Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh phong trào hợp tác hóa ở Hà Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh hà nam lãnh đạo phong trào hợp tác hóa từ năm 1958 đến năm 1965 (Trang 90 - 93)

1 Kế hoạch giá trị sản lượng TCN trong năm 963 là 3.000.000 đồng trong đó kế hoạch 9 tháng đầu năm là 9.527.960 đồng Thực hiện kế hoạch của ngành thủ công nghiệp 9 tháng đầu năm đạt

3.1.1. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh phong trào hợp tác hóa ở Hà Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ.

có những bước phát triển mạnh mẽ.

Sau năm 1954, cách mạng Việt Nam bước sang giai đoạn mới với hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. Hai nhiệm vụ cách mạng ấy có mối quan hệ gắn bó mật thiết

chắc cho thắng lợi của cách mạng miền Nam. Muốn vậy cần phải huy động được nguồn sức mạnh tập thể trong nhân dân cả nước. Thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng về xây dựng vận động quần chúng nhân dân đi vào con đường làm ăn tập thể thông qua việc phát động phong trào hợp tác hóa, Đảng bộ Hà Nam đã tích cực chỉ đạo nhân dân trong tỉnh thực hiện thắng lợi nhiệm vụ hợp tác hóa. Trong suốt q trình lãnh đạo nhân dân trong tỉnh thực hiện cải tạo XHCN và phát triển kinh tế đảng bộ Hà Nam ln coi coi hợp tác hóa là khâu chính trong sợi dây

chuyền cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội, là một vấn đề cấp thiết phải khắc phục mọi khó khăn để hồn thành nhiệm vụ. Đảng bộ tỉnh đã đưa ra nhiều nghị quyết, mở nhiều đợt giáo dục tư tưởng cho nhân dân, tích cực vận động quần chúng nhân dân tham gia vào hợp tác xã.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ phong trào hợp tác hóa đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Đầu năm 1958 tồn tỉnh mới có 2 hợp tác xã Thuỵ Xuyên, Liên An đạt tỷ lệ 0,00043%. Đến tháng 6/1958 phát triển thêm 11 hợp tác xã tỷ lệ 0,048%. Cuối năm 1958 tồn tỉnh đã có 105 hợp tác xã gồm trên 2000 nông hộ tỷ lệ 2,12%.

Những năm 1959-1960 phong trào chuyển từ tổ đổi công lên xây dựng HTX diễn ra sôi động ở hầu khắp các địa phương trong tỉnh. Đa số nông dân đều hăng hái, tự nguyện góp ruộng, trâu bị, cày bừa và công cụ sản xuất để gia nhập HTX. Chỉ trong 6 tháng đầu năm 1959 tồn tỉnh có tới 75% số nơng hộ vào đổi cơng, 27,5% là thường xun có bình cơng chấm điểm. Hợp tác xã đạt tới 549 cơ sở, trong 131 xã của tổng số 133 xã số nông hộ vào hợp tác xã lên tới 18.850 hộ tỷ lệ 18,38% [6,3]. Đặc biệt là bước sang năm 1960, phong trào vận động quần chúng tham gia vào HTX đã có bước phát triển mạnh mẽ. Kết quả đến cuối năm 1960, Hà Nam đã căn bản hoàn thành xây dựng các hợp tác xã trong toàn tỉnh và đưa được một số HTX lên bậc cao. Tổng số HTX nông nghiệp đã xây dựng được là 1.145 HTX trong đó có 1.112 HTX bậc thấp và 33 HTX bậc cao (chiếm tỷ lệ 2,8%), thu hút được 89.717 hộ tham gia vào HTX nông nghiệp. Quy mô HTX được mở rộng, số xã viên bình quân trong một HTX tăng từ 37 xã viên năm 1958 lên đến 78 xã viên năm 1960 [81,41- 43].

Phong trào vận động nông dân tham gia vào các HTX nơng nghiệp cịn phát triển mạnh ở vùng công giáo thu hút 79% các hộ công giáo vào hợp tác xã. Trong tồn

tỉnh có 998 hợp tác xã ở 613 thơn, 133 xã trong đó có 24 HTX cơng giáo, 130 HTX có lẫn người theo đạo công giáo với người không theo đạo.

Trong phong trào hợp tác hóa ở nơng thơn cùng với HTX nơng nghiệp việc vận đông nhân dân tham gia vào HTX mua bán và HTX vay mượn cũng diễn ra sôi nổi. Mỗi xã viên hợp tác xã nông nghiệp đồng thời là xã viên của HTX mua bán và HTX vay mượn. Vì vậy chỉ sau ba năm cải tạo HTX mua bán và HTX vay mượn đã có mặt ở 133 xã trong tỉnh thu hút 81 % nông dân đã tham gia vào hai tổ chức HTX. Việc vận động thợ thủ công tham gia vào các hợp tác xã, tổ cung tiêu đạt được kết quả to lớn, trên 90% thợ thủ cơng đã gia nhập vào các hình thức HTX thủ cơng nghiệp. Đã vận động được 2.635 tiểu thương chiếm tỷ lệ 79,4% trong tổng số hộ tiểu thương tham gia vào các hợp tác xã thơng qua các hình thức mua chung, bán chung, bán riêng, mậu dịch sử dụng, trong đó có 1.006 người tham gia vào 306 tổ mua chung bán chung [81,45]

Bước sang thời kỳ thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961- 1965) thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng về hoàn thành việc cải tạo quan hệ sản xuất, đưa HTX bậc thấp lên bậc cao. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, phong trào hợp tác hóa được củng cố và tăng cường bên cạnh việc chuyển các HTX từ bậc thấp lên bậc cao cũng thì việc vận động nhân dân tham gia vào các HTX vẫn được chú ý. Thông qua phong trào thi đua với HTX Đại Phong trong nơng nghiệp đã khích lệ nhân dân trong các hợp tác xã thi đua sản xuất, xây dựng HTX vững mạnh. Trong đợt I phong trào thi đua với HTX Đại Phong tính đến 31/7/1961 tồn tỉnh đã có trên 92,2% số hộ nơng dân vào hợp tác xã nông nghiệp. 91% vào hợp tác xã tín dụng, 86% vào hợp tác xã mua bán... Số hợp tác xã bậc cao lên tới 109 HTX đạt tỷ lệ 17,2%. Hợp tác xã với quy mơ lớn đã có 3 hợp tác xã tồn xã, 505 hợp tác xã tồn thơn, so với tỷ lệ 666 thôn đã đạt 75,82%, vượt kế hoạch cả năm của Trung ương là 5,82%. HTX toàn xã lớn nhất là Mộc Bắc với 1.137 hộ như Mộc Bắc, hợp tác xã trên 600 hộ như Thanh Nguyên, 900 hộ như Khả Phong và hợp tác xã tồn thơn trên 300 hộ như Thọ Lão, Hoàng Tây.[12,6]

Đặc biết là từ năm 1962, thông qua cuộc vận động cải tiến quản lý, cải tiến kỹ thuật trong các HTX đã có tác dụng tích cực trong việc hồn thiện quan hệ sản xuất mới. Thông qua cuộc vận động đã phát triển thêm được xã viên tham gia vào các HTX và nâng cao chất lượng hoạt động của các hợp tác xã. Kết thúc vòng I cuộc vận

động cải tiến quản lý, cải tiến kỹ thuật phong trào hợp tác hóa đã thu hút trên 98% nơng dân tham gia vào HTX nông nghiệp, trên 92% thợ thủ công đã gia nhập vào các HTX thủ công nghiệp. Số HTX bậc thập chuyển lên bậc cao được nâng lên. Cho đến năm 1964 số HTX nông nghiệp bậc cao chiếm 52,7% và 22,4% HTX thủ công nghiệp bậc cao. Những kết quả đạt được trong phong trào hợp tác hóa trong những năm 1958-1965 là cơ sở nền tảng để Hà Nam tiếp tục thực hiện vai trò hậu phương vững chắc trong những năm tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh hà nam lãnh đạo phong trào hợp tác hóa từ năm 1958 đến năm 1965 (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)