Bảng 1.14. Bảng thống kê lỗi chính tả âm- vần của học sinh qua bài khảo sát Lỗi chính tả Âm đầu Âm đệm Âm chính Âm cuối Dấu thanh
Số lần 135 11 130 85 36
Tỉ lệ % 34 2,8 32,7 21,4 9,1
Kết quả thống kê cho thấy, HS mắc lỗi về âm đầu, âm chính cao hơn các âm
cịn lại. Cụ thể như sau: lỗi về âm đầu 135 lần chiếm tỉ lệ 34%, lỗi về âm đệm 11
lần chiếm tỉ lệ 2,8%, lỗi về âm chính 130 lần chiếm tỉ lệ 32,7%, lỗi về âm cuối 85 lần chiếm tỉ lệ 21,4%, lỗi về dấu thanh 36 lần chiếm tỉ lệ 9,1%. Tuy nhiên, kết quả thống kê này chỉ dựa trên bài viết về chủ đề gia đình, chưa phải là cơng cụ đo hồn chỉnh để đánh giá lỗi chính tả về âm - vần của HS. Để có thể đánh giá lỗi chính tả của HS một cách chính xác cần phải xây dựng và sử dụng bộ cơng cụ hồn chỉnh và
đầy đủ hơn.
Thơng qua q trình quan sát giờ dạy - học chính tả, tham gia đánh giá bài viết chính tả, đánh bài bài khảo sát của HS, chúng tôi nhận thấy lỗi chính tả của HS lớp
Thứ nhất là do ảnh hưởng của phương ngữ. Do đặc điểm địa bàn khảo sát thuộc Thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương (Thuận An, giáp ranh với quận Thủ
Đức, Thành phố Hồ Chí Minh), đây là nơi tập trung đông đúc dân cư đến từ nhiều
vùng miền trên khắp cả nước. Vì vậy, HS khơng chỉ ảnh hưởng phương ngữ Nam
mà cịn có cả phương ngữ Bắc và phương ngữ Trung. Đối với phương ngữ Bắc khơng có những phụ âm ghi chính tả s, r, gi, tr; vì vậy lỗi sai thường rơi vào những
phụ âm đầu ch- tr, r- d- gi, s- x; phương ngữ Trung thường nhầm giữa thanh hỏi và
thanh ngã. Phương ngữ Nam có vấn đề khi viết âm đầu v hay z, âm cuối là n hay ng,
c hay t, thanh hỏi hay thanh ngã.
Nguyên nhân thứ hai là do HS không hiểu nghĩa của từ. Tuy chính tả tiếng
Việt là chính tả ngữ âm nhưng thực tế muốn viết đúng nhiều trường hợp phải hiểu
được nghĩa của từ. HS lớp 1 chỉ vừa làm quen với chữ cái, làm quen với đọc, viết điều này dẫn đến khó khăn trong quá trình các em tình kiếm tri thức, tích lũy kinh
nghiệm, vốn sống cho bản thân mình. Chính vì lý do trên, khi gặp từ ngữ mới HS lớp 1 viết sai chính tả xảy ra rất thường xuyên ở giai đoạn này.
Nguyên nhân thứ ba là do HS khơng nắm vững các quy tắc chính tả (quy tắc
kết hợp trước các nguyên âm i, e, ê). Do trí nhớ của HS lớp 1 là ngắn hạn, mức độ tập trung thấp nên khi bắt đầu học quy tắc chính tả HS chỉ ghi nhớ trong thời gian ngắn khi GV hướng dẫn, sau đó khi luyện tập hay gặp lại các trường hợp này trong
bài viết dẫn đến nhầm lẫn. Trong q trình đánh bài tập chính tả về âm - vần của HS
lớp 1, chúng tôi nhận thấy rằng số lần HS nhầm lẫn giữa hai phụ âm g/ gh nhiều hơn hẳn hai trường còn lại (c/k ; ng/ngh).
Nguyên nhân cuối cùng là do sự cẩu thả của người viết. Biểu hiện của lỗi do nguyên nhân này rất nhiều. Ví dụ, viết hoa khơng theo quy tắc nào (ở những câu đầu viết hoa đúng, những câu sau lại không viết hoa). Một bài viết của HS lớp 1
trường V.P: “Nhà con có 3 người. Ba con tên là Phan Đìn Phùng mẹ con tên là