Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh hà nam lãnh đạo phong trào hợp tác hóa từ năm 1958 đến năm 1965 (Trang 38 - 41)

Đưa nông dân vào con đường làm ăn tập thể là một chủ trương lớn của Đảng trong công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc. Ngay năm đầu tiên thực hiện cải tạo các thành phần kinh tế cá thể ở nông thôn, từng bước đưa nông dân vào con đường làm ăn tập thể xây dựng HTX, một trong những công việc đươc đảng bộ Hà Nam đặc biệt coi trọng là công tác tư tưởng. Thực tế cho thấy có những cán bộ, đảng viên trong kháng chiến rất dũng cảm, hăng hái đấu tranh thì trong cuộc vận động hợp tác hóa lại lùi bước, có nơi đấu tranh khơng vào tập thể, có nơi phân tán tài sản, bán chạy trâu bị khơng đưa vào hợp tác xã. Trước tình hình đó để giáo dục tư tưởng cho quần chúng nhân dân về cải tạo nông nghiệp, nông thôn, từng bước đưa nông dân vào con đường làm ăn tập thể từ tháng 9 đến tháng 11/1958, Tỉnh ủy đã mở 29 lớp học tập cho đảng viên ở 114 chi bộ xã nhằm giáo dục, nâng cao nhận thức cho đảng viên về nhiệm vụ cách mạng CNXH ở nông thôn, giáo dục cho cán bộ đảng viên về chính sách hợp tác xã. Công tác vận động, tuyên truyền về kinh tế tập thể được đẩy

mạnh. Sau đợt học tập có 80% số đảng viên vào tổ đổi công, 400 đảng viên vận động gia đình vào HTX nơng nghiệp. Phong trào đổi cơng bình cơng, chấm điểm phát triển mạnh ở khắp các xã trong tỉnh. Ở xã hầu hết các ban, ngành, đồn thể đều tích cực tham gia tổ đổi cơng. Trong 6 tháng đầu năm đã có 4% số tổ thường xun bình cơng chấm điểm. Đến cuối năm 1958 Hà Nam xây dựng được 7.700 tổ đổi công, thu hút 76% số hộ nông dân tham gia; trong đó có 1.511 tổ đổi cơng thực hiện bình cơng chấm điểm. Ở Duy Tiên có tới 87% nơng dân tham gia vào tổ đổi cơng trong đó có 27% tổ cơng thường xun. Mộc Bắc là xã điển hình của huyện Duy Tiên với 90% số hộ tham gia trong đó có 50% tổ đổi cơng thường xun. Ở Liêm Cần (Thanh Liêm) có 85% số hộ vào tổ đổi cơng trong đó có 53% ở tổ đổi cơng thường xuyên. [75,97]

Thực hiện chủ trương về xây dựng phong trào hợp tác hóa tỉnh ủy đã ra nghị quyết 14 về phát triển hợp tác xã nông nghiệp. Thực hiện nghị quyết của Tỉnh ủy, trong năm 1958, toàn tỉnh đã triển khai 5 đợt vận động. Cuối năm 1958 Hà Nam xây dựng được 105 HTX nông nghiệp gồm 3.911 hộ xã viên (đạt 3,81% số hộ nơng dân), bình qn 37 hộ/HTX. Xu thế đi vào làm ăn tập thể đã phát triển.[75,98]

Trong cải tạo ngành thủ công nghiệp Hà Nam đã tổ chức hầu hết những người làm ăn riêng lẻ vào các tổ sản xuất các tập đoàn làm nghề như song mây, làm ngói. Năm 1958, 43,4% số thợ thủ cơng trong diện cải tạo tham gia vào các tổ sản xuất, 18,5% số thợ thủ công chuyên nghiệp tham gia vào các tổ sản xuất. Có 3.640 thuộc diện cơng nghiệp cải tạo (khơng tính người thuộc diện nơng nghiệp cải tạo) tham gia vào các tổ sản xuất thủ công nghiệp. [81,44]

Bước sang năm 1959, trên cơ sở Nghị quyết 14 và 16 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng phong trào hợp tác hóa đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Phong trào hợp tác hố nơng nghiệp đã trở thành yêu cầu rộng rãi trong quần chúng. Chỉ trong 6 tháng đầu năm 1959 tồn tỉnh có tới 75% số nơng hộ vào đổi cơng, 27,5% là thường xun có bình cơng chấm điểm. Hợp tác xã đạt tới 549 cơ sở, trong 131 xã của tổng số 133 xã (trừ Đồng Lý - Lý Nhân, Liêm Tuyền – Thanh Liêm) số nông hộ vào hợp tác xã lên tới 18.850 hộ tỷ lệ 18,38%.[6,3]

Đặc biệt trong đợt phát triển hợp tác xã mùa thu năm 1959 đã kết nạp một số lượng xã viên rộng lớn. Chỉ tính riêng trong 295 địa bàn xây dựng hợp tác xã mới khi tổ chức giáo dục cho quần chúng nhân dân về hai con đường về hợp tác xã và phong

trào tổ đổi cơng có 19.808 hộ tham gia học tập, sau khi học xong có tới 12.541 hộ xin gia nhập vào HTX, đạt tỷ lệ trên 63%, bình quân mỗi hợp tác xã mới dạt trên 36 hộ (có 2 hợp tác xã Lác Triệu, Nhật Tựu trên 100 hộ). Về quy mô tổ chức của 295 hợp tác xã: dưới 15 hộ có15 hợp tác xã, từ 16 đến 20 hộ có 23 hợp tác xã, từ 21 đến 30 hộ có 87 hợp tác xã, từ 31 đến 50 hộ 121 hợp tác xã, từ 51 hộ đến 100 hộ có 48 hợp tác xã.[6,3-4]

Nơng dân khơng những tham gia vào hợp tác xã mới mà còn tham gia vào hợp tác xã cũ. Chỉ tính riêng trong 386 hợp tác xã cũ đã kết nạp thêm được trên 7.664 hộ, bình quân mỗi hợp tác xã kết nạp trên 19 hộ, tỷ lệ phát triển thêm xã viên mới chiếm tới 19,23%, riêng kết nạp vào cũ chiếm 7,24%. Quy mơ hợp tác xã cũ có tới 25 hợp tác xã từ 100 hộ đến gần 200 hộ. Từ 200 hộ đến gần 300 có 3 hợp tác xã. Từ 300 trở lên có 2. Cộng tới 30 hợp tác xã loại lớn.[6,7]

Tính đến 30/12/1959 tồn tỉnh có 853 hợp tác xã, tổng số nơng hộ gia nhập có tới 39.085 nơng hộ, chiếm tỷ lệ 38,14%. Trong 133 xã đều đã có hợp tác xã cấp thấp, xã ít nhất là 1 hợp tác xã. Có 10 xã đã căn bản hồn thành trên 80%, 11 xã từ 60 đến gần 80%. Trong 645 thơn có tới 508 thơn có hợp tác xã, 138 thơn căn bản hồn thành hợp tác xã cấp thấp. Ở vùng cơng giáo phong trào hợp tác hóa cũng đạt được những kết quả nhất định. Trong số 161 thôn cơng giáo với 12.035 hộ thì đã có 85 thơn có hợp tác xã gồm 10 hợp tác xã cơng giáo tồn tịng, 68 hợp tác xã có cả lương và giáo. Số nông hộ gia nhập là 1.239 tỷ lệ đạt 10,29%.[6,7]

Thực hiện chủ trương của đảng bộ tỉnh về củng cố hợp tác xã tổ đổi công từ 25/12/1959 đến 15/3/1960, các HTX xã vừa tích cực sản xuất cho vụ Đông Xuân vừa tiến hành củng cố HTX. Qua đợt củng cố đã ổn định tư tưởng xã viên, tư tưởng chân trong, chân ngoài căn bản được giải quyết, số hộ xin ra khỏi HTX ngày càng ít, ở huyện Duy Tiên, Kim Bảng trong đợt củng cố khơng có hộ xã viên nào nộp đơn xin ra ngược lại người nộp đơn vào lại nhiều, có hợp tác xã nộp 40 đơn như Đồng Hoá, Phù Vân ở Thanh Sơn quần chúng đề nghị hợp tác xã mở cửa nhanh không lại dở vụ. Vấn đề đổi công đạt kết quả tương đối tốt như Duy Tiên cịn 20 thơn chưa có HTX, sau đợt củng cố đã có 19 thơn khơi phục phát triển được tổ đổi cơng; ở Lý Nhân trong 15 xã có 85 xóm chưa có HTX sau củng cố 41 xóm đã có tổ bình cơng chấm điểm, khơi phục được 405 tổ đổi cơng, trong đó có 103 tổ thường xuyên, 81 tổ bình cơng chấm điểm. Tình hình đổi cơng nói chung của tỉnh sau đợt

củng cố trong 131 xã có 3.171 tổ đổi cơng gồm 40.017 hộ tỷ lệ 64,32% và 565 tổ bình cơng chấm điểm gồm 8.914 hộ tỷ lệ 14,32%. Trong đợt củng cố toàn tỉnh đã tiến hành hợp 56 HTX nhỏ lại thành 23 HTX lớn trong 22 xã và liên 86 HTX lại thành 34 HTX trong phạm vi 1 thôn của 17 xã. Sau khi đã liên hợp lại các HTX đều tích cực đẩy mạnh sản xuất 11 xã đã tiến lên cao cấp đạt tỷ lệ 1,6%. [7,13]

Cùng với việc vận động xã viên tham gia vào phong trào hợp tác xã là vận động xã viên góp tư liệu sản xuất để cùng nhau sản xuất tập thể. Mặc dù ở một số nơi có tình trạng xã viên vào HTX nhưng vẫn để ruộng làm riêng hoặc cho người khác thuê lại nhưng đến cuối năm 1959 số ruộng đất và trâu bò góp vào HTX là 19.569 ha trong tổng số 58.3000 ha đất nông nghiệp chiếm 33,5% và 8.088 con.[81,41]

HTX mua bán đã phát triển sâu trong nhiều HTX nông nghiệp có nơi 100% hộ nơng dân lao động tham gia vào HTX bán, điển hình là Duy Tiên có 22 HTX nơng

nghiệp với 1.024 hộ đã vào HTX mua bán. Mạng lưới HTX mua bán đã phát triển rộng khắp thị trường nông thôn và trở thành một tổ chức mua bán tập thể của quần chúng lao động ở nơng thơn. Cuối năm 1959 tồn tỉnh có 52.529 xã viên HTX mua bán (đạt tỷ lệ 52,2% so với hộ nông dân) với 56.356 cổ phần. Tồn tỉnh có 79 cửa hàng mậu dịch quốc doanh, 149 cửa hàng bán lẻ, 52 trạm thu mua, 13 tổ mua và bán. HTX vay mượn đã phát triển ở cả 133 xã trong tỉnh với 25.412 người (bằng 24% tổng số hộ nông dân lao động).

Thực hiện chỉ đạo của tỉnh phong trào cải tạo thủ công nghiệp đã phát triển rộng khắp trong toàn tỉnh. Năm 1959, Hà Nam tổ chức được 7.538 thợ thủ công (58%) vào các hình thức hợp tác xã, tổ hợp tác, tập đoàn sản xuất1. [120]

Bước sang năm 1960, năm cuối cùng của kế hoạch 3 năm cải tạo XHCN đối với nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp và tư bản tư doanh, Tỉnh ủy chủ trương trong năm 1960 phải căn bản hồn thành hợp tác hóa nơng nghiệp cấp thấp và đưa một bộ phận lên cao cấp.

Thực hiện chủ trương của Đảng bộ tỉnh, phong trào hợp tác hoá đã phát triển nhanh rộng, thu hút đông đảo quần chúng nhân dân trong tỉnh tham gia. Đặc biệt là sau đợt phát triển và củng cố hợp tác xã mùa thu năm 1960 đã thu hút được đông đảo nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh hà nam lãnh đạo phong trào hợp tác hóa từ năm 1958 đến năm 1965 (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)