Căn cứ và quy trình xây dựng bài tập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bài tập rèn kĩ năng viết cho học sinh lớp 1 (Trang 70 - 71)

Chương 2 BÀI TẬP RÈN KĨ NĂNG VIẾT CHO HỌC SINH LỚP 1

2.3. Căn cứ và quy trình xây dựng bài tập

2.3.1. Căn cứ xây dựng bài tập

Chúng tôi thực hiện xây dựng BT dựa trên các căn cứ sau:

Thứ nhất, căn cứ vào mục tiêu môn học, mục tiêu dạy học, chuẩn kiến thức KN môn Tiếng Việt (viết) lớp 1 CT giáo dục phổ thông cấp Tiểu học (05/2006) và yêu cầu cần đạt đối với KNV lớp 1 CT mới (12/2018) để xây dựng BT phù hợp với

nhận thức của HS.

Thứ hai, căn cứ vào nội dung bài Tập đọc, Kể chuyện, Luyện nói của CT

Tiếng Việt 1 nhằm đảm bảo HS đều được tham gia hoạt động nói liên quan đến bài viết trước khi thực hiện phiếu BT.

Thứ ba, căn cứ vào kết quả phân tích thực trạng KNV bao gồm KN viết chính

tả, KN diễn đạt, vốn từ, KN ngữ pháp và sự đánh giá của GV về KNV của HS lớp 1

cũng như những thuận lợi, khó khăn sẽ gặp khi hướng dẫn HS lớp 1 viết câu để xây

dựng BT phù hợp với CT học hiện nay.

2.3.2. Quy trình xây dựng bài tập Bước 1: Xác định mục đích bài tập Bước 1: Xác định mục đích bài tập

Trước khi xây dựng BT, người nghiên cứu cần phải xác định được mục đích xây dựng BT. Việc xác định mục đích trước khi tiến hành xây dựng BT giúp đảm

BT được sắp xếp thep thứ tự hợp lý, từ dễ đến khó, từ đơn đến phức tạp. Ví dụ, BT này để làm gì? (làm quen, phát triển ý, tạo lập câu); từ ngữ trong BT hướng đến chủ điểm gì? (Gia đình, Nhà trường, Thiên nhiên đất nước); thơng qua BT ngồi kiến

thức về ngơn ngữ, HS cịn được cung cấp kiến thức gì? Từ mục đích đó, người nghiên cứu tiếp tục ra yêu cầu đối với từng BT cụ thể.

Bước 2: Lựa chọn ngữ liệu dùng trong bài tập

Sau khi xác định rõ mục đích, người nghiên cứu tiến hành chọn ngữ liệu. Tùy

theo từng giai đoạn của quá trình rèn KNV để lựa chọn ngữ liệu. Ngữ liệu có thể là tranh ảnh, một câu, một đoạn văn, v.v. có liên quan đến chủ điểm đang học.

Bước 3: Xác định yêu cầu bài tập

Yêu cầu của BT là phần chỉ bắt buộc HS thực hiện. Tùy theo mục đích của BT mà người nghiên cứu xây dựng những yêu cầu khác nhau. Thông thường, yêu cầu

của BT được xây dựng với mức độ tăng dần từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức

tạp. Tuy nhiên, dù ở mức độ nào thì yêu cầu của BT cũng phải đảm bảo các điều kiện: ngắn gọn, rõ ràng và không mơ hồ về nghĩa.

Bước 4: Kiểm tra

Đây là bước cuối cùng trước khi giao BT cho HS. Khi kiểm tra BT mới, người nghiên cứu kiểm xem lại cả hình thức lẫn nội dung. Hình thức là xem xét lại cách trình bày, chính tả, dấu câu, v.v.. Nội dung là kiểm tra lại u cầu BT có phù hợp

mục đích xây dựng BT hay khơng? BT đã phù hợp trình độ HS hay khơng (kiểm tra bằng cách đo độ khó, độ tin cậy của BT). Nếu chưa phù hợp, người nghiên cứu phải

điều chỉnh để đảm bảo tính chính xác, khoa học của BT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bài tập rèn kĩ năng viết cho học sinh lớp 1 (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)