- Nhỏ mắt, mũi, miệng 3 giọt/con 2g/lít nước uống.
Bảng 4.14 Hiệu quả sử dụng thức ăn và chi phí thức ăn cho 1kg tăng trọng Tiêu tốn thức ăn
Tiêu tốn thức ăn (kg thức ăn/kg tăng trọng) Chi phí thức ăn (đồng/kg tăng trọng) Tuần tuổi
Đối chứng 5% PX-Aqua 7% PX-Aqua Đối chứng 5% PX-Aqua 7% PX-Aqua
1 0,97 0,95 0,96 8967,39 9249,77 9725,90 2 1,39 1,32 1,31 12802,67 12755,68 13261,71 2 1,39 1,32 1,31 12802,67 12755,68 13261,71 3 1,65 1,62 1,63 15182,36 15690,016 16449,17 4 2,10 1,94 1,96 18478,74 18059,97 19043,27 5 2,27 2,06 2,07 19967,95 19181,58 20051,58 6 2,46 2,30 2,17 21646,59 21422,35 21028,03 TB 1,96 1,84 1,82 16174,28 16059,90 16593,28
Khi so sánh hiệu quả sử dụng thức ăn với tốc độ sinh trưởng và khối lượng cơ thể gà chúng tôi thấy cũng giống như nghiên cứu trên gà Lương Phượng, hiệu quả của việc sử dụng thức ăn có liên quan chặt chẽ đến tốc độ sinh trưởng và khối lượng cơ thể gà. Lơ nào có hiệu quả sử sụng thức ăn tốt hơn thì khối lượng gà qua các tuần tuổi đều tăng cao hơn so với những lơ có hiệu quả sử dụng thức ăn thấp. Ví dụ ở lơ sử dụng 5% chế phẩm, tốc độ sinh trưởng tuyệt đối của gà là cao nhất 71,32 g/con/ngày, khối lượng gà tại thời điểm này đạt 1909,50 g/con, hiệu quả sử dụng thức ăn là 2,06. Trong khi đó ở lơ đối chứng, hiệu quả sử dụng thức ăn cao hơn 0,21 kg thức ăn/kg tăng trọng (2,27 kg thức ăn /kg tăng trọng), nhưng tốc độ sinh trưởng tuyệt đối và khối lượng cơ thể gà lại thấp hơn, cụ thể là 66,15 g/con/ngày và 1798,50 g/con. Lô sử dụng 7% chế phẩm cũng cho kết quả tương tự.
Nhìn vào kết quả này chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy việc bổ sung chế phẩm PX-Aqua vào khẩu phẩn ăn cùa gà đã làm giảm tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng.
Từ việc giảm tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng trọng so với lơ đối chứng thì chi phí thức ăn (đồng/kg tăng trọng) ở lơ sử dụng 5% chế phẩm cũng thấp hơn, cụ thể chi phí thức ăn trung bình là 19958,51 đồng/kg tăng trọng ở lô đối chứng và19830,08 đồng/kg tăng trọng ở lô sử dụng 5% chế phẩm, giảm 128,43 đồng/kg tăng trọng.
Tuy nhiên, khi nghiên cứu trên lô sử dụng 7% chế phẩm thì chúng tơi nhận thấy, mặc dù tiêu tốn thức ăn của lô sử dụng 7% chế phẩm thấp hơn so với lô đối chứng nhưng chi phí thức ăn cho 1 kg tăng trọng lại cao hơn. Cụ thể là lơ đối chứng chi phí thức ăn là 16174,28 đồng/kg tăng trọng, lô sử dụng 7% chế phẩm là 16593,28 đồng/kg tăng trọng, cao hơn 419 đồng/kg tăng trọng.
Qua kết quả này chúng tơi có nhận xét việc sử dụng chế phẩm PX- Aqua vào khẩu phần ăn đã làm giảm tiêu tốn thức ăn và chi phí thức ăn cho 1
kg tăng trọng đối với lô sử dụng 5% chế phẩm. Cịn lơ sử dụng 7% chế phẩm mặc dù làm giảm tiêu tốn thức ăn nhưng chi phí thức ăn cho 1 kg tăng trọng lại cao hơn. Như vậy, xét về mặt kinh tế, lô sử dụng 5% chế phẩm cho hiệu quả cao hơn lô sử dụng 7% chế phẩm.
4.2.5 Tỷ lệ nuôi sống của đàn gà qua các tuần tuổi
Tỷ lệ nuôi sống là một chỉ tiêu để đánh giá khả năng thích nghi, khả năng chống chịu bệnh tật, sức đề kháng, khả năng miễn dịch một số bệnh, đồng thời cũng phản ánh chất lượng con giống, trình độ chăm sóc, ni dưỡng, quản lý của cơ sở chăn nuôi gia cầm. Ngồi ra tỷ lệ ni sống còn quyết định hiệu quả kinh tế cao hay thấp.
Kết quả đánh giá tỷ lệ nuôi sống của đàn gà Ross 308 được chúng tơi trình bày ở bảng 4.15.
Qua bảng 4.15 chúng tôi thấy: tỷ lệ nuôi sống của đàn gà ở lô đối chứng dao động trong khoảng 96,87% - 100%, tỷ lệ này đạt cao nhất ở tuần thứ 4 (100%); lô sử dụng 5% chế phẩm tỷ lệ nuôi sống dao động trong khoảng 96,81% - 100%, tỷ lệ này đạt cao nhất ở tuần tuổi thứ 3 và thứ 5; lô sử dụng 7% chế phẩm có tỷ lệ nuôi sống dao động trong khoảng 97,96% – 100%, tỷ lệ này đạt cao nhất ở tuần tuổi thứ 3 và 5.
Qua bảng chúng tơi cịn nhận thấy tỷ lệ nuôi sống trung bình của đàn gà trong cả giai đoạn nuôi ở lô sử dụng 7% chế phẩm cao nhất là 98,97%, ở lô đối chứng và lô sử dụng 5% chế phẩm là tương đương nhau (98,45% và 98,61%). Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Đoàn Xuân Trúc và cộng sự [5]. Theo tác giả gà con 0-5 tuần tuổi tỷ lệ nuôi sống đạt 98,7% ở đàn chính vụ. Như vậy chế phẩm PX-Aqua không ảnh hưởng đến tỷ lệ nuôi sống của đàn gà Ross 308.