Ví dụ về chiến lược viết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bài tập rèn kĩ năng viết cho học sinh lớp 1 (Trang 43 - 45)

Quá trình viết Chiến lược Cách học sinh sử dụng chiến lược

Kế hoạch POW - Chọn ý tưởng (nghĩa là quyết định những gì sẽ viết).

- Sắp xếp các ghi chú (tức là động não và sắp xếp

các ý tưởng viết có thể vào một kế hoạch viết).

- Viết và nói nhiều hơn (tức là, tiếp tục sửa đổi kế hoạch trong khi viết).

Chuẩn bị

ý tưởng / phác thảo

- Động não/ tạo ý tưởng cho bài viết - Xem lại và sắp xếp ý tưởng theo thứ tự.

Soạn thảo Mô phỏng - Chọn một câu, đoạn văn hoặc đoạn trích văn bản

và bắt chước hình thức tác giả.

Chia sẻ “Author’s chair”

- Ngồi vào một chiếc ghế đặc biệt trước các bạn và

đọc bài viết của mình.

Nguồn: Steven Graham etal, 2018.

 Nhóm biện pháp rèn kĩ năng tìm và phát triển ý

Sau khi hướng dẫn HS tìm hiểu đề, GV sẽ hướng dẫn HS tìm và phát triển ý; tùy thuộc vào từng loại văn bản mà GV lựa chọn hoạt động thích hợp.

Một trong những mục tiêu quan trọng trong hoạt động dạy tìm ý, phát triển ý

là giúp HS hình thành thói quen động não.

Đối với HS lớp 1, chúng tôi lựa chọn những hình thức sau để giúp các em hình thành thói quen động não:

 Hướng dẫn HS sử dụng phương pháp nói lớn những gì đang diễn ra trong

đầu mình, đây là phương pháp “Think aloud”. Phương pháp này sẽ được tổ chức

trong hoạt động “Luyện nói”.

 Hướng dẫn HS đọc mẫu và chuyển đổi nội dung vừa nói ở hoạt động luyện

nói sáng tạo thành câu văn viết.

 Sử dụng câu hỏi gợi ý, những nội dung viết của HS lớp 1 chỉ xoay quanh

vào hai thể loại miêu tả, tường thuật lại câu chuyện đã đọc, đã nghe; vì vậy những câu hỏi gợi ý của GV đều xoay quanh những nội dung sau:

Bảng 1.3. Bảng hệ thống hóa nội dung câu hỏi gợi ý hướng dẫn học sinh động

não

Thể loại Nội dung câu hỏi gợi ý

Miêu tả - Em đã thấy gì? Nó trơng như thế nào? - Những âm thanh em đã nghe thấy?

- Em đã chạm vào cái gì? Cảm giấc thế nào? - Em có thể ngửi thấy mùi gì?

Tường thuật - Câu chuyện có mấy nhân vật? Ai là nhân vật chính? - Chuyện xảy ra lúc nào?

- Chuyện xảy ra ở đâu? - Các nhân vật đang làm gì?

- Điều gì sẽ xảy ra khi các nhân vật làm điều đó? - Câu chuyện kết thúc như thế nào?

Nguồn: Steven Graham etal, 2018.

 Sử dụng tranh ảnh/ phim ảnh như công cụ hỗ trợ HS nảy sinh ý tưởng hay phát triển ý tưởng. Trong giờ Luyện nói, GV sử dụng tranh ảnh kết hợp với một số câu hỏi mở, tạo điều kiện cho mỗi HS quan sát một cách chủ động và thể hiện

những quan sát, cảm nhận theo cách riêng của mình.

 Vẽ phác họa : hình ảnh hóa ý tưởng. HS lớp 1 dùng vẽ như một ngôn ngữ để

hình thành ý tưởng, phát biểu cảm xúc và giao tiếp với người khác. Vì vậy, có thể

xem vẽ đóng vai trị quan trọng trong việc phát triển ý tưởng và cảm xúc về đối tượng mà HS sẽ viết.

 Nhóm biện pháp hướng dẫn học sinh diễn ý

Có ít nhất bốn phương diện liên quan đến diễn ý: chọn từ, dùng từ; sử dụng các kiểu câu; liên kết câu; lập đoạn và liên kết đoạn. Đối với HS lớp 1, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến hai phương diện chọn từ, dùng từ và sử dụng các kiểu câu.

Một số biện pháp giúp học sinh phát triển kĩ năng dùng từ ngữ:

 GV tạo điều kiện để HS được tiếp xúc với các bài văn mẫu bao gồm nhiều thể loại và từ nhiều nguồn khác nhau; các bài văn mẫu có thể từ SGK, tác phẩm của

bảo đủ tiêu chí: phù hợp với mục tiêu giảng dạy, chủ điểm của bài viết; phù hợp với

trình độ HS; cung cấp cấu trúc mẫu mực liên quan đến thể loại văn bản HS sẽ viết. GV hướng dẫn HS đọc văn bản mẫu nhiều lần, trao đổi những nét đặc sắc trong cách sử dụng từ ngữ, những cách diễn đạt trong các bài văn mẫu này.

 Xây dựng những “poster” trưng bày trên lớp các từ ngữ liên quan đến chủ

điểm, từ nối dùng để liên kết câu để HS thường xuyên tham khảo, vận dụng.

Một số biện pháp giúp học sinh rèn kĩ năng viết câu:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bài tập rèn kĩ năng viết cho học sinh lớp 1 (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)