KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu ch3025 8uOTX 20131209022604 7 (Trang 46 - 48)

- Nhỏ mắt, mũi, miệng 3 giọt/con 2g/lít nước uống.

4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG CHẾ PHẨM PX-AQUA

ĐẾN GÀ LƯƠNG PHƯỢNG

4.1.1 Khối lượng cơ thể gà qua các tuần theo dõi

Khối lượng cơ thể là chỉ tiêu quan trọng trong chăn nuôi gia cầm, đặc biệt đối với chăn nuôi gà thịt. Đây không những là chỉ tiêu có ý nghĩa kinh tế mà nó cịn phản ánh sức sản xuất thịt của gia cầm. Khối lượng gà phụ thuộc vào khả năng tăng trọng của cơ thể. Khả năng tăng trọng của cơ thể lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chất lượng con giống, lứa tuổi, tính biệt…

Một yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tăng trọng của gà đó là chất lượng thức ăn. Đàn gà chúng tơi đưa vào thí nghiệm được ni bằng thức ăn của hãng JAFA Comfeed thích hợp theo từng tuần tuổi đồng thời có sử dụng chế phẩm PX-Aqua với tỷ lệ 5% và 7% đảm bảo nhu cầu về năng lượng và dinh dưỡng. Đàn gà được lựa chọn có độ đồng đều cao cả về khối lượng cũng như tỷ lệ trống mái. Chúng tôi theo dõi khả năng tăng trọng của đàn gà Lương Phượng đến tuần tuổi thứ 8.

Để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng chế phẩm PX-Aqua đến khả năng sinh trưởng của gà thí nghiệm, chúng tơi tiến hành theo dõi khả năng tăng trọng của gà qua các tuần tuổi. Kết quả được trình bày ở bảng 4.1.

Qua bảng 4.1 chúng tơi thấy: khối lượng cơ thể gà thí nghiệm tăng dần qua các tuần tuổi. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật sinh trưởng phát triển của gia cầm. Tuy nhiên, khối lượng cơ thể gà ở lô đối chứng là thấp nhất, sau đó đến lơ thí nghiệm có sử dụng 5% chế phẩm PX-Aqua, cao nhất ở lơ thí nghiệm sử dụng 7% chế phẩm PX-Aqua. Qua bảng chúng tôi cũng nhận thấy, gà có tốc độ tăng trọng nhanh từ tuần tuổi thứ 4 trở đi và tăng cao từ tuần thứ 6. Giữa các tuần khối lượng trung bình tăng trên dưới 300 g/con. Nguyên nhân là do từ thời điểm này lượng thức ăn thu nhận của gà tăng lên

và q trình chuyển hóa thức ăn cũng tăng lên. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật sinh trưởng và phát triển của gia cầm.

Cụ thể: ở lô đối chứng khối lượng cơ thể gà ở tuần tuổi thứ nhất là 118,78 g/con, các tuần tuổi thứ 3, 5, 7 lần lượt là 448,24 g/con, 942,56 g/con và 1542,93 g/con. Khối lượng cơ thể gà đạt cao nhất ở tuần tuổi thứ 8 là 1793,35 g/con. Ở lô sử dụng 5% chế phẩm khối lượng cơ thể gà ở tuần tuổi thứ nhất đạt 125,18 g/con, tuần thứ 3, 5, 7 tương ứng là 459,24 g/con, 1002,49 g/con và 1650,53 g/con. Khối lượng cơ thể gà đạt cao nhất ở tuần tuổi thứ 8 là 1938,35 g/con. Lơ thí nghiệm sử dụng 7% chế phẩm cho khối lượng cơ thể gà ở tuần tuổi thứ nhất là 126,13g/con, các tuần tuổi thứ 3, 5, 7 tương ứng là 462,20 g/con, 1009,05 g/con và 1320,67 g/con. Khối lượng cơ thể gà đạt cao nhất ở tuần tuổi thứ 8 là 1985,21 g/con.

So với lô đối chứng, khối lượng cơ thể gà ở lơ có sử dụng 5% chế phẩm tăng 145 g/con, lô sử dụng 7% chế phẩm tăng 191,86 g/con ở tuần tuổi thứ 8. Khi phân tích thống kê chúng tơi nhận thấy, sự sai khác về khối lượng cơ thể gà qua các tuần tuổi ở lô đối chứng so với các lơ có sử dụng chế phẩm PX- Aqua là có ý nghĩa (P < 0,05). Chứng tỏ việc sử dụng chế phẩm PX-Aqua trong khẩu phần ăn có ảnh hưởng nhất định đến tăng trọng của đàn gà. Khối lượng cơ thể gà ở tuần thứ 8 ở lô sử dụng 7% chế phẩm tăng 48,86 g/con so với lô sử dụng 5% chế phẩm, tuy nhiên khi phân tích bằng thống kê chúng tơi thấy sự sai khác này khơng có ý nghĩa (P > 0,05).

Những nhận xét này được thể hiện rõ hơn trên đồ thị 4.1 dưới đây. Nhìn vào đồ thị chúng tôi thấy sự chênh lệch về khối lượng cơ thể gà giữa lơ đối chứng với hai lơ thí nghiệm bắt đầu thể hiện rõ ở tuần tuổi thứ 4, đến tuần tuổi thứ 8 sự chênh lệch này khá rõ ràng không chỉ giữa lô đối chứng với các lơ thí nghiệm mà cịn giữa hai lơ thí nghiệm (sử dụng 5% và 7% chế phẩm.

Một phần của tài liệu ch3025 8uOTX 20131209022604 7 (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)