Kết quả nghiên cứu về các chỉ tiêu cảm quan

Một phần của tài liệu ch3025 8uOTX 20131209022604 7 (Trang 67 - 72)

- Nhỏ mắt, mũi, miệng 3 giọt/con 2g/lít nước uống.

Chỉ số sản xuất (PN) Chỉ số kinh tế (EN)Tuần

4.1.7.1 Kết quả nghiên cứu về các chỉ tiêu cảm quan

Trước khi đánh giá khả năng cho thịt của đàn gà thí nghiệm chúng tơi tiến hành quan sát một số đặc điểm bên ngoài của đàn gà.

Sắc tố da, lông của gà được xác định bởi hai loại sắc tố chính là xantophin và melanin. Xantophin là sắc tố màu vàng được lấy từ thức ăn, nó chỉ nằm ở da, những cá thể có sắc vàng ở da, mỏ, và cổ chân đều đồng hợp thể theo gen mà alen trội của nó (W) hạn chế sự tích lũy cơ – xantophin trong máu và mỡ.

Chê phẩm PX-Aqua sử dụng vào khẩu phần ăn của gà thí nghiệm có hàm lượng xantophin1250ppm và các thành phần dinh dưỡng khác. Được chiết tách từ cây cỏ Linh Lăng. Các thử nghiệm cho thấy tác động nổi bật của PX-Aqua là cải thiện bản chất màu sắc của sản phẩm và cải thiện thành tích sinh trưởng của vật ni. Hiệu quả của việc cải thiện sinh trưởng của vật nuôi đã được chúng tôi chứng minh trong các kết quả nghiên cứu trên.

Sau khi quan sát màu sắc cơ thể cũng như màu sắc da chân, cơ thể, và một số đặc điểm bên ngồi như mào, tích, mỏ chúng tơi nhận thấy: màu sắc cơ thể, mỏ, mào của gà Lương Phượng ở các lơ thí nghiệm và lơ đối chứng khơng có sự khác nhau nhiều, tuy nhiên màu sắc ở da chân của gà ở lô sử dụng 7% chế phẩm có màu vàng đẹp hơn hẳn so với lô đối chứng. Ở lô sử dụng 5% chế phẩm màu sắc của da chân gà thí nghiệm cũng có những thay đổi tích cực, tuy khơng có màu vàng như ở lơ sử dụng 7% chế phẩm nhưng đã đáp ứng được yêu cầu của thị trường.

Qua đây chúng tơi có nhận xét sau: chế phẩm PX-Aqua sử dụng trong khẩu phẩn ăn của gà Lương Phượng tuy màu sắc cơ thể gà thí nghiệm khơng có những thay đổi rõ rệt nhưng đã làm thay đổi rõ ràng màu sắc da chân của gà thí nghiệm, làm cho chúng có màu vàng đẹp hơn, thích hợp với thị hiếu người tiêu dùng.

Kết quả nghiên cứu được chúng tôi minh họa qua các hình ảnh ở phần phụ lục.

4.1.7.2 Kết quả mổ khảo sát khả năng cho thịt của đàn gà thí nghiệm

Để đánh giá khả năng cho thịt của gà thí nghiệm, chúng tơi tiến hành mổ khảo sát gà thịt ở giai đoạn 8 tuần tuổi để tính các phần thân thịt, thịt xẻ, thịt đùi, thịt ngực và mỡ bụng. Có thể tính theo nhiều cách khác nhau nhưng ở trường hợp này chúng tơi tính tỷ lệ các phần thịt dựa trên khối lượng cơ thể sống và gà trống, gà mái được tính riêng.

Để có được kết quả, chúng tơi tiến hành mổ khảo sát 6 gà trống và 6 gà mái ở mỗi lơ. Kết quả được trình bày ở bảng 4.8

Qua bảng 4.8 chúng tôi thấy, ở lô sử dụng 5% chế phẩm, con trống khảo sát có khối lượng trung bình là 1982,35 g/con, cho tỷ lệ thân thịt là 72,50%, tỷ lệ thịt đùi là 21,06%, tỷ lệ thịt ngực là 20,02% và tỷ lệ mỡ bụng là 2,57%. Con mái khảo sát có khối lượng trung bình là 1907,36 g/con, khối lượng thân thịt đạt 1371,20 g, tỷ lệ thân thịt đạt 71,89%, các chỉ tiêu tương ứng như trên đạt 20,41%, 19,63%, 2,96%. So với con mái (1907,36 g), con trống có khối lượng sống cao hơn (2057,34 g), dẫn đến khối lượng thân thịt cao hơn (1504,32 g và 1334,48 g), tỷ lệ thân thịt của con trống cũng cao hơn con mái (71,89% và 73,12%). Tuy nhiên tỷ lệ thịt đùi, tỷ lệ thịt ngực tương đương với nhau (20,41% và 21,72%, 19,63% và 20,41%), riêng tỷ lệ mỡ bụng con mái cao hơn con trống nhiều, cụ thể là 2,96% và 2,18%, cao hơn 0,78%. Sự sai khác này là có ý nghĩa (P < 0,05) khi phân tích thống kê.

Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật sinh trưởng phát dục của gia cầm vì khả năng tích mỡ của gà mái lớn hơn gà trống. Kết quả này thống nhất với nghiên cứu của Edwin và Movan (1974), dẫn theo Nguyễn Thị Mai (2001) [20]. Theo tác giả này ngay từ tuần lễ thứ hai gà mái đã tích lũy mỡ nhiều hơn gà trống

Bảng 4.8. Kết quả mổ khảo sát khả năng cho thịt của đàn gà thí nghiệm

Chỉ tiêu Đối chứng 5% PX-Aqua 7% PX-Aqua

Gà trống KL sống (g) 1870,34 ± 6,34 2057,34 ± 2,4 2105,47 ± 2,7 KL thân thịt (g) 1334,48 ± 15,96 1504,32 ± 15,7 1530,33 ± 15,90 TL thân thịt (%) 71,35 ± 0,69 73,12 ± 0,97 72,68 ± 0,83 TL thịt đùi (%) 21,68 ± 0,73 21,72 ± 0,68 21,70 ± 0,71 TL thịt ngực (%) 20,47 ± 0,89 20,41 ± 0,56 20,49 ± 0,34 TL mỡ bụng (%) 2,24 ± 0,20 2,18 ± 0,42 2,21 ± 0,41 Gà mái KL sống (g) 1722,84 ± 6,13 1907,36 ± 12,6 1889,21 ± 11,32 KL thân thịt (g) 1223,90 ± 15,48 1371,20 ± 16,50 1356,31 ± 15,34 TL thân thịt (%) 71,04 ± 0,67 71,89 ± 0,98 71,79 ± 0,78 TL thịt đùi (%) 20,43 ± 0,79 20,41 ± 0,70 20,54 ± 0,69 TL thịt ngực (%) 19,58 ± 0,76 19,63 ± 0,69 19,72 ± 0,54 TL mỡ bụng (%) 3,01 ± 0,26 2,96 ± 0,24 2,94 ± 0,30 Trung bình KL sống (g) 1796,59 ± 16,21 1982,35 ± 2,3 1997,34 ± 3,4 KL thân thịt (g) 1279,17 ± 15,67 1437,20 ± 6,3 1443,32 ± 6,7 TL thân thịt (%) 71,20 ± 0,68 72,50 ± 0,97 72,26 ± 0,81 TL thịt đùi (%) 21,05 ± 0,76 21,06 ± 0,69 21,10 ± 0,70 TL thịt ngực (%) 20,02 ± 0,81 20,02 ± 0,67 20,31 ± 0,77 TL mỡ bụng (%) 2,62 ± 0,23 2,57 ± 0,32 2,58 ± 0,25

Ở lô sử dụng 7% chế phẩm con trống khảo sát có khối lượng trung bình 2105,47g, cho tỷ lệ thân thịt là 72,68%, tỷ lệ thịt đùi là 21,70%, tỷ lệ thịt ngực là 20,49%, tỷ lệ mỡ bụng là 2,21%. Con mái khảo sát có khối lượng trung bình là 1889,21g, cho tỷ lệ thân thịt là 71,79%, tỷ lệ thịt đùi là 20,54%, tỷ lệ thịt ngực là 19,72%, tỷ lệ mỡ bụng là 2,94%. So với con mái (1356,31g), con trống có khối lượng thân thịt cao hơn (1530,33g), do khối lượng sống của con trống (2105,47g) cao hơn con mái (1889,21g), tỷ lệ thân thịt của con trống cũng cao hơn con mái (72,68% và 71,79%). Các tỷ lệ khác như tỷ lệ thịt đùi và tỷ lệ thịt ngực là tương đương. Tuy nhiên, tỷ lệ mỡ bụng của con mái (2,94%) cao hơn con trống (2,21%), sự sai khác này là có ý nghĩa khi phân tích bằng thống kê.

Khi so sánh giữa các lô với nhau chúng tôi thấy khối lượng thân thịt, tỷ lệ thân thịt của cả gà trống và gà mái ở lô đối chứng đều thấp hơn so với hai lơ thí nghiệm, tuy nhiên các tỷ lệ khác như tỷ lệ thịt đùi, tỷ lệ thịt ngực là tương đương nhau giữa các lơ. Điều này thể hiện rõ khi tính giá trị trung bình. Đem so sánh kết quả nghiên cứu của chúng tôi với một số tác giả khác như Nguyễn Phúc Hưng [9] nghiên cứu trên gà broiler thì tỷ lệ thân thịt, tỷ lệ thịt đùi gà chúng tơi thí nghiệm cao hơn, tỷ lệ thịt ngực thì tương đương, riêng tỷ lệ mỡ bụng thấp hơn rất nhiều. Cụ thể, tỷ lệ mỡ bụng của gà trống thấp nhất là 2,47% và cao nhất là 3,69%, gà mái tương ứng là 3,05% và 4,25%, trong khi tỷ lệ mỡ bụng đàn gà chúng tôi khảo sát cao nhất ở con mái cũng chỉ là 3,01%. Cũng nghiên cứu của tác giả này trên giống gà lai Sasso x Lương Phượng thấy các chỉ tiêu về tỷ lệ thân thịt, tỷ lệ thịt đùi, tỷ lệ thịt ngực, tỷ lệ mỡ bụng đều cao hơn đàn gà chúng tôi khảo sát.

So sánh với kết quả nghiên cứu của Trần Thị Hoài Anh, khi nghiên cứu trên gà lai thương phẩm ISLP và SSLP thấy: các chỉ tiêu khảo sát đều cao hơn. Cụ thể, ở gà trống tỷ lệ thân thịt, tỷ lệ thịt đùi, tỷ lệ thịt ngực, tỷ lệ mỡ bụng tương ứng là 76,41%, 34,68%, 27,31% và 3,13%, gà mái các chỉ tiêu

tương ứng là 76,76%, 32,64%, 28,22% và 3,03% [1]. Trên gà lai SSLP, con trống cho tỷ lệ thân thịt là 77,79%, tỷ lệ thịt đùi là 33,70%, tỷ lệ thịt ngực là 28,52% và tỷ lệ mỡ bụng là 3,40%, còn gà mái các chỉ tiêu trên tương ứng là 78,15%, 31,92%, 29,20% và 4,26%. Như vậy so với con lai Lương Phượng thì gà Lương Phượng thuần mà chúng tơi khảo sát có chất lượng thịt thấp hơn.

Một phần của tài liệu ch3025 8uOTX 20131209022604 7 (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)