Chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh trong việc thực hiện nhiệm vụ hợp tác hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh hà nam lãnh đạo phong trào hợp tác hóa từ năm 1958 đến năm 1965 (Trang 58 - 71)

2 Hợp tác xã Tiên Hương tổng kết lãng phí vụ mùa tới 1000 cơng lao động vì đi muộn về sớm, để lúa cho thiếu nhi đập lãng phí tới 8 tạ thóc, hợp tác xã Duy Minh khơng dũ thóc rơm ướt cứ đem ra

2.2.1. Chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh trong việc thực hiện nhiệm vụ hợp tác hóa

Kết thúc ba năm cải tạo XHCN đối với các thành phần kinh tế, phong trào tập thể hóa, hợp tác hóa ở Hà Nam đã căn bản hồn thành với hơn 90% hộ nông dân tham gia vào HTX và đưa một bộ phận lên HTX bậc cao. Đây là tiền đề để Hà Nam tiến hành xây dựng và phát triển HTX từ bậc thấp lên bậc cao trong những năm 1961- 1965.

Căn cứ vào thực tế phong trào HTX trong toàn tỉnh, quán triệt chủ trương, đường lối của Đại hội Đảng lần thứ III vào thực tiễn phong trào cách mạng địa phương. Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ IV (vòng 2) diễn ra (từ ngày 20/02-01/3/1961) đã đề

ra phương hướng nhiệm vụ năm 1961, năm đầu thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất và những năm tiếp theo là: đẩy mạnh sản xuất nơng nghiệp một cách tồn diện, mạnh mẽ và vững chắc, mà trọng tâm là bảo đảm tự túc lương thực, nâng cao một bước đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Đảng bộ đề ra những chỉ tiêu đối với công tác phát triển và củng cố HTX trong năm 1961 là: củng cố và nâng cao trình độ quản lý mọi mặt bảo đảm 100% lập được kế hoạch cả năm, đưa 25-30% bậc thấp lên bậc cao, vận động 100% xã viên vào HTX mua bán, HTX tín dụng… [59,113-114]

Thực hiện Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị về nhiệm vụ phương hướng phong trào hợp tác hố nơng nghiệp, Đảng bộ tỉnh khẳng định tích cực củng cố và phát triển HTX, tăng cường sản xuất về mọi mặt, lấy việc mở rộng quy mô HTX và phát triển sản xuất làm nhiệm vụ trung tâm đồng thời tiến hành đưa HTX bậc thấp lên bậc cao: “Năm 1961 cần phải tích cực phát huy thắng lợi căn bản hồn thành hợp tác hoá bậc thấp và thắng lợi kế hoạch 3 năm, ra sức củng cố và phát triển hợp tác xã, đẩy mạnh sản xuất; lấy việc củng cố hợp tác xã, tăng cường quan hệ sản xuất mới bằng cách tăng cường lực lượng hợp tác xã về mọi mặt, mở rộng thêm quy mô hợp tác xã và phát triển sản xuất làm nhiệm vụ trọng tâm. Đồng thời hồn thành tổ chức nơng dân vào hợp tác xã, đưa một bộ phận hợp tác xã từ bậc thấp lên bậc cao; trên cơ sở đó động viên mọi người phấn đấu thực hiện tốt kế hoạch năm 1961, phát triển sản xuất nơng nghiệp tồn diện mạnh mẽ và vững chắc, phát triển mọi mặt cơng tác văn hố, xã hội, cải thiện thêm một bước đời sống quần chúng, tạo cơ sở liên kết nông thôn tồn diện, làm cho nơng nghiệp thật sự là cơ sở cho cơng nghiệp hố xã hội chủ nghĩa và kế hoạch hoá nền kinh tế quốc dân, góp phần xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội.[46,2]

Trong công tác củng cố hợp tác xã nội dung chủ yếu là cải tiến nông cụ, cải tiến kỹ thuật đẩy mạnh sản xuât làm cho thu nhập xã viên tăng hơn trước và tăng tư liệu sản xuất của hợp tác xã, đồng thời cải tiến và nâng cao trình độ quản lý hợp tác xã. Năm đầu tiên của kế hoạch 5 năm, công tác phát triển xã vẫn được coi trọng tuy không mở thành một đợt rầm rộ. Việc đưa HTX lên bậc cao phải được tiến hành thận trọng, khơng vội vàng ở những thơn q lớn có nhiều hợp tác xã thì khơng nhất thiết phải hợp ngay cả mà có thể hợp vài ba cái làm một, sau này khi có đủ điều kiện tiến lên hợp tồn thơn là một hợp tác xã. Những thơn nhỏ ở liền nhau nếu có đủ

3 điều kiện thì cũng có thể hợp một số thơn vào làm một hợp tác xã. Trong ba điều kiện để tiến hành xây dựng HTX bậc cao thì điều kiện tăng năng suất là điều kiện quan trọng nhất.

Thực hiện Nghị quyết hội nghị Trung ương lần thứ 5 (7/1961) về vấn đề phát triển nông nghiệp trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, Hội nghị Tỉnh ủy mở rộng (tháng 9/1961) đã kiểm điểm tình hình hợp tác hố nơng nghiệp và sản xuất nông nghiệp trong 3 năm cải tạo, bàn nhiệm vụ, phương hướng phát triển nông nghiệp của Hà Nam trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất.

Tỉnh ủy nhận định sau 3 năm cải tạo phong trào hợp tác hóa trong tồn tỉnh có 92,2% nơng hộ đã tham gia hợp tác hố, với trên 80% diện tích ruộng đất, trong đó hợp tác xã bậc cao có 17,2% nơng hộ, quy mơ bình qn hợp tác xã là 90 hộ, có 505 hợp tác xã tồn thơn chiếm 75,81% so với số thơn trong tỉnh và 3 hợp tác xã thí điểm với quy mơ tồn xã. Hợp tác xã nghề cá đã có 34% ngư dân tham gia. Phong trào hợp tác hoá trong tỉnh đã phát triển nhanh, lành mạnh, qua lao động sản xuất tập thể, đấu tranh chống thiên tai, phong trào đã được rèn luyện thử thách ngày càng củng cố và có nhiều tiến bộ. Nhiều hơp tác xã mới quản lý hai, ba vụ tuy có nhiều khó khăn nhưng hầu hết các hợp tác xã đã bước đầu phát huy tính hơn hẳn so với sản xuất cá thể, đã có tác dụng rõ rệt thúc đẩy phong trào cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất, tăng vụ, khai hoang và phát triển nơng nghiệp tồn diện.

Bên cạnh những thắng lợi đó, phong trào hợp tác hố nông nghiệp chưa thật vững, phong trào còn nhiều khuyết điểm, nhược điểm, nhiều vấn đề tồn tại chưa được giải quyết.

+ Việc quản lý hợp tác xã tuy có tiến bộ hơn trước nhưng cịn kém, trình độ làm kế hoạch sản xuất và tổ chức lao động cịn thấp, quản lý tài chính cịn lúng túng, tình trạng lãng phí tham ơ cịn khá phổ biến, ý thức chấp hành kế hoạch Nhà nước cịn nhiều thiếu sót, tác phong mệnh lệnh, quan liêu thiếu dân chủ khá phổ biến trong quản trị, thậm chí có nơi nghiêm trọng.

+ Việc chấp hành đường lối phương châm, chính sách hợp tác hố và nguyên tắc phân phối xã hội chủ nghĩa và việc giáo dục tư tưởng trong hợp tác xã làm chưa thật tốt. Trình độ giác ngộ xã hội chủ nghĩa và ý thức làm chủ của xã viên chưa cao.

+ Việc cải tiến cơng cụ cịn yếu, phong trào còn lỏi chưa rộng khắp mọi nơi, các biện pháp liên hoàn thực hiện chưa đầy đủ, sơ sở vật chất kỹ thuật cịn nghèo nàn, quy mơ hợp tác xã cịn nhỏ bé.

Trên cơ sở đánh giá tình hình phong trào hợp tác hóa trong tỉnh, Tỉnh ủy khẳng định sau 5 năm phải hoàn thành việc cải tạo trong nông nghiệp “Việc củng cố và phát triển hợp tác xã sản xuất nơng nghiệp chính là xây dựng cơ sở vững chắc để thực hiện thắng lợi kế hoạch 5 năm, củng cố và tăng cường kinh tế xã hội chủ nghĩa. Hợp tác xã nông nghiệp là cơ sở sản xuất xã hội chủ nghĩa hiện nay đã chiếm trên 80% ruộng đất canh tác. Trong 5 năm phải ra sức tăng cường lực lượng hợp tác xã về các mặt kinh tế, tổ chức và tư tưởng, đồng thời hoàn thành việc cải tạo” [49,15]

Tỉnh ủy đề ra chỉ tiêu trong hai năm 1961-1962 phải tập trung lực lượng củng cố, phát triển tốt hợp tác xã quy mô từng thôn từ 150 đến 200 hộ và ổn định tổ chức, tăng cường cơ sở vật chất và kỹ thuật, cải tiến và nâng cao công tác quản lý, đẩy mạnh sản xuất. Từ năm 1963 trở đi sẽ căn cứ vào điều kiện thực tế mà mở rộng, đến năm 1965 căn bản hoàn thành đưa hợp tác xã lên bậc cao và tổ chức hợp tác xã quy mơ tồn xã.[49,15-16]

Việc đưa hợp tác xã lên quy mô lớn phải xuất phát từ yêu cầu sản xuất; hợp với trình độ quản lý của cán bộ; do quần chúng thật sự tự nguyện. Phải chuẩn bị tốt về tư tưởng, về tổ chức; tiến hành đúng thời vụ và có lãnh đạo chặt chẽ, hết sức tránh những hiện tượng gò ép, mệnh lệnh, làm lượt, làm dối, do nhận thức đơn giản chủ quan để ảnh hưởng xấu đến sản xuất, tích cực củng cố các hợp tác xã nhỏ; đồng thời áp dụng hình thức liên hợp quản lý nhằm trao đổi kinh nghiệm, điều hoà, tương trợ, phối hợp hoặc kinh doanh chung một số mặt mà một hợp tác xã nhỏ không làm nổi, đào tạo cán bộ biết cách quản lý để tiến dần lên hợp tác xã lớn một cách thuận lợi. Đối với những người cịn ở ngồi hợp tác xã phải dần dần kết nạp họ vào hợp tác xã nhưng phải bảo đảm đúng nguyên tắc tự nguyện, tránh khuynh hướng gò ép mệnh lệnh đồng thời cũng tránh thành kiến, đả kích, cơ lập họ, phải kiên nhẫn giáo dục thuyết phục họ. [49,16]

Đề ra bốn tiêu chuẩn của hợp tác xã tốt là: đoàn kết tốt; đẩy mạnh sản xuất, tăng thu nhập cho xã viên; tích luỹ vốn xây dựng hợp tác xã; làm tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước. Muốn đạt 4 tiêu chuẩn đó thì cơng tác quản lý phải tốt; cải tiến cơng cụ áp

dụng kỹ thuật phải tốt, chấp hành đúng các chính sách của Đảng và thực hiện đúng nguyên tắc tự nguyện, dân chủ nội bộ và cùng có lợi.

Khi hợp nhất nhiều hợp tác xã nhỏ lại thành lớn cần giải quyết tốt những vấn đề khác nhau về kinh tế, bảo đảm việc thanh tốn tài chính và chuyển vốn sang hợp tác xã lớn được tốt. Khi đưa hợp tác xã lên bậc cao việc cơng hữu hóa những tư liệu sản xuất chủ yếu cần phải thực hiện đúng nguyên tắc chính sách và vận dụng phù hợp với đặc điểm từng nơi. Tích cực phát triển kinh doanh tập thể là chủ yếu nhưng phải bảo đảm chính sách đối với kinh tế phụ gia đình; chấp hành đúng chính sách đất để lại cho xã viên. Thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động, kết hợp lợi ích trước mắt với lợi ích lâu dài, lợi ích hợp tác xã với lợi ích chung của tồn dân.

Những gia đình neo đơn, ít sức lao động, những gia đình liệt sỹ, thương binh, những người già cả, tàn tật phải được hợp tác xã chú ý sắp xếp việc làm và giúp đỡ về đời sống.

Sau khi hợp tác xã đã lên quy mơ tồn thơn và được củng cố, những người trước kia là địa chủ kháng chiến hay phú nông địa chủ cũ đã được kết nạp làm xã viên dự bị thì những người nào thật sự cải tạo có thể chuyển thành xã viên chính thức. Những người chưa đủ điều kiện làm xã viên có thể đưa dần vào lao động trong những hợp tác xã đã được củng cố và làm mọi nghĩa vụ như xã viên nhưng không được tham gia công việc quản lý. Những thanh niên là con cái địa chủ, phú nông cần chú ý giúp đỡ họ lao động học tập và tiến bộ.

Thi hành nghị quyết số 21-NQ/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh uỷ họp ngày 3 và 4 tháng 11 năm 1961 đã ra Nghị quyết về nhiệm

vụ củng cố hợp tác và phát triển sản xuất thủ công nghiệp, công nghiệp địa phương.

Thường vụ Tỉnh ủy nhận định để củng cố và phát triển hợp tác xã tiến tới hoàn thành cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với thủ cơng nghiệp và hồn thiện quan hệ sản xuất mới, đẩy mạnh phát triển sản xuất thủ công nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu của Nhà nước và nhân dân góp phần đẩy mạnh sự nghiệp cơng nghiệp hố xã hội chủ nghĩa. Nhiệm vụ chung của sản xuất và củng cố hợp tác xã thủ cơng nghiệp là: Trên cơ sở hồn thành thắng lợi kế hoạch Nhà nước năm 1961, dựa vào những nhân tố mới của thủ công nghiệp hợp tác xã hoá, tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua với hợp tác xã Thành Công mà ra sức phát huy những khả năng to lớn và tiềm tàng của thủ cơng nghiệp khắc phục khó khăn đẩy mạnh sản xuất phát triển với tốc độ nhanh,

mạnh và vững chắc nhằm đảm bảo phục vụ ngày càng nhiều cho nhu cầu của sản xuất nông nghiệp nhất là các công cụ cải tiến, nhu cầu về hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng và hàng xuất khẩu của nhân dân và nhà nước; hỗ trợ tích cực cho cơng nghiệp quốc doanh phát triển; ra sức cải tiến kỹ thuật, cải tiến công cụ không ngừng nâng cao năng suất lao động, phấn đấu nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Đồng thời tiếp tục hoàn thành cải tạo xã hội chủ nghĩa tích cực củng cố tăng cường lực lượng mọi mặt của hợp tác xã nhằm hoàn thiện quan hệ sản xuất mới, đảm bảo hết năm 1962 căn bản hoàn thành việc đưa hợp tác xã thủ công nghiệp lên bậc cao, mở rộng quy mô hợp tác xã ở những ngành nghề có điều kiện, tăng cường thiết bị tăng cường xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật cho hợp tác xã để đẩy mạnh sản xuất. Trên cơ sở đó mà khơng ngừng nâng cao đời sống của xã viên. [48, 6] Để hoàn thiện quan hệ sản xuất mới của ngành thủ công nghiệp, Tỉnh ủy đã đề ra những quy định cụ thể trong thực hiện củng cổ và phát triển hợp tác xã đó là: Về mở rộng quy mơ hợp tác xã, đối với những ngành nghề có sự tập trung sản xuất có thể đem lại sự hợp lý hố sản xuất, cải tiến cơng cụ, cải tiến trong dây chuyền sản xuất thì xúc tiến việc hợp nhất các cơ sở nhỏ thành quy mơ lớn trên cơ sở đó sử dụng hợp lý cơng cụ, máy móc, sức lao động để đẩy mạnh sản xuất. Còn với các ngành kinh doanh phân tán thích hợp hơn với yêu cầu sản xuất và tiêu thụ của quần chúng không đem lại sự hợp lý hoá sản xuất cải tiến kỹ thuật hoặc cơ giới hố sản xuất thì để cho họ sản xuất phân tán theo những đơn vị nhỏ như đan lát, cắt tóc, chạm bạc, thêu ren… Đối với những ngành sản xuất lớn có liên quan với nhau thì tổ chức các hợp tác xã liên ngành để có thể hỗ trợ cho nhau trong sản xuất, giúp đỡ nhau về kỹ thuật chuyên môn, vốn, dụng cụ thiết bị như ngành rèn mộc, ngành dệt vải lụa, ngành vật liệuc xây dựng…

Việc chuyển hợp tác xã từ bậc thấp lên bậc cao là một sự biến đổi về chất lượng của phong trào hợp tác hóa do đó phải đảm bảo đủ 3 điều kiện mà nghị quyết số 21 của Ban Bí thư đã quy định, nơi nào chưa đủ cần có kế hoạch tích cực giúp đỡ để tạo đủ những điều kiện đó. [48,8]

Cùng với việc mở rộng quy mô hợp tác xã và đưa hợp tác xã lên cấp cao, Tỉnh ủy chủ trương quy hoạch và phân cấp quản lý một số ngành nghề. Đối với những ngành nghề có tiền đề phát triển và ở những nơi tập trung, chuyên nghiệp, có kỹ thuật khá, ruộng đất ít, đời sống xã viên dựa vào thu nhập thủ cơng là chủ yếu thì

chuyển thành những hợp tác xã chuyên nghiệp sản xuất thủ cơng nghiệp như ngói Kim Bình, song mây Tiên Lý, khuy trai Hợp Lý, lụa Nha Xá, dệt vải Đại Hoàng, Ngọc Lũ… Với nghề rèn, xây dựng ở mỗi huyện một HTX nghề rèn và trang bị máy móc để sản xuất được những cơng cụ cải tiến kỹ thuật tương đối phức tạp, đồng thời ở mỗi hợp tác xã nông nghiệp sẽ thành lập một tổ sản xuất nông cụ để sản xuất và sửa chữa nhỏ, phục vụ kịp thời cho yêu cầu nông nghiệp của hợp tác xã, trên cơ sở đó mà hình thành màng lưới sản xuất nơng cụ từ tỉnh đến xã và hợp tác xã. [48,19]]

Bước sang năm 1962, năm thứ hai thực hiện kế hoạch 5 năm của nhà nước, . Tháng 3-1962, Hội nghị Ban chấp hành đảng bộ tỉnh đã họp bàn về phương hướng nhiệm vụ và thực hiện kế hoạch nhà nước trong năm 1962. Phương hướng phát triển trong năm 1962 là tiếp tục đẩy mạnh việc củng cố và phát triển quan hệ sản xuất mới, tập trung sức phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất; nắm vững trọng tâm là sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh hà nam lãnh đạo phong trào hợp tác hóa từ năm 1958 đến năm 1965 (Trang 58 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)