Dạng bài tập “sắp xếp” trong phiếu bài tập “Cơ bé trùm khăn đỏ”

Hình 2.24. Dạng bài tập “sắp xếp” trong phiếu bài tập “Bông hoa cúc trắng”

Cuối cùng là hình thức “sắp xếp câu thành đoạn” đây là hình thức HS sẽ gặp ở

giai đoạn 3. Muốn thực hiện tốt hình thức BT này, HS phải có kĩ năng đọc hiểu, ghi

nhớ được cấu trúc đoạn văn một số bài đọc trong SGK, bài đọc mở rộng (bài đọc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bài tập rèn kĩ năng viết cho học sinh lớp 1 (Trang 75 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)