Số lượng câu HS viết được 0 1-2 3-4 5 trở lên Tổng
Số bài 13 200 11 42 266
Tỉ lệ % 4,9 75,2 4 15,9 100
Khi đánh giá số câu HS đã viết, chúng tôi chia thành bốn mức: Mức 1: HS chưa viết được thành câu, số lượng câu là 0;
Mức 2: HS viết được từ 1 đến 2 câu;
Mức 3: HS viết được từ 3 đến 4 câu;
Mức 4: HS viết được từ 5 câu trở lên.
Để xác định nội dung bài viết của HS đã thành câu hay chỉ dừng lại ở mức độ
liệt kê, chúng tôi dựa vào khái niệm: “Câu là đơn vị giao tiếp nhỏ nhất, thường
phản ánh sự tình, được tạo nên từ một tập hợp từ ngữ kết hợp với nhau theo những quy tắc ngữ pháp nhất định, có dấu hiệu hình thức riêng”. Từ kết quả phân tích ở
bảng 1.12, ta thấy, có 13 bài viết bị xếp ở mức 1 chiếm tỉ lệ 4,9%. Qua quá trình đánh giá, chúng tôi nhận thấy nguyên nhân là do các em chỉ liệt kê thành viên trong gia đình.
Ví dụ:
Em T.N.T.T, trường V.P viết: “Ba mẹ chị bà nọi bà vại ông nội ông vại.” Em N.N.B.C, trường L.V.L viết: “Bà nội, ông nội, hai em, bác 2, cô út, ba mẹ,
anh hai.”
Mức đánh giá thứ hai có 200 bài viết chiếm tỉ lệ 75,2%. Trong mức đánh giá
này, nội dung bài viết của HS xoay quanh vấn đề: liệt kê, giới thiệu tên, nghề
nghiệp, công việc hàng ngày của các thành viên trong gia đình. Cấu trúc câu HS sử dụng nhiều nhất là “Gia đình em/ Nhà em có …”; “Ai làm gì”. Mức đánh giá này
chiếm tỉ lệ số bài viết cao nhất trong bốn mức đánh giá. Ở giai đoạn này, HS lớp 1 chỉ vừa chuyển từ giai đoạn học vần sang luyện tập tổng hợp nên vốn từ của các em
viết; bên cạnh đó một bộ phận HS bị mắc lỗi ngắt câu, việc không sử dụng dấu câu
đúng vị trí, sử dụng sai dấu câu dẫn đến chất lượng bài viết bị giảm. Ví dụ:
Em H.T, trường V.P viết: “Nhà em có cha, mẹ, em. Cha em làm người xửa xe,
mẹ em làm người lái tai.”
T.H.M, trường V.P viết: “Gia đình em có 3 người.”
G.H, trường V.P viết: “Ba, mẹ, chị hai và em. Ba em chạy xe gáp mẹ em làm
bán tiệm tạp quá.”
Nhìn vào bảng số liệu, ta thấy mức đánh thứ ba có 11 bài viết chiếm tỉ lệ thấp
nhất 4%. Tương tự như mức thứ hai, ở mức này nội dung bài viết của HS cũng xoay quanh số lượng thành viên, liệt kê và giới thiệu tên, công việc của các thành viên
trong gia đình. Tuy nhiên, các bài viết ở mức thứ ba, HS đã biết sử dụng các dấu
hiệu như dấu câu, xuống dòng khi kết thúc ý câu trước.
Ví dụ:
Em N.T.V.N, trường V.P viết: “Mẹ em tên là Trịnh Thị Ngọc Trang.
Ba em tên là Nguyễn anh Đức.
Nhà em có ba người đó là ba mẹ em.”
Em P.T.T.H, trường NVT viết: “Nhà em có 4 người. Bố em tên Phạm ngọc
đỉnh. Mẹ em tên Vũ Thị Thắm. Bố mẹ em làm nghề công nhân.”
Số bài viết của HS được xếp ở mức thứ tư (viết từ 5 câu trở lên) là 42 bài viết chiếm tỉ lệ 15,9%. Trong bài viết của mình, các em cũng trình bày những nội dung
như: số lượng thành viên trong gia đình, liệt kê có thành viên, tên và nghề nghiệp
của từng người. Phần trình bày bài viết của các em chi tiết hơn, một số HS nêu được sở thích, những hoạt động hàng ngày của các thành viên. Các bài viết này cũng chỉ sử dụng câu đơn với cấu trúc câu quen thuộc “Ai làm gì”; “Gia đình có …”. Ví dụ
điển hình trong mức đánh giá này là em B.N, trường V.P, em đã trình bày bài viết
của mình tương đối tốt: “Gia đình con có ba người: ba, mẹ và con. Ba con tên là Nghĩa, mẹ con tên là Ni. Ba của con làm nghề trồng cây, mẹ của con làm nghề bán bánh mì. Ba của con trồng rất nhiều cây xanh. Mẹ của con thì bán rất là mua may
bán đắt lắm đó. Chiều thì mẹ dạy con viết chữ, viết số. Tối thì ba dạy con viết anh văn. Gia đình của con rất yêu thương nhau và quý trọng con đó.”
Trong phần đánh giá số câu HS đã viết được, chúng tơi chỉ tập trung tính số