TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 1 Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu ch3025 8uOTX 20131209022604 7 (Trang 31 - 33)

2.2.1 Tình hình nghiên cứu trong nước

Ngành chăn nuôi gia cầm ở nước ta đã phát triển từ rất lâu đời, từ phương thức chăn nuôi theo tập quán chăn thả đến nuôi bán chăn thả và đến ni nhốt hồn tồn. Đặc biệt trong những năm gần đây ngành chăn nuôi gia cầm phát triển vượt trội đã cung cấp một lượng lớn thực phẩm cho con người và đã đem lại hiệu quả kinh tế cao trong chăn nuôi.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê thì số lượng gà cả nước năm 2001 là 158,0 triệu con, đến năm 2002 là 169,6 triệu con, tăng 7,3%. Năm 2003 là

185,2 triệu con tăng 9,02%. Năm 2004 do dịch cúm gia cầm, đàn gà giảm còn 159,23 triệu con, bằng 86,2% năm 2003 và đến năm 2005 tổng đầu gà cả nước là gần 160 triệu con, tăng 0,9% so với năm 2004. Chăn nuôi gà chiếm 72-73% trong tổng đàn gia cầm hàng năm. Chăn nuôi gà phát triển mạnh nhất là các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và Đông Bắc Bộ. Sản lượng của các vùng này năm 2003 tương ứng là 50,13, 34,58, 26,57 triệu con (chiếm 62% cả nước).

Ngoài các giống gà nội địa như gà Ri, gà Hồ, gà Đơng Tảo, gà Mía chịu đựng tốt khí hậu địa phương, chất lượng thịt, trứng tốt nhưng trọng lượng nhỏ, sinh sản kém, trứng nhỏ. Trong vòng 7-8 năm gần đây, nước ta đã nhập thêm một số giống gà lông màu như Kabir, Sasso, Lương Phượng, Tam Hồng, Ross…với mục đích tăng tính đa dạng nguồn gen và tạo ra các tổ hợp lai năng suất cao, phù hợp với điều kiện khí hậu tự nhiên của đất nước.

Hiện nay Trung tâm nghiên cứu gia cầm Vạn Phúc đang nuôi giữ giống gà Lương Phượng, xí nghiệp gà giống Châu Thành ni giữ giống gà Kabir, xí nghiệp gà giống Hịa Bình ni giữ giống gà ISA – JA57. Trung tâm nghiên cứu gia cầm Vạn Phúc đã cho lai hai dòng gà Lương Phượng M2 (dòng trống) với M1 (dòng mái) cho con lai M12 tăng trọng cao. Con lai thương phẩm thịt nuôi trong 10 tuần đạt 1725g. Tổ hợp lai thứ hai là bố Kabir lai với mẹ Lương Phượng. Con lai nuôi 10 tuần tuổi đạt khối lượng trung bình 1800g (vượt hơn giống Kabir 10%, hơn Lương Phượng thuần 20%).

Từ hơn mười năm nay, xí nghiệp gà giống Châu Thành thuộc Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam đã nhập nhiều đàn giống bố mẹ Ross về nuôi để cung cấp con giống cho thị trường trong nước. Nguyễn Văn Thưởng, Trần Thanh Vân (2004) [27] khi theo dõi năng suất sinh trưởng của một số giống gà màu nuôi bán chăn thả tại các nông hộ xã Thịnh Đán – Thái Nguyên cho thấy: kết quả úm 4 tuần đầu của gà Lương Phượng đạt 98,04%. Tuy nhiên sau

4 tuần tỷ lệ nuôi sống giảm 2 - 4% do gà được nuôi thả ra vườn. Đến 8 tuần tuổi tỷ lệ nuôi sống của gà Lương Phượng là 96%. Kết quả cân lúc 8 tuần tuổi của gà Lương Phượng đạt 778,25g và đến 20 tuần tuổi gà Lương Phượng mới đạt 1734,29g.

Theo Trần Công Xuân và cộng sự (1995), cho biết tổ hợp lai broiler Ross 208 và Ross 308 V35 khối lượng cơ thể ở 8 tuần tuổi là khác nhau. Gà broiler Ross 208 là 2360 - 2700g, gà broiler Ross V35 là 2296 – 2494,13g. Còn Bùi Quang Tiến và cộng tác viên (1994) cho thấy: khối lượng cở thể gà Broiler Ross 208 và Ross 208 V35, khối lượng cơ thể biến động từ 2296 - 2770 g/con ở 8 tuần tuổi.

Theo Đoàn Xuân Trúc (2006) [39], gà Ross 308 sau 42 ngày tuổi khối lượng cơ thể đạt 2,35 – 2,47 kg, tiêu tốn thức ăn 1,75 – 1,92 kg tăng khối lượng.

Hiện nay giống gà lông màu thả vườn của Trung Quốc gồm Tam Hoàng, Lương Phượng… được chăn thả nhiều ở các nước Châu Âu, Châu Phi, Châu Á. Đây là giống gà có chất lượng thịt thơm ngon, màu sắc lông đẹp, nuôi thịt 70 ngày tuổi đạt 1,5 – 1,6 kg/con.

Một phần của tài liệu ch3025 8uOTX 20131209022604 7 (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)