Cơ sở nghiên cứu sức sống và khả năng kháng bệnh của gia cầm

Một phần của tài liệu ch3025 8uOTX 20131209022604 7 (Trang 26 - 27)

Sức sống và khả năng kháng bệnh là một chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể. Hiệu quả chăn nuôi bị chi phối bởi các yếu tố bên trong cơ thể (di truyền) và môi trường ngoại cảnh (dinh dưỡng, chăm sóc, mùa vụ, dịch tễ, chuồng trại…). Lê Viết Ly (1995) cho biết, động vật thích nghi tốt thể hiện ở sự giảm khối lượng cơ thể thấp nhất khi bị stress, có sức sinh sản tốt, sức kháng bệnh cao, sống lâu và tỷ lệ chết thấp [19].

Sức sống được xác định bởi tính di truyền, đó là khả năng có thể chống lại các ảnh hưởng bất lợi của môi trường cũng như ảnh hưởng của dịch bệnh (Jonhanson, 1972) [10].

Khả năng di truyền về sức sống của gia cầm là tương đối thấp. Theo Lenrr và Taylor (1943) dẫn theo Nguyễn Văn Thạch (1996) [27], cho biết hệ số di truyền sức sống của gà là 0,13. Theo Trần Long và cộng sự (1994) [16], hệ số di truyền rất thấp là 0,01 nên sức sống của gà con phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện ngọai cảnh. Nguyễn Văn Thiện và Trần Đình Miên (1995) [29], cho biết hệ số di truyền về sức sống là 0,03. Theo Trần Huê Viên (2000), hệ số di truyền của sức sống (h2) là 0,05 còn Đặng Hữu Lanh và cộng sự (1999) [13], cho biết hệ số di truyền là 0,06.

Trần Long và cộng sự (1994) [16] cho biết, sức sống của gà được tính bằng tỷ lệ ni sống sau một thời gian. Tỷ lệ nuôi sống của gà Ri từ 0-6 tuần tuổi đạt 93,3% [16]. Trần Thị Mai Phương (2004) cho biết, tỷ lệ nuôi sống của gà Ác từ 0-8 tuần tuổi đạt 93,6-96,9% [42]. Tỷ lệ nuôi sống của gà Ri từ 0-9 tuần tuổi là 92,11% (Nguyễn Đăng Vang và cộng sự, 1999) [41].

Sự giảm sức sống ở giai đoạn hậu phơi có thể do tác động của các gen nửa gây chết, nhưng chủ yếu là do tác động của môi trường (Brandsch, Biichel, 1978) [3]. Các giống vật ni nhiệt đới có khả năng chống bệnh truyền nhiễm, bệnh ký sinh trùng cao hơn so với các giống vật nuôi ở xứ ơn đới (Trần Đình Miên và cộng sự, 1994 [22]; Nguyễn Văn Thiện, 1995 [28]).

Như vậy sức sống và khả năng kháng bệnh của gia cầm phụ thuộc vào hai yếu tố chính là di truyền và ngoại cảnh. Trong đó yếu tố ngoại cảnh đóng vai trị quan trọng. Vì thế trong chăn ni để nâng cao tỷ lệ nuôi sống, sức đề kháng bệnh cần thiết phải tiến hành các biện pháp thý y và chăm sóc ni dưỡng thích hợp với từng đối tượng và độ tuổi của vật nuôi.

Một phần của tài liệu ch3025 8uOTX 20131209022604 7 (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)