Số câu Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % TN ĐC TN ĐC TN ĐC TN ĐC 1-2 20 21 66,6 70 0 15 0 50 3-4 4 2 13,3 6,6 17 7 56,6 23,3 5 trở lên 6 7 20,1 23,4 13 8 43,4 26,7 Tổng 30 30 100 100 30 30 100 100 (ĐC: Đối chứng)
Bảng 3.6. Số lỗi học sinh hai lớp mắc phải trong bài kiểm tra trước và sau thực nghiệm
Các
loại lỗi
Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm
TN ĐC TN ĐC Viết hoa 19 21 11 16 Ngắt câu 10 9 1 6 Chính tả 25 25 10 12 Trình bày 15 11 0 10 (ĐC: Đối chứng)
Với cùng đề bài “Viết về gia đình thân yêu của mình”, kết quả từ bảng 3.5 cho thấy số bài viết được từ 5 câu trở lên của HS lớp TN tăng lên rõ rệt so với trước khi
TN (tăng 23,3%). Tất cả 30 HS của lớp TN đều viết được từ 3 câu trở lên. Trong
khi đó, số bài viết được từ 5 câu trở lên của HS lớp đối chứng cũng có xu hướng
tăng (6,6%). Chất lượng bài viết của HS hai lớp đều tăng; tuy nhiên, ở lớp TN độ tăng rõ nét hơn.
Khi đánh giá nội dung bài viết của HS hai lớp chúng tơi có những ghi nhận
sau:
Tương tự như giai đoạn trước TN, nội dung bài viết của HS hai lớp đều xoay
quanh: số lượng thành viên trong gia đình, liệt kê, giới thiệu tên cũng như cơng việc từng thành viên (hầu hết HS giới thiệu công việc của ông bà, cha mẹ hoặc những
thành viên sống chung nhà với các em). Ngoài viết về những nội dung quen thuộc trên, HS lớp TN còn viết về những hoạt động của từng thành viên trong thời gian
rảnh; đặc biệt các em còn viết được các câu bày tỏ tình cảm của mình với các thành
viên khác (ví dụ: “Em rất yêu mẹ.”, “Mình yêu gia đình mình.”). Vốn từ của HS
sau TN đã tăng lên đáng kể vì vậy các em đã viết được nhiều thơng tin về các thành
viên trong gia đình mình; các em đã có thể ghi chính xác nghề nghiệp của từng
thành viên thay vì dùng những cụm từ miêu tả đặc điểm công việc như giai đoạn
trước TN. HS lớp TN không chỉ sử dụng được các câu đơn có cấu trúc đơn giản, các em còn vận dụng những hiểu biết của mình về câu, vốn từ phong phú để viết được
những câu dài, chứa nhiều thơng tin (ví dụ: “Em tên là Lê.Q.L, năm nay em 7 tuổi.”,
“Em rất thương mẹ của mình vì mẹ đã làm việc vất vả nuôi em ăn học.”). So với
giai đọan trước TN, HS lớp đối chứng đã có sự tiến bộ, nhưng sự tiến bộ này quá
mờ nhạt so với lớp TN. Bài viết của các em vẫn xoay quanh nội dung tương tự như
giai đoạn trước TN, có rất ít HS viết được câu cảm nhằm bày tỏ tình cảm của bản
thân. Tuy nhiên, các em cũng đã dần khắc phục được các lỗi viết hoa, lỗi ngắt câu,
lỗi trình bày; mặc dù vậy con số này vẫn cịn rất ít.
Một cách tổng quát, kết quả từ bảng 3.6 cho thấy việc tác động là có hiệu quả
đối với sự phát triển KNV của HS lớp TN. Khi đánh giá bài kiểm tra cuối đợt, phần trình bày bài viết của HS lớp TN đã có sự tiến bộ rõ rệt. Cụ thể, chỉ có 1 HS mắc lỗi
ngắt câu, khơng có HS lớp TN nào mắc lỗi trình bày (xuống dịng sau khi kết thúc
câu). Hai lỗi này cũng được khắc phục ở lớp đối chứng; tuy nhiên, mức độ vẫn còn
thấp. Việc sử dụng đúng vị trí của dấu câu và khơng bị mắc lỗi ngắt câu đã giúp cho chất lượng bài viết của HS lớp TN tăng lên rõ rệt.
Khi đánh giá bài viết cuối đợt của HS, chúng tơi cịn tiến hành thống kê lỗi
viết hoa và lỗi chính tả âm – vần (kết quả trình bày ở bảng 3.6). Số lượng bài viết mắc lỗi viết hoa của hai lớp có giảm, tuy nhiên, mức giảm vẫn còn khá mờ nhạt. Lỗi viết hoa của HS lớp TN chỉ xuất hiện ở khi các em viết tên riêng (tên riêng của bản
thân, tên trường học). Đối với lớp đối chứng, lỗi viết hoa không chỉ xuất hiện ở tên riêng và cả lỗi viết hoa sai vị trí, qn viết hoa đầu câu. Nhìn chung, ý thức về vị trí
viết hoa của HS lớp đối chứng vẫn còn mơ hồ, thiếu ổn định, các em có thể viết đúng ở câu trước nhưng lại sai ở câu sau. Bài kiểm tra cuối đợt là chủ đề quen thuộc và đã được luyện nói nhiều lần, từ ngữ về nghề nghiệp, công việc của bố mẹ đã được giáo viên hướng dẫn viết và sửa lỗi khi thực hiện các BT có chủ đề tương tự trong các phiếu BT TN. Bên cạnh đó, HS lớp 1 đã được rèn luyện KN viết chính tả
suốt học kì hai, chính vì những lý do trên, số lượng bài viết mắc lỗi chính tả âm – vần của cả hai lớp đã giảm rõ rệt so với trước TN. Cụ thể, sau TN, số bài viết mắc lỗi chính tả âm vần của lớp TN là 10 bài (giảm 15 bài so với trước TN), lớp đối
còn non yếu trong khi sử dụng từ, khả năng kiểm sốt lỗi chính tả âm – vần nhưng bài viết của các em đã có sự khác biệt rõ rệt.
Qua quá trình quan sát HS thực hiện bài kiểm tra cuối đợt, nhìn chung, HS lớp TN thành thạo hơn trong thao tác thực hiện BT, các em tương tác tốt với bạn để tìm
ý tưởng cho bài viết thơng qua hoạt động vẽ và hoạt động nói. HS lớp đối chứng
mất nhiều thời gian hơn trong hoạt động này, mặc dù đã có sự hỗ trợ của GV nhưng
các em vẫn còn e ngại, chưa thật tự tin để trình bày phần luyện nói của mình
b. Kết quả bài viết “Hai tiếng kì lạ”
Quá trình thực hiện BT cho thấy tốc độ của HS làm câu 1, 3 nhanh hơn so với câu 2, 4. Kiến thức câu 1 ở mức độ tái hiện, vì vậy, HS chỉ cần ghi nhớ nội dung câu chuyện sẽ dễ dàng hoàn thành tốt BT này. Câu 3 các em sẽ quan sát tranh, đồng
thời nhớ lại nội dung câu chuyện và thực hiện BT; đây là dạng BT “điền khuyết”- một dạng BT được luyện tập thường xuyên trong quá trình TN vì vậy HS thực hiện
tương đối nhanh. Dạng BT ở câu 2 là “sắp xếp”- đây là dạng BT khó, để thực hiện
tốt BT này HS phải thực hiện ghép từ thành cụm từ, sắp xếp cụm từ thành câu; “sắp xếp” là câu hỏi mất nhiều thời gian của HS cả hai lớp. Câu 4 là dạng BT tập khó,
địi hỏi HS phải thực hiện các thao tác quan sát, vận dụng vốn từ, lựa chọn từ ngữ thích hợp với tranh và trình bày lại các ý tưởng bằng chữ viết. Kết quả kiểm tra câu 1, 2, 3 được thể hiện qua bảng sau: