1 Kế hoạch giá trị sản lượng TCN trong năm 963 là 3.000.000 đồng trong đó kế hoạch 9 tháng đầu năm là 9.527.960 đồng Thực hiện kế hoạch của ngành thủ công nghiệp 9 tháng đầu năm đạt
3.2.1. Phát động phong trào hợp tác hóa xây dựng nền kinh tế tập thể là một q trình lâu dài khơng thể nóng vội.
q trình lâu dài khơng thể nóng vội.
Xây dựng nền kinh tế tập thể mà nòng cốt là phát triển các hợp tác xã ở Việt Nam nói chung và Hà Nam nói riêng xuất phát từ một nền kinh tế nơng nghiệp cịn lạc hậu, sản xuất nhỏ lẻ manh mún, công cụ sản xuất thô sơ, phương pháp canh tác lạc hậu, trình độ nhận thức cịn chưa cao địi hỏi cần phải có một thời gian nhất định. Đó là một q trình lâu dài để từng bước cải tạo quan hệ sản xuất chuyển dần từ quan hệ sản xuất lạc hậu sang quan hệ sản xuất tiên tiến, chuyển từ một nền kinh tế lạc hậu sang một nền kinh tế hiện đại, từ nền sản xuất nhỏ với sở hữu cá thể là chủ yếu sang nền sản xuất lớn với sở hữu chủ yếu là nhà nước và tập thể. Trong điều kiện người nông dân Việt Nam quen với lối sản xuất nhỏ lẻ, khơng địi hỏi sự quản lý nghiêm khắc và khoa học, nên đã quen với lối làm ăn vô tổ chức và tùy tiện. Để người nơng dân quen với lối sản xuất tập thể địi hỏi phải có thời gian để người nơng dân làm quen, thích nghi với lối sản xuất mới.
Ngay từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II (1950), khi bàn về đường lối phát triển CNXH ở Việt Nam, Trung ương Đảng đã xác định muốn tiến lên CNXH nước Việt Nam phải trải qua 3 giai đoạn. Thời gian cải tạo xã hội chủ nghĩa ở nước ta rất lâu dài: Ở nước ta, thời gian chuẩn bị đó, so với các nước dân chủ nhân dân khác, nhất định sẽ lâu hơn, vì ta phải kiến quốc trên cơ sở một nước nông nghiệp lâu năm bị đế quốc thống trị, tàn phá… Nước ta lại là một nước nông nghiệp, kỹ nghệ không phát triển. Muốn mau phát triển kỹ nghệ, xóa bỏ di tích phong kiến và nửa phong kiến, thế tất phải khuyến khích tư sản dân tộc kinh doanh và giúp đỡ tư bản tư nhân phát triển trong một thời gian khá lâu. Đồng thời kiểm soát và tiết chế họ, đưa họ vào
con đường phát triển theo lối tư bản nhà nước. Khơng thể nói đến cải tạo xã hội, xóa bỏ mọi hình thức bóc lột ngay.[95, 93]
Tuy nhiên sau cải cách ruộng đất, do nhận thực giản đơn về tập thể hóa về con đường đi lên CNXH cho rằng phát triển quan hệ sản xuất đi trước mở đường cho sự phát triển của lực lượng sản xuất, không nắm vững được mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất chỉ trong một thời gian ngắn, quan hệ sản xuất đã thay đổi từ nên kinh tế cá thể đã chuyển sang nền kinh tế tập thể. Đến cuối năm 1960, sự nghiệp cải tạo quan hệ sản xuất đã căn bản hoàn thành. Nền kinh tế về cơ bản chỉ cịn hai hình thức là quốc doanh và tập thể. Với việc chuyển HTX nông nghiệp từ bậc thấp lên bậc cao tàn dư cuối cùng của chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất đã bị xóa bỏ. HTX nơng nghiệp bậc cao là tổ chức kinh tế mang tính chất hồn tồn XHCN nhưng ý thức tư hữu vẫn còn tồn tại, dẫn đến hậu quả là xây dựng một quan hệ sản xuất mới trên nền tảng lực lượng sản xuất lạc hậu dẫn đến tình trạng nơng dân bỡ ngỡ, lúng túng với phương thức làm ăn mới. Người nông dân chưa quen với phương thức làm ăn tập thể, tư tưởng tư hữu vẫn cịn nặng nề, điều này đã làm cho người nơng dân mất tính tự giác, tích cực trong các HTX. Nhiều HTX, nhiều cá nhân khi vào HTX năng suất lao động không cao hơn so với trước đây khi làm cá thể. “Điển hình như ở xã Mạnh Tiến, HTX thơn Giai Đông vụ chiêm 1960 chỉ đạt năng suất mỗi sào 25kg trong khi đó bên ngồi bình qn được 60kg. Làng có nghề làm đậu phụ khi cịn kinh doanh riêng lẻ mỗi tấn lãi được 300đ nhưng khi hợp tác xã thống nhất kinh doanh làm 2 tấn chỉ được lãi 200đ. Khi chưa vào HTX mỗi tháng làm đậu hết 1 tấn đậu những khi vào HTX mỗi tháng chỉ họp đóng 600 cân cũng khơng làm kịp, có tháng chỉ làm được 250 – 300 cân. [10,2]
Có người khi làm riêng lẻ thì gánh được 60- 70kg thóc vào hợp tác xã chỉ gánh 30- 40kg; lúc làm riêng lẻ gặt từ sào đến 2 sào/ngày nhưng khi vào HTX chỉ gặt trên dưới 1 sào. Hợp tác xã ở Hồn Dương năng suất gặt lúa khơ, đồng gần cũng chỉ được 6-7 miếng/1 ngày, có người tát nước cả ngày khơng được nước, tát hôm trước hôm sau đã cạn, làm cỏ chỉ làm kỹ chung quanh, cấy dầy cũng chỉ cấy dầy chung quanh (Bác Khe) gánh phân ai cũng tranh nhau chạy trước ném ngay bờ ruộng… lúa đổ thối khơng có người gặt (Tiên Tân, Tiên Nội, ruộng người ngoài cấy xong mà ruộng hợp tác xã chưa cấy được (Trung Lý). [10,33]
Nhiều nơi cịn có tính trạng thua lỗ điển hình như vụ sản xuất Đơng Xn năm 1959 chỉ tính trong 17 HTX thì có 2 HTX chi phí sản xuất từ 24% đến 27%, 7 HTX từ 50 đến 60%, 4 HTX từ 70% đến 80%, 2 HTX trên 90% và 2 HTX trên 100% (Bạch Xá 140%, HTX Quỳnh Chân tiệu thụ hết 558kg phân cho một mẫu ruộng nhưng chỉ thu về được 600kg thóc cho một mẫu). Những HTX chi phí trên 50% nếu trả hết nợ thì cơng lao động chi được từ 1-2kg thóc (Cao, Nơi Kiều). Những HTX chi phí sản xuất trên 70% thì mỗi cơng lao đồng chỉ được 1-2 lạng. Những HTX chi phí q 80% thì số cịn lại khơng đủ chiếu cố hoa lợi ruộng đất. Trong 17 HTX được thống kê có HTX sử dụng phân hoá học hết 4.000kg, tỷ lệ 9%, 8 HTX từ 11,9% đến 20%, 4 HTX từ 25 đến 30%, 4 HTX từ 37% đến 47% làm cho thực thu của HTX sút kém khá nhiều, ảnh hưởng đến đời sống xã viên. Để đảm bảo thu nhập cho xã viên, bồi dưỡng sức lao động và đẩy mạnh sản xuất, một số huyện uỷ đã phải cho đa số HTX chịu lại toàn bộ hoặc 1 phần số nợ thóc phần của Nhà nước, có HTX cịn đem chia cả cổ phần kinh phí sản xuất cho xã viên. Trong 32 HTX quản lý sản xuất Đông Xuân của Duy Tiên, 9 HTX nợ trên 10 tấn thóc (Quỳnh Chân – Đô Lương) 6 HTX nợ lại 4.000kg đến 7.000kg, còn lại để nợ từ 2000- 3.600kg.[4,13 ]
Phương thức làm ăn tập thể với cách tổ chức và quản lý được mô phỏng theo kiểu cơng nghiệp đã chia cắt q trình sản xuất nơng nghiệp ra thành các công đoạn, người lao động tách rời khỏi kết quả sản xuất cuối cùng, dẫn đến tâm lý làm đủ công mà không cần quan tâm tới kết quả cuối cùng dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp. Hình ảnh người nơng dân sáng sớm đã vác cày, vác cuốc ra đồng, tối mịt mới về nhà, khi rảnh rỗi thì cũng làm thêm các nghề phụ để đảm bảo cho kinh tế gia đình được thay thế bằng hình ảnh người nơng dân sáng đi làm theo kẻng, nghỉ làm việc theo kẻng. Trước đây họ là chủ nhân của mảnh ruộng thì nay họ trở thành cơng nhân trên chính mảnh ruộng của mình. Hợp tác xã từ chỗ là hình thức kinh tế ưu việt trở thành bộ máy cồng kềnh, quan liêu hạn chế sức phát triển của nền kinh tế dẫn đến hiệu quả kinh tế khơng cao.
Q trình đi lên CNXH ở Việt Nam là một quá trình lâu dài và phải trải nhiều bước phát triển nhằm từng bước phát triển lực lượng sản xuất tiên tiến trên cơ sở đó mà dần dần xây dựng và hồn thiện quan hệ sản xuất cho phù hợp với lực lượng sản xuất. Kinh tế tập thể chỉ có thể xây dựng thành công khi lực lượng sản xuất đã phát
triển và trên nền tảng lực lượng sản xuất ấy mới có thể xây dựng được quan hệ sản xuất mới .