Bảng 4.4 Lượng thức ăn thu nhận của đàn gà Lương Phượng qua các tuần tuổ

Một phần của tài liệu ch3025 8uOTX 20131209022604 7 (Trang 57 - 60)

- Nhỏ mắt, mũi, miệng 3 giọt/con 2g/lít nước uống.

Bảng 4.4 Lượng thức ăn thu nhận của đàn gà Lương Phượng qua các tuần tuổ

Đối chứng 5% PX-Aqua 7% PX-Aqua

Tuần

tuổi g/con/ngày g/con/tuần g/con/ngày g/con/tuần g/con/ngày g/con/tuần

1 19,26 134,82 17,21 120,47 17,11 119,77 17,11 119,77 2 33,63 235,41 34,65 242,55 33,95 237,65 3 51,15 358,05 52,12 364,84 51,92 363,44 4 69,39 485,73 72,39 506,73 72,21 505,47 5 89,72 628,04 94,89 664,23 93,89 657,23 6 105,34 737,38 110,10 770,70 110,21 771,47 7 121,26 848,82 122,28 855,96 121,98 853,86 8 125,35 877,45 123,25 862,75 122,95 860,65 TB 76,89 538,21 78,36 548,53 78,03 546,19

Cụ thể, ở lô đối chứng lượng thức ăn thu nhận của gà ở tuần tuổi thứ nhất là 19,26 g/con/ngày tương ứng 134,82 g/con/tuần, các tuần 3, 5, 7 lần lượt là 51,15 g/con/ngày và 358,05 g/con/tuần, 89,72 g/con/ngày và 628,04 g/con/ngày, 121,26 g/con/ngày và 848,82 g/con/tuần, đến tuần tuổi thứ 8 là 125,35 g/con/ngày và 877,45 g/con/tuần. Ở lô sử dụng 5% chế phẩm lượng thức ăn thu nhận ở tuần tuổi thứ nhất của đàn gà là 17,21 g/con/ngày tương ứng 120,47 g/con/tuần, các tuần tuổi 3, 5, 7 lần lượt là 52,12 g/con/ngày và 364,84 g/con/tuần, 94,89 g/con/ngày và 664,23 g/con/tuần, 122,28 g/con/ngày và 855,96 g/con/tuần. Đến tuần tuổi thứ 8 là 123,25 g/con/ngày và 862,75 g/con/tuần. Lô sử dụng 7% chế phẩm tương ứng là 17,11 g/con/ngày và 119,77 g/con/tuần ở tuần thứ nhất, 51,92 g/con/ngày và 363,44 g/con/tuần ở tuần thứ 3, 93,89 g/con/ngày và 657,23 g/con/tuần ở tuần tuổi thứ 5, 121,98 g/con/ngày và 853,86 g/con/tuần ở tuần tuổi thứ 7 và 122,95 g/con/ngày và 860 g/con/tuần ở tuần tuổi thứ 8.

Khi so sánh giữa lơ thí nghiệm và lô đối chứng chúng tôi thấy lượng thức ăn thu nhận của gà lô đối chứng thấp các lơ thí nghiệm, điều này thể hiện rõ từ tuần tuổi thứ tư, mặc dù ở tuần đầu lô đối chứng cao hơn. Trung bình lượng thức ăn tiêu thụ ở lô đối chứng 538,21 g/con/tuần, lô sử dụng 5% chế phẩm là 548,53 g/con/tuần và 546,19 g/con/tuần ở lô sử dụng 7% chế phẩm. Khi phân tích bằng thống kê chúng tôi nhận thấy sự sai khác về lượng thức ăn thu nhận giữa lô đối chứng với lô sử dụng 5% chế phẩm và giữa lô đối chứng với lô sử dụng 7% chế phẩm là có ý nghĩa (P < 0,05), còn sự sai khác về lượng thức ăn thu nhận giữa lô sử dụng 5% chế phẩm với lơ sử dụng 7% chế phẩm là khơng có ý nghĩa (P > 0,05). Chứng tỏ việc sử dụng chế phẩm PX- Aqua vào khẩu phần ăn của gà thí nghiệm đã làm tăng lượng thức ăn thu nhận của đàn gà từ đó hiệu quả sử dụng thức ăn sẽ cao hơn, bởi vì chế phẩm này khơng những đáp ứng đầy đủ về protein, năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết mà nó cịn có tính ngon miệng phù hợp với khẩu vị của đàn gà, do

đó đàn gà tăng trọng nhanh hơn và cao hơn. Điều này cũng khẳng định chế phẩm PX-Aqua đảm bảo sự cân bằng các chất dinh dưỡng. Tuy nhiên lô sử dụng 5% chế phẩm có hiệu quả hơn lơ sử dụng 7% chế phẩm. Vấn đề này sẽ được chúng tôi giải thích rõ hơn trong phần sau.

4.1.4 Hiệu quả của việc sử dụng thức ăn và chi phí thức ăn cho 1 kg tăng trọng tăng trọng

Để đánh giá hiệu quả kinh tế trong chăn ni gia cầm người ta cịn sử dụng chỉ tiêu hiệu quả sử dụng thức ăn hay hiệu quả chuyển hóa thức ăn. Theo Chamber và cộng sự (1984) [43] thì hiệu quả sử dụng thức ăn được định nghĩa là mức độ tiêu tốn thức ăn cho một đơn vị sản phẩm. Hiệu quả sử dụng thức ăn là một chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật quan trọng trong chăn ni nói chung. Đặc biệt đối với giống gà hướng thịt thì tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng trọng có ý nghĩa rất lớn khi đánh giá sức sản xuất thịt của gia cầm. Các nhà khoa học đã xác định được hệ số tương quan di truyền giữa tốc độ sinh trưởng và hiệu quả của việc sử dụng thức ăn có giá trị âm và biến động trong khoảng 0,2-0,8. Còn hệ số tương quan di truyền giữa khối lượng cơ thể và tốc độ tăng trọng với khối lượng thức ăn tiêu thụ là rất cao r = 0,5 – 0,9. Trong thực tế gà có tốc độ tăng trọng càng cao thì hiệu quả chuyển hóa thức ăn cao hơn, có nghĩa là tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng trọng càng thấp. Trong thí nghiệm này chúng tôi đánh giá hiệu quả của việc sử dụng chế phẩm PX-Aqua vào khẩu phần ăn của gà thí nghiệm đồng thời tính chi phí thức ăn cho 1kg tăng trọng. Kết quả được trình bày ở bảng 4.5.

Qua bảng 4.5 chúng tôi thấy: ở tất cả các lô tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng trọng tăng dần qua các tuần tuổi. Nói cách khác hiệu quả sử dụng thức ăn của đàn gà giảm dần qua các tuần tuổi dẫn đến chi phí thức ăn cũng giảm dần qua các tuần tuổi. Tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng trọng ở hai lơ thí nghiệm thấp hơn lô đối chứng.

Một phần của tài liệu ch3025 8uOTX 20131209022604 7 (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)